Tòa án nhân dân Việt Nam là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, gồm năm cấp: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
và tương đương; các Toà án quân sự.[1]
Tòa án nhân dân tối cao, trực thuộc Trung ương, là tòa án nhân dân cấp cao nhất trong hệ thống luật pháp.
Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền tư pháp trên phạm vi nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao không thực hiện nhiệm vụ xét xử phúc thẩm mà chỉ thực hiện nhiệm vụ giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác. Tòa này xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Khoản 4 Điều 22 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định: “Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị”.[1]
Nhiệm kỳ của Tòa án nhân dân tối cao là 5 năm và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm có:
Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính
Các Tòa phúc thẩm Tối cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Trong trường hợp cần thiết, ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
Bộ máy giúp việc gồm: Ban Thanh tra, Ban Thư ký, Vụ tổ chức
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện nay là ông Nguyễn Hồng Nam.
Tòa án nhân dân cấp cao (còn gọi là tòa thượng thẩm) có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị bằng Hội đồng 3 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.[1]
Hiện nay Bộ Tư pháp không còn quản lý Tòa án nhân dân địa phương về mặt tổ chức
vì theo Quyết định số 142/QĐ-QLTA ngày 21/3/1994 ban hành Quy định về việc uỷ quyền cho Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công tác quản lý về mặt tổ chức đối với Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính, Tòa gia đình và người chưa thành niên
Trong trường hợp cần thiết Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao
Bộ máy giúp việc gồm: Ban Thanh tra, Ban Thư ký, Vụ Tổ chức
Tòa án nhân dân cấp tỉnh gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Toà án. Chánh án cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm sau khi có sự thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.[3]
Đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do pháp luật tố tụng quy định.
Zankyou no Terror là một phim nặng về tính ẩn dụ hình ảnh lẫn ý nghĩa. Những câu đố xoay vần nối tiếp nhau, những hành động khủng bố vô hại tưởng chừng như không mang ý nghĩa, những cuộc rượt đuổi giữa hai bên mà ta chẳng biết đâu chính đâu tà