Nguyễn Phúc Thục Tư

Xuân Hòa Công chúa
春和公主
Công chúa nhà Nguyễn
Thông tin chung
Sinh5 tháng 8 năm 1833
Mất15 tháng 3 năm 1879 (46 tuổi)
An tángHương Thủy, Thừa Thiên - Huế
Phu quânNguyễn Đống
Hậu duệbốn con trai
2 con gái
Tên húy
Nguyễn Phúc Thục Tư (阮福淑姿)
Nguyễn Phúc An Thục (阮福安淑)
Thụy hiệu
Mỹ Thục Xuân Hòa Công chúa
美淑春和公主
Thân phụNguyễn Thánh Tổ
Minh Mạng
Thân mẫuHuệ tần
Trần Thị Huân

Nguyễn Phúc Thục Tư (chữ Hán: 阮福淑姿; 5 tháng 8 năm 183315 tháng 3 năm 1879), trước có tên là An Thục (安淑)[1], phong hiệu Xuân Hòa Công chúa (春和公主), là một công chúa con vua Minh Mạng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng nữ Thục Tư sinh ngày 20 tháng 6 (âm lịch) năm Quý Tỵ (1833), là con gái thứ 43 của vua Minh Mạng, mẹ là Tứ giai Huệ tần Trần Thị Huân[2]. Công chúa là con thứ tám của bà Huệ tần.

Năm Tự Đức thứ 4 (1851), công chúa Thục Tư lấy chồng là Phò mã Đô úy Nguyễn Đống, người Lệ Thủy, Quảng Bình, là con trai của Hiệp biện Đại học sĩ Nguyễn Đăng Tuân, được truy tặng Thiếu sư[1]. Công chúa và phò mã có với nhau bốn con trai và hai con gái[1]. Năm thứ 16 (1863), Quý Hợi, phò mã Đống mất[1].

Năm Tự Đức thứ 22 (1869), bà Thục Tư được sách phong làm Xuân Hòa Công chúa (春和公主)[1]. Sang năm sau, công chúa bị một người đàn bà tên Ngô Thị Cát dụ dỗ làm chuyện bất chính nên bà Thục Tư bị tước phong vị, giáng làm Tôn nữ, giao cho chị của bà là An Cát Công chúa Nhu Thụcphủ Tôn Nhân răn dạy[1][3].

Năm Tự Đức thứ 28 (1875), phủ Tôn nhân tâu: "Tôn nữ Thục Tư, từ khi bị khiển trách đến nay, chị tôn nữ ấy đem về nuôi dạy, bọn thần theo lệ thường dạy răn, đã trên 4 năm, tôn nữ ấy đã biết hối chừa, không nghe việc làm bất chính, nay chị tôn nữ ấy bẩm xin đề tâu giúp, tình thuộc đáng tha"[3]. Vua bảo rằng: "Tôn nữ Thục Tư đã biết hối sửa, gia ân chuẩn cho được phong như cũ, để tỏ thực hậu, nhưng do phủ thường phải dạy bảo kiểm thúc, cho giữ được tiếng tốt mãi, ngoài ra đều coi đấy không coi thường ơn tự điểm nhục. Lại chuẩn cho công chúa ấy nguyên phong sách bằng đồng do bộ phủ phái thuộc viên đệ đến tới 7 ban cấp, không nên sai quan tuyên phong, để cho có phân biệt"[3].

Năm thứ 32 (1879), Kỷ Mão, ngày 23 tháng 2 (âm lịch), công chúa Thục Tư mất, thọ 46 tuổi, thụyMỹ Thục (美淑)[1][2]. Mộ của bà được táng tại Châu Chữ (thuộc Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế)[2].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g Đại Nam liệt truyện, tập 3, quyển 9 – phần Xuân Hòa Công chúa Thục Tư
  2. ^ a b c Nguyễn Phúc tộc thế phả, tr.331
  3. ^ a b c Đại Nam thực lục, tập 8, tr.99-100
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vì sao cảm xúc quan trọng đối với quảng cáo?
Vì sao cảm xúc quan trọng đối với quảng cáo?
Cảm xúc có lẽ không phải là một khái niệm xa lạ gì đối với thế giới Marketing
Một chút đọng lại về
Một chút đọng lại về " Chiến binh cầu vồng"
Nội dung cuốn sách là cuộc sống hàng ngày, cuộc đấu tranh sinh tồn cho giáo dục của ngôi trường tiểu học làng Muhammadiyah với thầy hiệu trưởng Harfan
Spy x Family – Ai cũng cần một “gia đình”
Spy x Family – Ai cũng cần một “gia đình”
Một gia đình dù kỳ lạ nhưng không kém phần đáng yêu.
SHIN Godzilla - Hiện thân của Thần
SHIN Godzilla - Hiện thân của Thần
Xuất hiện lần đầu năm 1954 trong bộ phim cùng tên, Godzilla đã nhanh chóng trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của Nhật Bản.