Nguyễn Sĩ Sách

Nguyễn Sỹ Sách (20 tháng 1 năm 1907[1] - 19 tháng 12 năm 1929), bí danh Phong[2], là nhà cách mạng Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có hiệu Tùng Thúc, sinh tại thôn Tú Viên, nay thuộc xóm 2, Thanh Lương, Thanh Chương, Nghệ An. Ông là con trai duy nhất trong một gia đình nho học, nên thuở nhỏ đã được học chữ Hán. Năm 11 tuổi, ông thi vào tiểu học ở trường huyện. Lớn lên, ông học trường Quốc học Vinh, cùng với các bạn như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Nguyễn Xiển, Phạm Thiều... Cuối lớp Đệ tứ, ông dự thi bậc Thành chung khóa đầu tiên của Quốc học Vinh và đỗ cao. Tuy nhiên do chưa đủ tuổi chính thức (dưới 18 tuổi), nên ông không vào được vào học Cao đẳng Sư phạm. Nhờ sự giúp đỡ của ông giám đốc trường Quốc học, Nguyễn Sỹ Sách đã trở thành thầy giáo của trường Tiểu học Hà Tĩnh khi mới chỉ 17 tuổi[3].

Năm 1925, ông tham gia vào tổ chức Hội Phục Việt mới thành lập (14 tháng 7 năm 1925). Tháng 3 năm 1926, ông là một trong những yếu nhân tham gia lễ truy điệu Phan Châu Trinh và đòi thực dân Pháp thả Phan Bội Châu. Thời gian này, song song với hoạt động cho tổ chức, ông còn tận tụy, dành nhiều thời gian cho công việc dạy học[4], đồng thời tuyên truyền cách mạng cho những học sinh của mình[2]. Chính vì thế, ông bị nhà cầm quyền để ý, dẫn đến việc bị chuyển vào làm phụ giáo tại trường Pháp Việt, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Mấy tháng sau đó, ông trở thành nhân viên ngành hỏa xa Đông Dương nhưng cũng chỉ làm trong thời gian ngắn[5]. Cũng từ đây, hoạt động cách mạng của ông trở nên mạo hiểm.

Hà Huy Tập, trích trong cuốn sách của Quinn-Judge, đã viết: "Đồng chí Nguyễn Sỹ Sách, một ủy viên liên lạc của Ủy ban Trung ương Việt Nam Cách mạng Đảng (Tân Việt), cũng là một thành viên Kì bộ Trung Kỳ của Hội Thanh niên (Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên)"[6]. Tổng cộng Nguyễn Sỹ Sách đã ba lần vượt biên sang Trung Quốc. Tháng 1 năm 1928, ông từ Trung Quốc về Nghệ Tĩnh, mang theo chương trình và chỉ thị của Tổng bộ Hội Thanh niên ở hải ngoại về việc thành lập một tỉnh bộ của Hội tại địa phương. Tháng 6 năm 1928, ông trở thành một trong ba ủy viên Ban chấp hành Kỳ bộ Trung Kỳ, cùng với Vương Thúc OánhNguyễn Thiệu[7]. Ông bị bắt vào tháng 11 năm 1928, sau đó bị giải từ nhà lao Vinh đến lao Thừa phủ (Huế), tuy nhiên do không đủ chứng cứ nên được thả ra[8].Tháng 5 năm 1929, ông là một trong ba đại biểu Trung Kỳ tham dự Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Hồng Kông[9], sau đó được bầu vào Ban chấp hành Tổng bộ của Hội[10].

Tháng 7 năm 1929, toàn bộ thành viên của Ban chấp hành Kỳ bộ Trung Kỳ bị bắt, bao gồm cả Nguyễn Sỹ Sách mới trở về từ Hội Thanh niên, lẫn Trần Văn CungVương Thúc Oánh[11]. Ngày 10 tháng 10 năm 1929, trong phiên tòa mở tại Vinh, ông bị kết án khổ sai chung thân theo bản án số 110 do Tổng đốc Nghệ An Bửu Thạch ký. Ông bị đưa về đày tại nhà ngục Lao Bảo (Quảng Trị). Ngày 19 tháng 12 năm 1929, trong lúc cố gắng vượt ngục, Nguyễn Sỹ Sách đã bị bắn vào lưng và qua đời ở tuổi 21[12].

Người bạn học của ông, Tôn Quang Phiệt, bấy giờ là lãnh tụ Đảng Tân Việt, đã làm câu đối điếu ông:

"Chết không nhắm mắt, sống há lẽ nhăn răng, ngậm ngùi giọt máu tha hương, bể khóc non kêu vang giục khách tang bồng, oan ức có khi trời ngảnh cổ"
"Khóc cũng hổ ngươi, cười sao ra nước mắt, đau xót tấm lòng cố hữu, rày trông mai tưởng, bấm bụng đành câu tâm sự, tạo phùng còn đợi đất vùi xương"[13].

Ông mất để lại một người vợ tên Nguyễn Thị Hồng, khi đó mới 19 tuổi (Nguyễn Sỹ Sách kết hôn năm 15 tuổi, khi đó bà Hồng mới 13), và một người con gái tên Lan Hương[8]. Hiện nay, tên ông được đặt cho một ngôi trường tại Thanh Chương quê ông, cũng như hai con đường tại thành phố Vinh và quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có một người cháu là Nguyễn Sỹ Dũng, tiến sĩ giáo dục, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nhà phản biện xã hội hàng đầu ở Việt Nam.[14]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo tư liệu của gia đình ở Tú Viên thì Nguyễn Sĩ Sách sinh năm 1905 (Giáp Thìn). Ở đây lấy theo Chu Trọng Huyến trong sách Nhà giáo danh tiếng đất Lam Hồng.
  2. ^ a b Quinn-Judge, tr. 328
  3. ^ Chu Trọng Huyến trong Nhà giáo danh tiếng đất Lam Hồng, tr. 163
  4. ^ Chu Trọng Huyến, tr.164-170.
  5. ^ Chu Trọng Huyến, tr. 174
  6. ^ Quinn-Judge, tr. 106
  7. ^ Quinn-Judge, tr. 130
  8. ^ a b Chu Trọng Huyến, tr. 175
  9. ^ Theo Quinn-Judge, việc này không chắc chắn trong danh sách đại biểu Trung Kỳ ngoài Võ Mai và Nguyễn Thiệu, người còn lại có tên khác, nhưng không rõ có phải là Nguyễn Sĩ Sách không.
  10. ^ Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở thành phố và tác động của nó đối với phong trào đấu tranh cách mạng ở Quận 1[liên kết hỏng], trang của Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập 2008-23-10.
  11. ^ Quinn-Judge, tr. 144
  12. ^ Zinoman, tr.232
  13. ^ Chu Trọng Huyến, tr. 176
  14. ^ “Mời đặt câu hỏi về tài sản khủng của quan chức”. VietNamNet. 16 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn build đồ cho Barbara - Genshin Impact
Hướng dẫn build đồ cho Barbara - Genshin Impact
Barbara là một champ support rất được ưa thích trong Genshin Impact
Cốt truyện của Drakengard - Nier - NieR: Automata. Phần 1: Drakengard 3
Cốt truyện của Drakengard - Nier - NieR: Automata. Phần 1: Drakengard 3
Thoạt nhìn thì người ta sẽ chẳng thấy có sự liên kết nào giữa Drakengard, Nier và NieR: Automata cả
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn không thể nói chuyện bằng ngôn ngữ loài người. Nhưng cô lại am hiểu ngôn ngữ của muôn thú, có thể đọc hiểu thơ văn từ ánh trăng.
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Đây là câu chuyện kể về cậu thiếu niên tên Fushi trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống