Nguyễn Thị Hoàng Anh

Nguyễn Thị Hoàng Anh
Chức vụ
Nhiệm kỳngày 26 tháng 5 năm 2015 – nay
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳtháng 7 năm 2012 – tháng 5 năm 2015
Tiền nhiệmĐỗ Hòa Bình
Kế nhiệmĐoàn Xuân Hưng[1][2]
Thông tin cá nhân
Danh hiệuThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam
Sinh23 tháng 5, 1960 (64 tuổi)
Jakarta, Indonesia
ChồngNguyễn Hữu Tráng
Học vấnTiến sĩ Luật
Alma materĐại học Tổng hợp Humboldt
Quê quánHải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Nguyễn Thị Hoàng Anh (sinh ngày 23 tháng 5 năm 1960) là một nhà ngoại giaothẩm phán người Việt Nam. Bà hiện là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam, thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Bà từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức từ năm 2012 đến năm 2015.[3]. Bà là đại sứ đầu tiên trong lịch sử được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà Nguyễn Thị Hoàng Anh sinh ngày 23 tháng 5 năm 1960 tại Jakarta, Indonesia.[4] Bà có quê quán tại xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.[5]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ 1980 đến 1984, bà học Đại học Luật tại ĐH Tổng hợp Humboldt, Berlin, Đức.[4][6].

Từ năm 1985 đến năm 1988, bà làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ Luật (Dr. jur.) chuyên ngành Công pháp quốc tế[7] tại ĐH Tổng hợp Humboldt, Berlin, Đức.[4]

Bà biết tiếng Đứctiếng Anh.[4]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1991 đến năm 1997, bà là Chuyên viên, Trưởng phòng Công pháp quốc tế, Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế – Bộ Ngoại giao Việt Nam.[4]

Từ năm 1997 đến năm 2000, bà là Phu nhân Trưởng Văn phòng Berlin, Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức.[4]

Từ năm 2000 đến năm 2002, bà là Trưởng phòng Điều ước quốc tế, Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.[4]

Từ năm 2002 đến năm 2003, bà là Trợ lý Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế phụ trách các vấn đề về pháp chế và điều ước quốc tế.[4]

Từ năm 2003 đến năm 2009, bà là Phó Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế, phụ trách các vấn đề về công pháp quốc tế và biên giới lãnh thổ.[4]

Từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 5 năm 2012, bà là Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế.[4]

Từ tháng 7 năm 2012, bà là Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền CHXHCN Việt Nam tại CHLB Đức.[4] Bà Nguyễn Thị Hoàng Anh nhận nhiệm vụ thay người tiền nhiệm của bà là Tiến sĩ Đỗ Hòa Bình hết nhiệm kỳ công tác tại Đức. Bà là nữ đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại CHLB Đức và là một trong những đại sứ thông thạo tiếng Đức.[3]

Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2015, bà được Ban cán sự Đảng Cộng sản Việt NamBộ Ngoại giao Việt Nam giới thiệu làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.[7]

Ngày 26 tháng 6 năm 2015, bà được Quốc hội Việt Nam khóa 13 phê chuẩn làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (470 phiếu hợp lệ – 2 phiếu không hợp lệ; 320 phiếu đồng ý – 150 phiếu không đồng ý[8])[9] Trước đó, vào ngày 24 tháng 6 năm 2015, khi trình bày báo cáo thẩm tra ứng cử viên, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói rằng có những ý kiến cho rằng bà Nguyễn Thị Hoàng Anh được đào tạo chuyên sâu luật Công pháp chứ không phải Tư pháp, công tác lâu năm trong lĩnh vực pháp luật quốc tế và ngoại giao, chưa từng công tác tại các cơ quan tư pháp, và đã quá tuổi 55 (theo nghị định 53 của Chính phủ), nên không đồng ý bổ nhiệm bà làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.[7]

Ngày 31 tháng 7 năm 2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho bà Nguyễn Thị Hoàng Anh cùng 14 người khác.[10]

Bà là đại sứ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.[11]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà đã kết hôn. Chồng bà là ông Nguyễn Hữu Tráng, quê quán ở tỉnh Bắc Ninh[12], từng làm Trưởng Văn phòng Berlin thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Đức[4], Tổng Lãnh sự đầu tiên của Việt Nam tại Frankfurt/Main (Đức) từ năm 2007 đến năm 2011.[13] Nguyễn Hữu Tráng cũng Tốt nghiệp đại học Luật ở Berlin chuyên ngành công pháp quốc tế (Völkerecht) và về Việt Nam năm 1982.[13] Ông sang học ở Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) từ năm 1977,[12] từng học đại học ở Leipzig, Berlin và Heidelberg (1989-1990).[13] Tính đến năm 2011, ông có gần 25 năm công tác ở Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam, từ năm 1994 ông là lãnh đạo Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam.[13]

Nguyễn Thị Hoàng Anh có hai người con.[4]

  1. ^ “Tân Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức trình Quốc thư”. Báo An ninh thủ đô. 12 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ “Tiểu sử ông ĐOÀN XUÂN HƯNG”. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ a b Theo TTXVN, nguoiviet (14 tháng 7 năm 2012). “Nữ Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại CHLB Đức”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ a b c d e f g h i j k l m “Tiến sĩ NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại CHLB Đức”. Đại sứ quán nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  5. ^ “Thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân TPHCM”. Tòa án nhân dân TPHCM. 29 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2019.
  6. ^ “Tiến sĩ NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại CHLB Đức”. Đai sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2013.
  7. ^ a b c Ngọc Quang (24 tháng 6 năm 2015). “15 ứng viên được đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao”. Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  8. ^ Ngọc Quang (26 tháng 6 năm 2015). “Công bố kết quả bầu Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao”. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ “Nữ Đại sứ được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”.[liên kết hỏng]
  10. ^ Hoàng Giang/TTX (31 tháng 7 năm 2015). “15 thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao mới được bổ nhiệm”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  11. ^ Liên Châu (4 tháng 7 năm 2015). “Nhà ngoại giao làm thẩm phán”. Báo Quốc tế. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  12. ^ a b Nguyễn Hữu Tráng (4 tháng 8 năm 2017). “Nguyễn Hữu Tráng (Berlin): CHUYẾN TÀU ĐÊM 40 NĂM TRƯỚC”. Người Việt.de. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  13. ^ a b c d Hoàng Yến Anh. “Tổng Lãnh Sự Nguyễn Hữu Tráng: „Sức mạnh bao giờ cũng ở sự đoàn kết". Tạp chí Hương Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tản mạn - Hành trình trở lại Long Tích Tuyết Sơn - Phần 1
Tản mạn - Hành trình trở lại Long Tích Tuyết Sơn - Phần 1
tựa như hồn, tinh ngân tựa như cốt. Nhưng người ngoại bang có thể lay chuyển nó, Imunlau...
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
Trải qua thời thơ ấu không như bao đứa trẻ bình thường khác, một phần nào đó đã tác động không nhỏ đến cái nhìn của Mễ Mông
Staff of Ainz Ooal Gown - Overlord
Staff of Ainz Ooal Gown - Overlord
Staff of Ainz Ooal Gown là Vũ khí Bang hội của Ainz Ooal Gown. Hiện tại, với vũ khí của guild này, Momonga được cho là chủ nhân của guild.
Renner & Vật Phẩm Thay Đổi Chủng Tộc
Renner & Vật Phẩm Thay Đổi Chủng Tộc
rong các tập gần đây của Overlord đã hé lộ hình ảnh Albedo trao cho Renner một chiếc hộp ji đó khá là kì bí, có khá nhiều ae thắc mắc hỏi là Albedo đã tặng thứ gì cho cô ấy và tại sao lại tặng như vậy