Trảng Bàng
|
|||
---|---|---|---|
Thị xã | |||
Thị xã Trảng Bàng | |||
Tên cũ | Phú Đức | ||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đông Nam Bộ | ||
Tỉnh | Tây Ninh | ||
Trụ sở UBND | 3 đường Gia Long, khu phố Lộc An, phường Trảng Bàng | ||
Phân chia hành chính | 6 phường, 4 xã | ||
Thành lập | 1/2/2020[1] | ||
Loại đô thị | Loại IV | ||
Năm công nhận | 2018[2] | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Trần Anh Minh | ||
Chủ tịch HĐND | Hồ Văn Hồng | ||
Bí thư Thị ủy | Võ Văn Dũng | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 11°01′51″B 106°21′32″Đ / 11,030972°B 106,358999°Đ | |||
| |||
Diện tích | 340,14 km²[3] | ||
Dân số (2023) | |||
Tổng cộng | 235.352 người[4] | ||
Mật độ | 691 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Hoa, Chăm | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 712[5] | ||
Biển số xe | 70-L1-L2 | ||
Số điện thoại | 0276.3.880.218 | ||
Số fax | 0276.3.880.218 | ||
Website | trangbang | ||
Trảng Bàng là một thị xã nằm ở phía nam tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Thị xã Trảng Bàng nằm ở phía đông nam của tỉnh Tây Ninh, có tuyến quốc lộ 22 nối Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia đi qua, có vị trí địa lý:
Trảng Bàng nằm trên khu vực địa hình bán bình nguyên phù sa cổ đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ, chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống Đồng bằng sông Cửu Long, địa hình nghiêng dần từ đông bắc xuống tây nam, chiều cao trung bình từ 1m ở xã Phước Bình đến hơn 40m ở xã Đôn Thuận.
Về thổ nhưỡng, thị xã có 3 nhóm đất chính. Đất xám chiếm 76,6%, đất phù sa chiếm 2,6%, đất phèn chiếm 20,1%. Khí hậu nóng ẩm quanh năm rất phù hợp với nhiều loại cây trồng.
Về sông ngòi, có 2 sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông chảy trong phạm vi thị xã dài 11,25 km, lưu lượng mùa lũ 40m3/giây, lúc kiệt nước 13m³/s. Sông Sài Gòn chảy qua trong phạm vi thị xã dài 23,25 km, lưu lượng bình quân 59m³/s. Các phụ lưu của 2 sông này chảy qua địa bàn thị xã như: rạch Gò Suối, rạch Trà Cao, rạch Trảng Bàng, rạch Môn, rạch Cầu Trường Chùa, rất thuận lợi cho thuyền, ghe đi lại quanh năm.
Nước ngầm ở Trảng Bàng khá phong phú, tập trung ở các xã phía Đông. Riêng các xã phía Tây việc khai thác nước ngầm bằng đào giếng còn gặp nhiều khó khăn vì đất nhiễm phèn và dễ sụp lở. Ngày nay, hệ thống giao thông này phục vụ cho sự đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân với các địa phương khác. Hệ thống kênh tưới, kênh tiêu đang được hoàn thiện.
Thị xã Trảng Bàng có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: An Hòa, An Tịnh, Gia Bình, Gia Lộc, Lộc Hưng, Trảng Bàng và 4 xã: Đôn Thuận, Hưng Thuận, Phước Bình, Phước Chỉ.
Danh sách các đơn vị hành chính thuộc thị xã Trảng Bàng | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Nếu theo từ nguyên thì "trảng" là vùng đất thưa cây cối thân gỗ, chỉ có cây thân cỏ mới mọc được vì nó là vùng trũng lại ngập nước và bàng (một loại cây gần giống cói) là loài cây thân cỏ dùng trong việc đan đệm có nhiều ở cái trảng này cho nên người dân trong vùng quen gọi là Trảng Bàng, người Việt khi đến vùng này thấy như vậy mà đặt tên.
Dưới triều Nguyễn, phủ Tây Ninh thuộc tỉnh Gia Định, có 2 huyện Tân Ninh và Quang Hóa. Đất Trảng Bàng ngày nay thuộc huyện Quang Hoá, cùng với đất các tổng Mộc Hóa (giáp bờ đông sông Vàm Cỏ Tây), Giải Hóa (giáp bờ tây sông Vàm Cỏ Đông), tổng Hàm Ninh Hạ, tổng Mỹ Ninh.
Năm 1867, Nam Kỳ Lục tỉnh chia thành 24 khu thanh tra (sau gọi là tham biện). Khu thanh tra Quang Hoá có châu thành (tức thủ phủ) đặt tại Trảng Bàng, thuộc tổng Hàm Ninh Hạ (nay là phường Trảng Bàng), nên còn được gọi là khu thanh tra Trảng Bàng (inspection de Trảng Bàng)[6]. Từ đây Trảng Bàng là tên gọi đơn vị hành chính cho đến ngày nay.
Từ tháng 6 năm 1869 đến tháng 7 năm 1870, các thống đốc Nam Kỳ và quốc vương Campuchia Norodom I, tiến hành thương lượng đi đến hiệp định điều chỉnh biên giới giữa Nam Kỳ thuộc Pháp và Cao Miên (Pháp bảo hộ). Một vùng rộng lớn gọi là Svay Teap (Xoài Tiếp) nằm giữa hai sông Vàm Cỏ, vốn là đất thuộc Hạt thanh tra Trảng Bàng, thời đó là vùng rừng Quang Hóa xen lẫn các làng người Khmer, được cắt trả về cho Campuchia (vùng này ngày nay gọi là "Mỏ vịt" thuộc tỉnh Svay Rieng).
Năm 1872, hạt Tây Ninh chia thành 2 quận: Thái Bình (huyện Tân Ninh cũ) và Trảng Bàng (Quang Hóa cũ).
Theo sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, quận Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh có quận lỵ đặt tại xã Gia Lộc.
Năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Trảng Bàng thành quận Phú Đức.
Năm 1963, chuyển quận Phú Đức về tỉnh Hậu Nghĩa và đổi lại tên cũ là Trảng Bàng.
Đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận Trảng Bàng gồm 6 xã: Gia Lộc, An Hòa, An Tịnh, Gia Bình, Lộc Hưng, Đôn Thuận.
Sau năm 1975, Chính quyền quân quản Cộng hòa Miền Nam Việt Nam giải thể tỉnh Hậu Nghĩa xác nhập quận Trảng Bàng vào tỉnh Tây Ninh cùng với hai xã Phước Lưu và Bình Thạnh của quận Hiếu Thiện, đổi quận thành huyện. Như vây, Trảng Bàng có 1 thị trấn và 9 xã: Trảng Bàng, An Hòa, An Tịnh, Bình Thạnh, Đôn Thuận, Gia Bình, Gia Lộc, Lộc Hưng, Phước Chỉ, Phước Lưu.
Ngày 12 tháng 1 năm 2004, thành lập xã Hưng Thuận trên cơ sở 1.681 ha diện tích tự nhiên và 2.636 người của xã Lộc Hưng; 2.606 ha diện tích tự nhiên và 6.281 người của xã Đôn Thuận.[7]
Ngày 17 tháng 5 năm 2016, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 432/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Trảng Bàng là đô thị loại IV và ngày 28 tháng 12 năm 2018, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1709/QĐ-BXD về việc công nhận huyện Trảng Bàng là đô thị loại IV.[2]
Cuối năm 2019, huyện Trảng Bàng có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Trảng Bàng (huyện lỵ) và 10 xã: An Hòa, An Tịnh, Bình Thạnh, Đôn Thuận, Gia Bình, Gia Lộc, Hưng Thuận, Lộc Hưng, Phước Chỉ, Phước Lưu.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 865/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020)[1]. Theo đó:
Sau khi thành lập, thị xã Trảng Bàng có 6 phường và 4 xã trực thuộc như hiện nay.
Nguồn gốc dân cư của Trảng Bàng từ các tỉnh miền Trung đến định cư từ thế kỉ 18-19, chủ yếu là vùng Quảng Ngãi, Bình Định, Huế.
Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Trảng Bàng:
Các nghề thủ công truyền thống:
Giáo dục trên địa bàn thị xã:
Thị xã Trảng Bàng có diện tích 340,14 km², dân số năm 2019 là 161.831 người,[1] mật độ dân số đạt 476 người/km².
Thị xã Trảng Bàng có diện tích 340,14 km², dân số năm 2023 là 181.082 người,[3] mật độ dân số đạt 532 người/km².
Thị xã Trảng Bàng có diện tích 340,14 km², dân số quy đổi năm 2023 là 235.352 người,[4] mật độ dân số đạt 691 người/km².
Đặc sản ẩm thực: Món ăn nổi tiếng ở đây là bánh canh Trảng Bàng và bánh tráng Trảng Bàng được khá nhiều du khách yêu thích. Đặc biệt là món bánh tráng phơi sương. Trước khi ăn, vào buổi tối, khi nhìn thấy những chậu kiểng ươn ướt man mát hơi sương, người ta đem các vỉ bánh ra phơi độ một, hai phút để hơi sương thấm vào bánh, làm cho bánh có độ dẻo vừa đủ mà không ướt, nát. Bánh tráng phơi sương thường được phục vụ cùng với thịt luộc và rau sống (dùng bánh tráng để cuốn thịt và rau, do đó bánh cần có độ dẻo), chấm nước mắm tỏi ớt.