Nguyễn Thành Cung (thượng tướng)

Nguyễn Thành Cung
Thượng tướng Nguyễn Thành Cung
Chức vụ
Nhiệm kỳ2011 – 2016
Kế nhiệmLê Chiêm
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ2010 – 2011
Nhiệm kỳ2004 – 2010
Tiền nhiệmLê Thành Tâm
Kế nhiệmPhạm Văn Dỹ
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh(1953-07-15)15 tháng 7 năm 1953
Lộc Hưng, Trảng Bàng, Tây Ninh, Việt Nam Cộng hòa Quốc gia Việt Nam
Mất1 tháng 12 năm 2022(2022-12-01) (69 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Việt Nam
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Phục vụQuân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ19702016
Cấp bậc
Đơn vịQuân khu 7, Bộ Quốc phòng
Tặng thưởngDanh sách huân chương

Nguyễn Thành Cung[1] (15/7/1953 - 1/12/2022) là một chính khách và tướng lĩnh cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, mang quân hàm Thượng tướng. Ông nguyên là Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (20112016), Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (20102011).

Thân thế và binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Thành Cung sinh ngày 15 tháng 7 năm 1953 tại xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 8 năm 1969, Thành Cung đã tham gia Du kích xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh (nay là phường Lộc Hưng, thị xã Trảng Bàng). Từ tháng 9 năm trở đi ông là chiến sĩ, Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng, Đại đội 4; Đội phó Đội pháo; Chính trị viên Đại đội 3; Trợ lý Chính trị Ban Chỉ huy Quân sự huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.[2]

Từ tháng 2 năm 1979 đến tháng 9 năm 1982, ông phụ trách Chính trị viên Tiểu đoàn 17/Trung đoàn 174/Đoàn 7702/MT779; Học viên Trường Văn hóa Quân khu 7.[2]

Năm 2004, được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7[3], đồng thời thăng quân hàm Thiếu tướng. Tháng 4 năm 2006, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.[2]

Năm 2008, thăng quân hàm Trung tướng[4].

Năm 2010, được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy Cơ quan, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày 3 tháng 7 năm 2011, được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ngày 05 tháng 12 năm 2011, Thay mặt Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng quân hàm từ trung tướng lên thượng tướng cho Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Thành Cung.[5]

Tháng 7 năm 2016, Nguyễn Thành Cung nghỉ hưu.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Thành Cung đã qua đời vào lúc 18 giờ 15 phút ngày 1 tháng 12 năm 2022 tại nhà riêng. Tang lễ của ông được thực hiện tại gia đình và tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam.

Lễ truy điệu và đưa tang được diễn ra vào ngày 5 tháng 12 năm 2022. Ông được an táng tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh.[6]

Huân chương

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương Độc lập hạng Nhì
  • Huân chương Chiến công hạng Nhì
  • Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba
  • 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Ba
  • Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba
  • Huy chương Quân kỳ Quyết thắng
  • Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng
  • Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 2004 2008 2011
Quân hàm
Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Đồng chí Nguyễn Thành Cung”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2014.
  2. ^ a b c “Đồng chí Thượng tướng NGUYỄN THÀNH CUNG từ trần”. Báo Quân đội Nhân dân (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ “Trung tướng Nguyễn Thành Cung được bầu làm bí thư Đảng ủy Quân khu 7”.
  4. ^ “Bổ nhiệm, thăng quân hàm, cấp bậc một số cán bộ của hai Bộ Quốc phòng và Công an năm 2008”.
  5. ^ “Trao 9 quân hàm thượng tướng, đô đốc”.
  6. ^ “Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Thành Cung từ trần | Tin buồn | Báo Sài Gòn Giải Phóng”. www.sggp.org.vn. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nguồn gốc các loại Titan - Attack On Titan
Nguồn gốc các loại Titan - Attack On Titan
Tất cả Titan đều xuất phát từ những người Eldia, mang dòng máu của Ymir
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Thảo Thần là một kẻ đi bô bô đạo lý và sống chui trong rừng vì anh ta nghèo
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
Lưu ngay bài viết này lại để sau này đi mua kim cương cho đỡ bỡ ngỡ nha các bạn!
Top phim lãng mạn giúp hâm nóng tình cảm mùa Valentine
Top phim lãng mạn giúp hâm nóng tình cảm mùa Valentine
Phim đề tài tình yêu luôn là những tác phẩm có nội dung gần gũi, dung dị, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là dành cho những trái tim đang thổn thức trong ngày tình nhân.