Nguyễn Lân Hiếu

Nguyễn Lân Hiếu
Chức vụ
Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nhiệm kỳ22 tháng 4 năm 2019 – nay
5 năm, 275 ngày
Kế nhiệmđương nhiệm
Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nhiệm kỳ14 tháng 7 năm 2017 – 22 tháng 4 năm 2019
1 năm, 282 ngày
Nhiệm kỳ2016, 2021 – 2021, 2026
Đại diệnAn Giang, Bình Định
Tỉ lệ63,62%, 69,25%
Thông tin cá nhân
Sinh14 tháng 9, 1972 (52 tuổi)
Nghề nghiệpbác sĩ, chính trị gia
Đảng chính trịKhông
ChaNguyễn Lân Dũng
MẹNguyễn Kim Nữ Hiếu
Họ hàng
Học vấntiến sĩ y khoa
Quê quánthị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

Nguyễn Lân Hiếu[1] (sinh ngày 14 tháng 9 năm 1972) là bác sĩ, phó giáo sư, tiến sĩ y khoa, chính trị gia người Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021, khóa 15 nhiệm kỳ 2021-2026. Ông ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu PhúChâu Thành, lần thứ hai năm 2021 ở tỉnh Bình Định. Ông là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam,[2] Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.[3][4][5][6][7][8][9]

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Lân Hiếu sinh ngày 14 tháng 9 năm 1972, quê quán tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Cha của Nguyễn Lân Hiếu là Nguyễn Lân Dũng, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, cũng là một đại biểu quốc hội Việt Nam mà không là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam 3 khóa 10, 11, 12[10] Còn mẹ ông là bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Đại tá, Phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 108.. Ông có em gái là Nguyễn Kim Nữ Thảo, theo ngành Sinh học.[11]

Nguyễn Lân Hiếu chịu nhiều ảnh hưởng từ người bác Nguyễn Lân Tuất, nghệ sĩ công huân tại Nga.[12]

Năm 1995, Nguyễn Lân Hiếu tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội.

Năm 1999, Nguyễn Lân Hiếu tốt nghiệp nội trú chuyên ngành Tim mạch.

Năm 2008, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Y học.

Năm 2013, ông được phong học hàm Phó giáo sư.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 3 năm 2001, Nguyễn Lân Hiếu là cán bộ giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội.

Ông đã đào tạo nhiều bác sĩ tim mạch trong và ngoài nước.[13]

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, Nguyễn Lân Hiếu trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh An Giang. Ông ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu PhúChâu Thành[14][15]

Ngày 14 tháng 7 năm 2017, Nguyễn Lân Hiếu được bổ nhiệm chức vụ Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.[16] Trước khi được bổ nhiệm chức vụ này, ông là Giám đốc Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).

Ngày 22/4/2019, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến trao Quyết định số 1368/QĐ-BYT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm chức danh Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhiệm kỳ 2019 - 2024 cho PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông được Tổng hội Y học Việt Nam để cử tham gia ứng cử ĐBQH khóa 14. Sau khi vượt qua 3 vòng hiệp thương, ông được giới thiệu về tỉnh An Giang ứng cử ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu PhúChâu Thành. Tại cuộc bầu cử ngày 22.5.2016, ông Hiếu đạt 63,62% số phiếu bầu và trúng cử.[17]

Ngày 12 tháng 6 năm 2017, ông kiến nghị phải có một kì thi chung quốc gia cho sinh viên ngành Y để kiểm soát chất lượng đầu ra của ngành này.

Đề nghị lùi thông qua Luật An ninh mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Về dự thảo luật An ninh mạng, trong phỏng vấn với phóng viên Hồng Nguyên của báo Sức khỏe và Đời sống đăng ngày 11/6/2018, Nguyễn Lân Hiếu cho rằng bảo đảm an ninh mạng không có nghĩa là hi sinh phát triển kinh tế và tự do của người dân, và đề nghị nên lùi việc thông qua Luật An ninh mạng một nhiệm kì để hoàn chỉnh nó.[18]

Gia đình riêng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Lân Hiếu có vợ sinh năm 1977 vốn là 1 tiếp viên hàng không. Theo báo chí và các phương tiện truyền thông chính thức của Việt Nam, hai người có hai con, con trai đầu và con gái thứ. 2 người gặp nhau trong thời gian học y khoa tại Pháp.[19]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu: Làm từ thiện phải có cái tâm”.
  2. ^ “Đà Nẵng: Thực hiện thành công ca thay van tim qua da”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ “GS.Nguyễn Lân Dũng và cách dạy con giữ 'nếp nhà'.
  4. ^ “Hai người con thành đạt của GS Nguyễn Lân Dũng”.
  5. ^ “GS Nguyễn Lân Dũng: 'Ba không hay dạy chúng tôi về chữ Hiếu…'.
  6. ^ “GS Nguyễn Lân Tuất - Cuộc đời dành trọn cho âm nhạc”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2021.
  7. ^ “ĐẠI HỘI TIM MẠCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 14”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2014.
  8. ^ “Nương dáng cha, nép bóng mẹ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2014.
  9. ^ “KHOA QUỐC TẾ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2014.
  10. ^ “Tết ở gia đình nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất Việt Nam”.
  11. ^ “Chuyện ít biết về giáo dục trong gia đình giáo sư Nguyễn Lân Dũng”. Công an nhân dân. 2017-05-25. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
  12. ^ Phạm Thanh. “Hai người con thành đạt của GS Nguyễn Lân Dũng”. Báo Dân trí. 2006-07-18. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2018.
  13. ^ “PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2017.
  14. ^ “Thông tin ứng cử viên Nguyễn Lân Hiếu”. Hội đồng bầu cử Quốc gia. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2017.
  15. ^ Lương Kết (27 tháng 6 năm 2016). “Con trai GS Nguyễn Lân Dũng trúng cử ĐBQH”. Báo Đất Việt. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2017.
  16. ^ Hải Yến. “Thứ Hai 11/6/2018 12:47:45 PMPGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhậm chức Phó Giám đốc Bv ĐH Y Hà Nội”. Báo Sức khỏe và Đời sống. 2018-07-14. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2018.
  17. ^ Lương Kết. “Con trai GS Nguyễn Lân Dũng trúng cử ĐBQH”. Dân Việt. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2017.
  18. ^ Hồng Nguyên. “Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu: "Nên thận trọng cân nhắc lùi thêm 1kỳ họp để hoàn chỉnh Luật An Ninh Mạng". Báo Sức khỏe và Đời sống. 2018-06-11. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2018.
  19. ^ Mai Thúy. “Để trái tim không ngừng đập”. Gia đình và xã hội. 2014-01-27. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một số thông tin về Thất sắc Thủy tổ và Ác ma tộc [Demon] Tensura
Một số thông tin về Thất sắc Thủy tổ và Ác ma tộc [Demon] Tensura
Trong thế giới chuyến sinh thành slime các ác ma , thiên thần và tinh linh là những rạng tồn tại bí ẩn với sức mạnh không thể đong đếm
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Những ngày cuối tháng 11 của 51 năm trước là thời điểm mà việc cuộc đàm phán cho hoà bình của Việt Nam đang diễn ra căng thẳng ở Paris, Pháp
Tóm lược time line trong Tensura
Tóm lược time line trong Tensura
Trong slime datta ken có một dòng thời gian khá lằng nhằng, nên hãy đọc bài này để sâu chuỗi chúng lại nhé
"I LOVE YOU 3000" Câu thoại hot nhất AVENGERS: ENDGAME có nguồn gốc từ đâu?
“I love you 3000” dịch nôm na theo nghĩa đen là “Tôi yêu bạn 3000 ”