Nguyễn Đức Soát

Nguyễn Đức Soát
Trung tướng Nguyễn Đức Soát năm 2007
Sinh24 tháng 6, 1946 (78 tuổi)
Phú Xuyên, Hà Nội, Việt Nam
Thuộc Việt Nam
Quân chủng Không quân Nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1964 - 2008
Cấp bậc
Chỉ huyPhó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởngAnh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân

Nguyễn Đức Soát (sinh ngày 24 tháng 6 năm 1946 tại xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là Trung tướngPhó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; nguyên Tư lệnh Quân chủng Không quân (1997–1999); Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân (1999–2002). Ông từng là một phi công MiG-21 xuất sắc và được coi là một trong các át chủ bài của Không quân Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam.[1]

Chiến công

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo báo cáo của phía Quân đội nhân dân Việt Nam thì số máy bay của Không quân Hoa Kỳ bị phi công Nguyễn Đức Soát hạ trên chiếc MiG-21PFM Fishbed số hiệu 5020 là 6 (phía Hoa Kỳ xác nhận:3 chiếc F-4E, 1 chiếc F-4J, 1 chiếc A-7B).

Trong chiến đấu, phi công Nguyễn Đức Soát là sĩ quan không quân thuộc Trung đoàn Không Quân tiêm kích 927, là học trò của 2 phi công: Phạm Thanh Ngân (hạ 8 chiếc) và Nguyễn Văn Cốc (hạ 9 chiếc: 2 F-4D, 1 F-4B, 2 F-105F, 1 F-105D và 1 F-102A).

Ngày 23 tháng 5 năm 1972, ông lập chiến công lần đầu tiên khi bắn hạ chiếc A-7B Corsair II của Hải quân Hoa Kỳ bằng pháo 30mm, phi công Charles Barnett bị chết. Ngày 24 tháng 6 năm 1972, 2 chiếc MiG-21 của Nguyễn Đức Nhu và Hạ Vĩnh Thành cất cánh ở sân bay Nội Bài vào lúc 15 giờ 12 phút để đánh chặn một tốp F-4 lên không kích nhà máy gang thép Thái Nguyên. Đội hình hộ tống Mỹ nhanh chóng phản ứng và nghênh chiến. Nhưng hai chiếc MiG đó chỉ là mồi nhử, bất ngờ hai chiếc MiG-21PFM của Trung đoàn 927 xuất hiện: Nguyễn Đức Soát (biên đội trưởng hai chiếc) và Ngô Duy Thư (hộ vệ), lao tới tấn công đội hình F-4 hộ tống. Bằng quả tên lửa không đối không có đầu dẫn nhiệt R-3S Atoll, ông hạ chiếc F-4E của David Grant và William Beekman, Ngô Duy Thư cũng hạ một chiếc F-4 khác.

Ba ngày sau (ngày 27 tháng 6 năm 1972), ông cất cánh từ sân bay Nội Bài vào 11 giờ 53 phút để đánh chặn một tốp 4 chiếc F-4, biết rằng còn có 8 chiếc F-4 khác đang bay tới, nhưng họ không thể bị mắc kẹt lại ở giữa hai tốp đó. Cả hai phi công ngoặt lại, vọt lên độ cao 5000 mét và chờ đợi. Sau đó, họ phát hiện được cặp F-4 đi sau cùng. Cả Nguyễn Đức Soát và Ngô Duy Thư đều mỗi người hạ một chiếc bằng tên lửa R-3. Hai phi công Mỹ tên Miller và McDow bị bắt làm tù binh.

Ngày 26 tháng 8 năm 1972, Nguyễn Đức Soát tiếp tục lập chiến công khi bắn hạ một chiếc F-4J duy nhất của Lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam. Sĩ quan chống rađa của chiếc F-4J được cứu nhưng phi công Sam Cordova thì thiệt mạng. Nguyễn Đức Soát ghi chiến công cuối cùng của mình vào ngày 12 tháng 10 năm 1972, khi ông bắn hạ chiếc F-4E của Myron Young và Cecil Brunson (bị bắt làm tù binh).

Công tác chỉ huy

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1973, ông giữ chức đại đội trưởng lái máy bay Trung đoàn Không quân E-927 Bộ Tư lệnh Không quân, Quân chủng Phòng không Không quân.

Sau chiến tranh, ông lần lượt giữ các chức vụ:

  • Tháng 9 năm 1975, trung đoàn phó Trung đoàn Không quân E-927, Sư đoàn F-371 Quân chủng Phòng không Không quân.
  • Tháng 10 năm 1976, học tại Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô).
  • Tháng 6 năm 1980, trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân E-927, Sư đoàn F-371, Quân chủng Không quân.
  • Tháng 8 năm 1982, học tại Học viện Bộ Tổng Tham mưu Voroshilov (Liên Xô).
  • Tháng 9 năm 1984, phó sư đoàn trưởng Sư đoàn F-372 Quân chủng Không quân.
  • Từ tháng 4 năm 1990, sư đoàn trưởng Sư đoàn F-372 Quân chủng Không quân.
  • Tháng 2 năm 1993, bổ túc cán bộ cao cấp tại Học viện Chính trị Quân sự.
  • Tháng 12 năm 1993, phó Tư lệnh Quân chủng Không quân; 12.1997, Tư lệnh Quân chủng Không quân.
  • Tháng 7 năm 1999 đến tháng 3 năm 2002, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân.
  • Tháng 11 năm 2002, phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho đến khi về hưu (1.1.2008).
  • Ông được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1994, Trung tướng năm 1999.

Danh hiệu và huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1978 1982 1986 1990 1994 1999
Quân hàm Tập tin:Vietnam People's Air Force Major.jpg Tập tin:Vietnam People's Air Force Lieutenant Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Air Force Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Air Force Senior Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Air Force Major General.jpg Tập tin:Vietnam People's Air Force Lieutenant General.jpg
Cấp bậc Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng Trung tướng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ S. Sherman & Diego Fernando Zampini bài "Phi công MiG-17MiG-21, "sát thủ" diệt "F4H Con Ma", "F5 Thần Sấm""
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Như các bạn đã biết thì trong Tensura có thể chia ra làm hai thế lực chính, đó là Nhân Loại và Ma Vật (Ma Tộc)
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Akutami Gege-sensei xây dựng nhân vật rất tỉ mỉ, nhất là dàn nhân vật chính với cách lấy thật nhiều trục đối chiếu giữa từng cá thể một với từng sự kiện khác nhau
Làm thế nào để thông minh hơn?
Làm thế nào để thông minh hơn?
làm thế nào để tôi phát triển được nhiều thêm các sự liên kết trong trí óc của mình, để tôi có thể nói chuyện cuốn hút hơn và viết nhanh hơn
Download Princess Connect! Re:Dive Vietsub
Download Princess Connect! Re:Dive Vietsub
Chuyển thể từ game đi động cùng tên là câu chuyện về một anh chàng tỉnh dậy ở thế giới phép thuật không có ký ức gì và Cuộc phiêu lưu của chàng trai ấy và các nữ pháp sư xinh đẹp bắt đầu