Lê Thanh Đạo

Lê Thanh Đạo
Chức vụ
Nhiệm kỳ17 tháng 10 năm 1992 – 4 tháng 11 năm 1996
4 năm, 18 ngày
Chủ tịch nuớcLê Đức Anh
Tiền nhiệmTrần Quyết
Kế nhiệmHà Mạnh Trí
Thông tin cá nhân
Sinh20 tháng 9, 1944 (80 tuổi)
Hà Nội

Lê Thanh Đạo (sinh năm 1944) chính khách Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII, từng là một phi công lái MiG-21 của Trung đoàn Tiêm kích 927 không quân Nhân dân Việt Nam. Ông là một phi công "ách" trong Chiến tranh Việt Nam với 6 máy bay tiêu diệt được.[1]

Ông quê xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Tham gia lực lượng không quân

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1965, ông được cử đi học lái máy bay ở Liên Xô. Năm 1968, ông hoàn thành nhiệm vụ học tập trở về nước tham gia chiến đấu trong Trung đoàn Không quân Tiêm kích 921 (Sao Đỏ). Năm 1973, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Những máy bay đối phương sau đây được Không quân nhân dân Việt Nam xác nhận do ông bắn hạ:[2][3]

  • 18 tháng 12 năm 1971, một F-4D Không quân Hoa Kỳ (KQHK) (số đăng ký 06-241, phi đội máy bay chiến thuật 555, phi công Johnson, sĩ quan hệ thống vũ khí Vaughan).
  • 10 tháng 5 năm 1972, một USN F-4J (phi công Blackburn, RIO Rudloff).[4]
  • 24 tháng 7 năm 1972, một F-4 KQHK.
  • 11 tháng 9 năm 1972, một F-4E KQHK (phi công Ratzlaff, sĩ quan hệ thống vũ khí Heeren).

Tham gia chính trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi giải ngũ, ông tham gia công tác chính quyền, đã giữ các chức vụ: Bí thư thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa IV, khóa V; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1975), Ủy viên Hội đồng Nhà nước; Chủ nhiệm Ủy ban Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (từ 28-6-1982, thay Vũ Quang),[5] Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1987 - 1992)[6], Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1992 - 4-11-1996)[6], Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII (1994), Phó ban Dân vận Trung ương.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Gordon, Yefim MiG-21, Midland Publishing 2008. ISBN 978-1-85780-257-3
  2. ^ Vietnamese Air-to-Air Victories, Part 1
  3. ^ Vietnamese Air-to-Air Victories, Part 2
  4. ^ “US Losses in the Vietnam War”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2009.
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2014.
  6. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2014.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chú thuật hồi chiến 252: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Chú thuật hồi chiến 252: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp tục trận chiến với Nguyền Vương, tua ngược lại thời gian 1 chút thì lúc này Kusakabe và Ino đang đứng bên ngoài lãnh địa của Yuta
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Baemin với tên khai sinh đầy đủ là Baedal Minjeok, được sự hẫu thuận mạnh mẽ nên có chỗ đứng vững chắc và lượng người dùng ổn định
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
The Wanderer from Inazuma is now a playable character, after 2 years of being introduced as Scaramouche
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Kaizen được hiểu đơn giản là những thay đổi nhỏ được thực hiện liên tục với mục tiêu cải tiến một sự vật, sự việc theo chiều hướng tốt lên