Nguyễn Sĩ Dũng

Nguyễn Sĩ Dũng
Chức vụ
Nhiệm kỳ10 tháng 10 năm 2003 – tháng 3 năm 2016
Vị trí Việt Nam
Giám đốc Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học của Văn phòng Quốc hội
Nhiệm kỳ1997 – 2003
Thông tin chung
Sinh1955 (68–69 tuổi)
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Nguyễn Sĩ Dũng (sinh năm 1955) là một tiến sĩ ngành giáo dục học, nhà khoa học, công chức, nhà hoạt động xã hội người Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam (2003-2016).[1] Ông là nhà phản biện xã hội[2] và chuyên gia trong lĩnh vực khoa học chính trị của Việt Nam hiện nay.[3] Ông là một trong 12 thành viên Nhóm tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhiệm kỳ 2011-2016.[4][5] Hiện nay ông giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) nhiệm kỳ 2018 - 2021.

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Sĩ Dũng sinh năm 1955 tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.[3] Ông là con đầu trong một gia đình có tám người con. Cha ông là giáo viên dạy văn, còn mẹ ông là nhân viên phục vụ của một trường y tế.[6] Nguyễn Sĩ Dũng là cháu của tú tài Nguyễn Sĩ Trâm, em trai tú tài Nguyễn Sĩ Giản, người sinh ra nhà cách mạng Nguyễn Sĩ Sách.[7]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Sĩ Dũng thi đạt điểm tuyệt đối khoa Văn trường Đại học Tổng hợp, sau đó nhận được học bổng của nhà nước Việt Nam du học ở Liên Xô, học chuyên ngành tiếng Anh.[6]

Sau khi tốt nghiệp đại học với thành tích xuất sắc, ông tiếp tục làm nghiên cứu sinh ngành Giáo dục học ở Liên Xô.[6]

Ông có bằng phó tiến sĩ Giáo dục học tại Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, Nga.[3][8]

Nguyễn Sĩ Dũng từng thực tập tại Nghị viện Úc.[3]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1997 đến năm 2003, Nguyễn Sĩ Dũng làm Giám đốc Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học của Văn phòng Quốc hội Việt Nam.

Ngày 10 tháng 10 năm 2003, ông được Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn An bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam cùng với ông Nguyễn Đức Hiền (Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Văn phòng Quốc hội).[9]

Nguyễn Sĩ Dũng là thành viên Nhóm tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhiệm kỳ 2011-2016[4][5][10].

Ông từng là Chủ tịch Hội đồng khoa học của Văn phòng Quốc hội.[3][10]

Ông từng là Ủy viên thường trực Ban điều phối các dự án hợp tác quốc tế của Văn phòng Quốc hội.[3]

Ông từng là Thành viên Hội đồng biên tập của Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp.[3]

Ông là Ủy viên thường trực Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.[10]

Ông từng là thư ký của ông Vũ Mão (1939-2020), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.[11]

Ông là Thành viên Ban soạn thảo Dự án Luật giao dịch điện tử, Dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Dự án Luật tổ chức Quốc hội, Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Quốc hội.[3][10]

Từ tháng 3 năm 2016, ông nghỉ hưu.[12]

Từ ngày 28 tháng 05 năm 2018 đến nay, ông giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC)[13]

Quan điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Các dự án BOT của Bộ Giao thông Vận tải[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Sĩ Dũng phản đối việc đặt trạm BOT sai chỗ ở những con đường người dân không đi qua mà vẫn phải đóng phí.[14][15]

Về Nguyễn Xuân Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Ông cho rằng Nguyễn Xuân Anh bị mất chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng năm 2017 là vì Nguyễn Xuân Anh non kém về bản lĩnh chính trị, chưa làm được gì cho thành phố Đà Nẵng, chưa thu phục được nhân tâm mà đã bắt chước mạnh miệng như người tiền nhiệm (Nguyễn Bá Thanh) nên tạo ra nhiều kẻ thù.[16]

Sách đã xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Nguyễn Sĩ Dũng, "Những nghịch lý của thời gian".[17]
  2. Nguyễn Sĩ Dũng, Thế sự - một góc nhìn, Nhà xuất bản Tri thức.
  3. Nguyễn Sĩ Dũng, Bàn về Quốc hội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, năm 2017.[18]

Các bài báo[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có nhiều bài báo bàn về lập pháp, pháp luật và cải cách hành chính, chính trị, kinh tế, xã hội.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nguyễn Tuyền (ngày 13 tháng 6 năm 2017). “TS Nguyễn Sỹ Dũng: Cần loại bỏ kiểu kinh doanh dựa lưng chính quyền để tư lợi”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ “Nói chuyện chuyên đề "Mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015". Bộ Nội vụ, Trường đại học Nội vụ Hà Nội. ngày 28 tháng 9 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ a b c d e f g h Lưu Thủy (ngày 20 tháng 8 năm 2017). “Bàn về Quốc hội: Góc nhìn của 'nhà kỹ trị' Nguyễn Sĩ Dũng”. VTC. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ a b Nguyên Khôi (ngày 29 tháng 3 năm 2016). “Chuyện ít biết về 12 thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  5. ^ a b “Chuyện ít biết về 12 thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng”. VietNamNet. ngày 30 tháng 3 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  6. ^ a b c “Nguyễn Sĩ Dũng”. chungta.com. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  7. ^ “Mời đặt câu hỏi về tài sản khủng của quan chức”. VietNamNet. ngày 16 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  8. ^ Нгуен Ши Зунг - Человеческий фактор в аграрной политике Вьетнама на современном этапе. диссертация... кандидата философских наук: 09.00.02 / Рос. акад. управления. - Москва, 1991. - 148 с. Теория и история социализма
  9. ^ Hồng Phúc, "Thêm hai Phó chủ nhiệm cho Văn phòng Quốc hội", Báo VietNamNet, Thứ ba, 14 Tháng mười 2003
  10. ^ a b c d Lê Quang Vinh (ngày 1 tháng 8 năm 2017). “Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng "Bàn về Quốc hội…". Báo Lao động thủ đô. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2018.
  11. ^ Quốc Phong (ngày 3 tháng 6 năm 2020). “Chính khách Vũ Mão, người khao khát đổi mới”. Thanh niên. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
  12. ^ “Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: Về hưu vẫn hành xử như cũ”. VTV. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.[liên kết hỏng]
  13. ^ Theo Quyết định số 354/QĐ-VIAC ngày 28/05/2018 của Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) về việc chỉ định Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) nhiệm kỳ 2018 - 2021
  14. ^ Văn Duẩn (ngày 8 tháng 9 năm 2017). “TS Nguyễn Sỹ Dũng: "Thu phí BOT như kiểu trấn lột". Báo Người lao động. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  15. ^ Nguyễn Sĩ Dũng (ngày 5 tháng 12 năm 2017). “Cú sốc BOT”. VnExpress. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  16. ^ Nguyễn Sĩ Dũng (ngày 20 tháng 9 năm 2017). “TS Nguyễn Sĩ Dũng: 'Đưa ông Nguyễn Xuân Anh lên làm Bí thư Đà Nẵng là rất chín non'. VTC. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  17. ^ “Tác giả:TS Nguyễn Sĩ Dũng”. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  18. ^ “Ra mắt 'Bàn về Quốc hội' của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
Thực sự sau khi đọc xong truyện này, mình chỉ muốn nam chính chết đi. Nếu ảnh chết đi, cái kết sẽ đẹp hơn biết mấy
Nhân vật Izana Kurokawa trong Tokyo Revengers
Nhân vật Izana Kurokawa trong Tokyo Revengers
Izana là một người đàn ông mang nửa dòng máu Philippines, nửa Nhật Bản, có chiều cao trung bình với đôi mắt to màu tím, nước da nâu nhạt và mái tóc trắng ngắn thẳng được tạo kiểu rẽ ngôi giữa
Tóm tắt chương 221: Cho và nhận - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 221: Cho và nhận - Jujutsu Kaisen
Bài viết sẽ tiết lộ nội dung truyện tuy nhiên thì các bạn chắc cũng biết luôn rồi: Gojo Satoru quay trở lại
4 thương hiệu pizza ngon khó cưỡng
4 thương hiệu pizza ngon khó cưỡng
Bạn có biết bạn sẽ “nạp thêm” trung bình là 250 kcal khi ăn một chiếc pizza không? Đằng nào cũng “nạp thêm” từng đó kcal thì 4 thương hiệu pizza mà MoMo đề xuất dưới đây sẽ không làm bạn phải thất vọng. Cùng điểm qua 4 thương hiệu pizza mà MoMo “chọn mặt gửi vàng” cho bạn nhé!