Tòa án nhân dân tối cao (Việt Nam)

Tòa án nhân dân Tối cao
Trụ sở Tòa án nhân dân Tối cao
Thành lập13/9/1945
Quốc gia Việt Nam
Vị trí48 phố Lý Thường Kiệt - phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội
Ủy quyền bởiHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc hội Việt Nam
Nhiệm kỳ thẩm phán5 năm
Từ năm 2025: 5 năm (nhiệm kỳ đầu tiên), trọn đời (nhiệm kỳ thứ hai)[1]
Số lượng thẩm phán14
Trang mạngwww.toaan.gov.vn
Chánh án
Đương nhiệmLê Minh Trí
Từ26 tháng 8 năm 2024

Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của Việt Nam.

Nhiệm vụ và quyền hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tòa án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

  1. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án nhân dân các cấp, Toà án quân sự các cấp đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
  1. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.
  2. Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
  3. Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
  4. Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.
  5. Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Tòa án nhân dân tối cao gồm:[2]

  1. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: gồm Chánh án, các Phó Chánh án và một số Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Tổng số không được quá 17 người, không dưới 13 người.
  2. Bộ máy giúp việc
  3. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.

Bộ máy giúp việc

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân tối cao gồm những cơ quan sau:

  • Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao
  • Cục Kế hoạch - Tài chính
  • Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính (Vụ Giám đốc, kiểm tra I)
  • Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại (Vụ Giám đốc, kiểm tra II)
  • Vụ Giám đốc kiểm tra về lao động, gia đình và người chưa thành niên (Vụ Giám đốc, kiểm tra III)
  • Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học
  • Ban Thanh tra
  • Vụ Tổ chức - Cán bộ
  • Vụ Tổng hợp
  • Vụ Hợp tác quốc tế
  • Vụ Thi đua - Khen thưởng
  • Vụ Công tác phía Nam
  • Báo Công lý
  • Tạp chí Tòa án nhân dân
  • Cơ quan đào tạo, bồi dưỡng: Học viện Tòa án

Chức danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm.

Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là 5 năm.

Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi được Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là 5 năm, nếu tái bổ nhiệm là 10 năm.

Sơ đồ tổ chức Tòa án Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy định về xét xử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Hiến pháp Việt Nam và theo các quy định về xét xử, các cuộc xét xử của Tòa án nhân dân Tối cao công khai, độc lập, không lệ thuộc vào chính quyền, và chỉ tuân theo pháp luật. Cách thức xét xử tập thể, có hội thẩm Nhân dân tham gia, quyết định theo đa số.[3]

Tòa án nhân dân tối cao phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật; người tham gia tố tụng có quyền tự bào chữa và mời luật sư bào chữa, có quyền được dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

Đặc điểm và hiện tình

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo ông Nguyễn Văn Hiện, cựu Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao: "Để đảm bảo chất lượng công tác xét xử, cần phải có 5 điều kiện: người tiến hành tố tụng tốt; hệ thống pháp luật tốt; người tham gia tố tụng tốt; hệ thống các cơ quan hỗ trợ tư pháp tốt; và thực hiện tốt nguyên tắc độc lập tư pháp, tuân theo pháp luật".

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Tòa án nhân dân tối cao tại số 43 phố Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ngày 13 tháng 9 năm 1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh thiết lập các Toà án quân sự. Theo Điều 1 của Sắc lệnh này thì sẽ thiết lập các Toà án quân sự gồm:

  • Bắc bộ tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình;
  • Trung bộ tại Vinh, Huế, Quảng Ngãi;
  • Nam bộ tại Sài Gòn, Mỹ Tho.

Uỷ ban nhân dân Trung bộ và Nam bộ, trong địa hạt hai bộ ấy, có thể đề đạt lên Chính phủ xin mở thêm Toà án quân sự ở những nơi trọng yếu khác. Về thẩm quyền xét xử, Toà án quân sự xử tất cả những người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trừ trường hợp phạm nhân là binh sĩ thì thuộc về nhà binh tự xử lấy theo quân luật (Điều 2).

Trong cuộc cải cách Tư pháp năm 1950, Chính phủ ra Sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950 quy định:

  • Về tổ chức: - Bộ máy tư pháp được dân chủ hoá các Tòa án sơ cấp, đệ nhị cấp nay gọi là Tòa án nhân dân huyện, Tòa án nhân dân tỉnh. Hội đồng phúc án nay là Tòa Phúc thẩm phụ thẩm nhân dân nay gọi là hội thẩm nhân dân.

- Thành phần nhân dân được đa số trong việc xét xử: Để xét xử việc hình và hộ, Tòa án nhân dân huyện và tỉnh gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Tòa Phúc thẩm gồm hai Thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Hội thẩm nhân dân có quyền xem hồ sơ và biểu quyết.

- Thành lập hội đồng hoá giải tại mỗi huyện nhằm mục đích giao cho nhân dân trực tiếp phụ trách việc hoá giải tất cả các việc hộ kể cả việc ly dị mà từ trước tới nay chỉ có Chánh án Tòa án tỉnh mới có thẩm quyền. Biên bản hòa giải thành có chấp hành lực. Đây là một điểm tiến bộ so với thế hệ cũ. Khi các đương sự đã thoả thuận trước hội đồng hoá giải thì việc hòa giải được đem thi hành ngay.

- Áo chùng đen của Thẩm phán và luật sư nay bỏ đi.

  • Về thẩm quyền:

- Tăng thẩm quyền cho ban tư pháp xã về việc phạt vi cảnh để làm cho một số việc ít quan trọng về mặt trị an sẽ được giải quyết mau chóng ngay tại xã.

- Giao cho các Tòa án nhân dân huyện quyền ấn định các phương pháp bảo thủ, dù việc xử kiện không thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân huyện để tránh cho đương sự khỏi phải tốn phí đi lên Tòa án tỉnh và những việc cấp bách có thể được giải quyết mau chóng hơn.

  • Về tố tụng: Thủ tục tố tụng được hợp lý và giản dị hơn.

- Trái với quan niệm cũ cho rằng việc hộ thường chỉ có lợi hoặc có hại riêng cho tư nhân mà xã hội không cần can thiệp đến, thì nay công tố viên có quyền kháng cáo các án hộ nếu xét ra cần thiết.

- Theo Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 4 năm 1946, biện lý bắt buộc phải đưa sang phòng dự thẩm để thẩm cứu một số việc hình dù rằng xét ra không cần thiết. Nay biện lý chỉ giao sang phòng dự thẩm khi xét thật cần thiết mà thôi.

- Trước đây mỗi khi thủ tục tố tụng không được theo đúng thì bị tiêu hủy dù không có hại cho việc thẩm cứu, hoặc cho quyền lợi của đương sự. Nay coi điều đó là quá câu nệ về hình thức không còn hợp thời nữa.

- Từ nay người bị thiệt hại về một vụ phạm pháp có thể xin kháng cáo không những để tăng tiền bồi thường mà còn để tăng hình phạt nữa.

- Việc chấp hành án nay giao cho Thẩm phán huyện phụ trách.

Lãnh đạo đương nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chánh án và Phó Chánh án

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Thẩm phán

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Thẩm phán đương nhiệm gồm 15 thành viên:[6][7]

Cựu lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chánh án

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Chánh án

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn An[8] năm 2010 nhận xét rằng Việt Nam hiện đang mắc lỗi hệ thống. Tòa án là nhánh yếu nhất trong ba cơ quan quyền lực nhà nước. Mặc dù "Hiến pháp và Pháp luật đã ghi rất rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật là tối thượng. Song trong thực tiễn thì không ít trường hợp chỉ thị, nghị quyết của Đảng mới là tối thượng". Điều này trái với nguyên tắc Tam quyền phân lập, tức hành pháp, tư pháplập pháp là bình đẳng và giám sát lẫn nhau.

Văn bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 17 tháng 3 năm 2022, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định 182/QĐ-TANDTC về Kế hoạch triển khai thực hiện trong Tòa án nhân dân phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.

Ngày 28 tháng 7 năm 2022, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định 194/QĐ-TANDTC về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội thao Tòa án nhân dân lần thứ IV năm 2022.

Ngày 01/08/2022, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn 150/TANDTC-TH về việc quán triệt thực hiện Quy chế về chế độ quản lý hồ sơ vụ án và công tác lưu trữ trong hệ thống Tòa án nhân dân.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tuyến Phan (2 tháng 7 năm 2024). “Từ 1.1.2025, thẩm phán TAND sẽ có nhiệm kỳ suốt đời”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ Điều 21, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
  3. ^ “Luật số 62/2014/QH13 của Quốc hội: LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN” (PDF).
  4. ^ Quang Anh (Ban Thời sự) (21 tháng 6 năm 2017). “Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”. VTV. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2018.
  5. ^ “Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao”. 7 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ “Thành viên Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đương nhiệm”. Tòa án nhân dân tối cao. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày lưu trữ=|archive-date= (trợ giúp)
  7. ^ Ngọc Quang (26 tháng 6 năm 2015). “Công bố kết quả bầu Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao”. Báo Giáo dục. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  8. ^ “Nguyên Chủ tịch Quốc hội khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị”. TuầnViệtNam.net. ngày 8 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về Ma Tố trong Tensura
Tổng quan về Ma Tố trong Tensura
Ma Tố, mặc dù bản thân nó có nghĩa là "phân tử ma pháp" hoặc "nguyên tố ma pháp", tuy vậy đây không phải là ý nghĩa thực sự của nó
Nhân vật Keisuke Baji trong Tokyo Revengers
Nhân vật Keisuke Baji trong Tokyo Revengers
Keisuke Baji (Phát âm là Baji Keisuke?) là một thành viên của Valhalla. Anh ấy cũng là thành viên sáng lập và là Đội trưởng Đội 1 (壱番隊 隊長, Ichiban-tai Taichō?) của Băng đảng Tokyo Manji.
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Attack on Titan là một bộ truyện có cốt truyện rất hấp dẫn, đừng nên đọc để bảo toàn trải nghiệm tận hưởng bộ truyện nếu bạn chưa đọc truyện.
Marley and Me - Life and love with the world's worst dog
Marley and Me - Life and love with the world's worst dog
Một cuốn sách rất đáng đọc, chỉ xoay quanh những câu chuyện đời thường nhưng vô cùng giản dị. Chú chó lớn lên cùng với sự trưởng thành của cặp vợ chồng, của gia đình nhỏ đấy