Khóa thứ XXII (2020 - 2025) Cơ cấu Thành ủy | |
Bí thư | Nguyễn Văn Quảng |
---|---|
Phó Bí thư (2) | Nguyễn Đình Vĩnh (Th.trực) Lê Trung Chinh |
Ủy viên Thường vụ Thành ủy (14) | Ban Thường vụ Thành ủy khóa XXII |
Thành ủy viên (51) | Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XXII |
Cơ cấu tổ chức | |
Cơ quan chủ quản | Ban Chấp hành Trung ương Đảng Bộ Chính trị Ban Bí thư |
Chức năng | Cơ quan lãnh đạo Đảng giữa 2 kỳ Đại hội tại thành phố Đà Nẵng |
Cấp hành chính | Thành phố trực thuộc Trung ương |
Văn bản Ủy quyền | Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam |
Bầu bởi | Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng |
Phương thức liên hệ | |
Trụ sở | |
Địa chỉ | 72 Bạch Đằng, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. |
Lịch sử | |
Thành lập | 1997 |
Thành ủy Đà Nẵng, hay còn được gọi là Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng, hay Đảng ủy Thành phố Đà Nẵng, là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng giữa hai kì đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố.
Đứng đầu Thành ủy là Bí thư Thành ủy và thường là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng còn bầu ra Ban Thường vụ gồm các Ủy viên Ban Thường vụ, trong đó có một số Ủy viên giữ nhiệm vụ Thường trực.
Ủy viên ban chấp hành Đảng bộ thành phố được gọi là Thành ủy viên. Thành ủy viên thường là các Giám đốc Sở và Bí thư Quận/Huyện.
Thành ủy Đà Nẵng trước đó là Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng.
Tháng 2/1976 hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà sáp nhập thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng với tỉnh lị là Thành phố Đà Nẵng. Trong giai đoạn 1976-1996 Thành ủy Đà Nẵng là đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam- Đà Nẵng.
Ngày 6/11/1996 tại kì họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã chính thức tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương từ ngày 1/1/1997. Ngày 12/12/1996 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết 122-QĐNS/TW về việc thành lập Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời thành phố Đà Nẵng do Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng Trương Quang Được làm Bí thư lâm thời Thành ủy Đà Nẵng.
Đại hội lần thứ XVII tổ chức lần đầu tiên sau khi tái lập thành phố diễn ra ngày 23-25/10/1997 đã bầu Bí thư lâm thời Trương Quang Được làm Bí thư Thành ủy, trở thành bí thư thành ủy đầu tiên sau khi tách tỉnh.
Thành ủy Đà Nẵng là cơ quan cấp Đảng cao nhất của Thành phố có chức năng và nhiệm vụ:
Thành ủy Đà Nẵng gồm các cơ quan trực thuộc sau:
Bí thư Thành ủy là người đứng đầu Đảng bộ Thành phố. Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương vì vậy Bí thư Thành ủy thường là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
STT | Đại hội Đảng bộ | Nhiệm kì | Bí thư | Chức vụ | Phó Bí thư | Chức vụ | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | - | 12/1996-11/1997 | Trương Quang Được | Ủy viên Trung ương Đảng Bí thư Thành ủy lâm thời |
Nguyễn Bá Thanh | Chủ tịch UBND Thành phố lâm thời | |
Phan Như Lâm | Phó Bí thư thường trực Thành ủy lâm thời | ||||||
XVII | 11/1997-12/2000 | Ủy viên Trung ương Đảng Bí thư Thành ủy (đến 2/2000) |
Nguyễn Bá Thanh | Chủ tịch UBND Thành phố | |||
2 | Phan Diễn | Ủy viên Bộ Chính trị Bí thư Thành ủy (từ 2/2000) |
Phan Như Lâm | Phó Bí thư thường trực Thành ủy | |||
XVIII | 12/2000-12/2005 | Ủy viên Bộ Chính trị Bí thư Thành ủy (đến 1/2002) |
Phan Như Lâm | Phó Bí thư thường trực Thành ủy | Từ 2002 là Bí thư Trung ương Đảng | ||
3 | Nguyễn Đức Hạt | Ủy viên Trung ương Đảng Bí thư Thành ủy (1/2002-6/2003) |
Từ 2003 là Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương | ||||
4 | Nguyễn Bá Thanh | Phó Bí thư Thành ủy (đến 6/2003) Bí thư Thành ủy (từ 6/2003) Chủ tịch UBND Thành phố (đến 7/2003) Chủ tịch HĐND Thành phố (từ 7/2003) |
Hoàng Tuấn Anh | Phó Bí thư Thành ủy (từ 7/2004) Chủ tịch UBND Thành phố (từ 7/2004) |
|||
XIX | 12/2005-9/2010 | Ủy viên Trung ương Đảng (từ 4/2006) Bí thư Thành ủy Chủ tịch HĐND Thành phố |
Phan Như Lâm | Phó Bí thư thường trực Thành ủy | |||
Hoàng Tuấn Anh | Phó Bí thư Thành ủy (7/2004-4/2006) Chủ tịch UBND Thành phố (7/2004-4/2006) |
||||||
Trần Văn Minh | Phó Bí thư Thành ủy (từ 8/2006) Chủ tịch UBND Thành phố (4/2006) |
||||||
Trương Quang Nghĩa[1] | Phó Bí thư thường trực Thành ủy (từ 5/2008) |
||||||
Trần Thọ[2] | Phó Bí thư Thành ủy (từ 12/2008) |
||||||
XX | 9/2010-10/2015 | Ủy viên Trung ương Đảng Bí thư Thành ủy (đến 8/2013) Chủ tịch HĐND Thành phố (đến 4/2013) |
Trần Văn Minh | Ủy viên Trung ương Đảng Chủ tịch UBND Thành phố (đến 10/8/2011) |
Từ 10/8/2011, Trần Văn Minh là Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Từ 12/2012, Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương và miễn nhiệm Bí thư Thành ủy tháng 2/2013 | ||
5 | Trần Thọ | Bí thư Thành ủy (từ 8/2013) Chủ tịch HĐND Thành phố (từ 4/2013) Phó Bí thư thường trực Thành ủy (đến 8/2013) |
Võ Công Trí | Phó Bí thư thường trực Thành ủy (từ 12/2013) |
Bổ sung tháng 12/2013 | ||
Nguyễn Xuân Anh | Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng | Bổ sung 4/2014 | |||||
Văn Hữu Chiến | Chủ tịch UBND Thành phố (10/2011-1/2015) |
Bổ sung 30/9/2011 và từ 1/2015 nghỉ chế độ | |||||
Huỳnh Đức Thơ | Chủ tịch UBND Thành phố (từ 1/2015) |
Bổ sung làm Phó Bí thư từ 1/2015 | |||||
6 | XXI | 10/2015-10/2020 | Nguyễn Xuân Anh | Ủy viên Trung ương Đảng Bí thư Thành ủy |
Võ Công Trí
(đến 12/2019) |
Phó Bí thư thường trực Thành ủy | Từ 6/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. |
Nguyễn Văn Quảng (từ 12/2019) | Phó Bí thư thường trực Thành ủy | ||||||
Huỳnh Đức Thơ | Chủ tịch UBND Thành phố | ||||||
Trương Quang Nghĩa | Ủy viên Trung ương Đảng Bí thư Thành ủy | ||||||
7 | XXII | Từ 10/2020 | Nguyễn Văn Quảng [3] | Ủy viên Trung ương Đảng Bí thư Thành ủy |
Lương Nguyễn Minh Triết | Phó Bí thư thường trực Thành ủy kiêm Chủ tịch HĐND Thành phố | đến 01/2024 |
Lê Trung Chinh | Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch UBND Thành phố | ||||||
Nguyễn Đình Vĩnh | Phó Bí thư thường trực Thành ủy | từ 06/2024 |
Danh sách Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Đà Nẵng khóa XXII, nhiệm kì 2020 - 2025
Danh sách ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ được bầu ngày 22/10/2020 tại Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXII, xếp theo thứ tự ABC:[9]
- Ban Thường vụ (lâm thời):
- Thành ủy viên (lâm thời):
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng lần thứ XVII họp từ chiều 23 - 25/10/1997 có 259 đại biểu tham dự. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ với 45 người.
- Ban Thường vụ:
- Thành ủy viên:
Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XVIII, nhiệm kì 2000-2005, được tổ chức vào ngày 12 - 14/2/2001 tại Nhà Văn hóa Quân khu V, có 300 đại biểu. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố gồm 47 người, bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng gồm 13 người. Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XVIII đã họp phiên đầu tiên, bầu ra Ban Thường vụ Thành ủy gồm 11 người, bầu Bí thư, các Phó Bí thư, bầu ra Ủy ban Kiểm tra Thành ủy gồm 9 người và bầu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra.
- Ban Thường vụ:
- Thành ủy viên:
Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX họp từ 18 - 21/12/2005 tại Trường Chính trị Tp Đà Nẵng có 300 đại biểu tham dự. Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIX gồm 49 người. Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIX đã họp phiên đầu tiên, bầu Ban Thường vụ Thành ủy gồm 13 người, bầu ra Ủy ban Kiểm tra Thành ủy gồm 10 người. Đại hội cũng đã bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng gồm 13 người. Trước Đại hội Đảng bộ XX thì Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIX còn 44 đại biểu với 13 ủy viên Ban Thường vụ.
- Ban Thường vụ:
- Thành ủy viên:
Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010–2015, diễn ra từ 27 - 30/9/2010 tại Trường Chính trị Thành phố, có 299 đại biểu. Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 55 người. Ban Thường vụ Thành ủy gồm 15 người, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy gồm 11 người. Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng gồm 16 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết.
- Ban Thường vụ:
- Thành ủy viên:
Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020, diễn ra từ 14 - 16/10/2015 có 350 đại biểu tham dự. Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 52 người. Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng gồm 17 đại biểu chính thức và 1 đại biểu dự khuyết. Ban Chấp hành đã họp phiên đầu tiên, bầu Ban Thường vụ Thành ủy gồm 15 người, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy có 11 người.
- Ban Thường vụ
- Thành ủy viên:
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tiến hành cuộc họp ngày 21/1/1978 về việc xét chuẩn y đề nghị nhân sự vào Ban Chấp hành Đảng bộ của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Tiểu ban Nhân sự nghiên cứu thành lập thành phố Đà Nẵng. Ngày 10/2/1978, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng ra quyết định sáp nhập các quận I, II, III thành thành phố Đà Nẵng và chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng gồm 30 người. Ngày 26/3/1978, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng triệu tập phiên họp đầu tiên để thành lập Đảng bộ Đà Nẵng và bàn một số nội dung công tác năm 1978. Hồ Nghinh, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Võ Văn Đồng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thành Long, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự. Tại phiên họp này, Trần Bắc (Trần Hưng Thừa), Phó Bí thư Thành ủy công bố quyết định của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và các quyết định của Quảng Nam - Đà Nẵng về việc thành lập Thành ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng gồm có 31 người. Trần Văn Đán - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; Trần Bắc, Tỉnh ủy viên làm Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân; Ban Thường vụ gồm 9 người. Tháng 9/1978, Trần Văn Đán được cấp trên điều động nên Võ Văn Đồng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, kiêm nhiệm chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Sau đó, Nguyễn Thành Long, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được phân công làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Ngày 7/7/1979, Đại hội lần thứ I Đảng bộ thành phố Đà Nẵng được tổ chức. Tham dự Đại hội có 305 đại biểu, thay mặt 120 tổ chức cơ sở đảng, trong đó 28 Đảng bộ các phường, 22 xí nghiệp, 70 tổ chức cơ sở Đảng cơ quan, với tổng số 2.500 đảng viên. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 31 người. Nguyễn Thành Long tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy, Trần Hưng Thừa làm Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân.
Từ ngày 25 đến ngày 29/1/1983, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ II được tổ chức. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ II gồm 41 người. Nguyễn Thành Long được phân công làm Bí thư, Trần Hưng Thừa và Phan Văn Nghệ được bầu làm Phó Bí thư. Trần Hưng Thừa từ Chủ tịch UBND sang làm công tác thường trực cơ quan Đảng bộ, Phan Văn Nghệ làm Chủ tịch UBND. Về công tác Dân vận và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sau Đại hội, Lê Văn Huấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận sang làm Chủ nhiệm UBKT Thành ủy, Trần Hưng Thừa kiêm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng. Năm 1984, Nguyễn Văn Chi được điều động về giữ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, phụ trách theo dõi các phường.
Từ ngày 24 đến ngày 26/9/1986, Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ III được tiến hành. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 51 người, trong đó có 10 Ủy viên Dự khuyết. Võ Đắc Hợi làm Bí thư (Nguyễn Hồng Thắng thay năm 1989), Hoàng Tú, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND, Hồ Việt, Phó Bí thư Thường trực cơ quan Đảng, Hoàng Tư Nghĩa - Ủy viên Ban Thường vụ được phân công làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố. Ngay sau Đại hội, Đảng bộ đã chỉ định Nguyễn Văn Điệu vào Ban Chấp hành và Ban Thường vụ, giữ chức Thành đội trưởng, nâng tổng số Ủy viên Ban Chấp hành là 52 người.
Sáng ngày 8/5/1989, Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng khai mạc. Tham dự Đại hội có 396 đại biểu chính thức, trong đó có 44 người tham gia cách mạng trước tháng 8/1945, đại diện gần 10.000 đảng viên. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 45 người. Ban Chấp hành đã phân công Nguyễn Hồng Thắng làm Bí thư, Phó Bí thư là Hoàng Tú và Hồ Việt (Hoàng Tú còn đương chức Chủ tịch UBND thành phố, Hồ Việt còn tiếp tục nhiệm vụ Thường trực cơ quan Thành ủy Đà Nẵng).
Từ ngày 3 đến ngày 6/4/1991, Đại hội (vòng 1) lần thứ V của Thành Đảng bộ Đà Nẵng cũng được tổ chức. Số lượng đại biểu chính thức tham dự đại hội là 311 người, trong đó có 126 đại biểu thuộc Đảng bộ các phường. Đại hội (vòng 1) tuy chưa bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới song nhiệm vụ về công tác tổ chức, cán bộ đã được Đại hội đặc biệt quan tâm. Từ thực tế diễn ra trong Đại hội này, chuẩn bị cho Đại hội (vòng 2) của Đảng bộ thành phố, Tỉnh ủy chủ trương điều động cán bộ, đưa Nguyễn Minh Hùng về làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, chuẩn bị bầu cử Ban Chấp hành nhiệm kỳ V của Đảng bộ thành phố. Từ ngày 7 đến ngày 9/1/1992, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng tổ chức Đại hội lần thứ V (vòng 2). Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 26 người. Nguyễn Minh Hùng làm Bí thư, Nguyễn Hữu Mười, Phó Bí thư Thường trực, Hồ Việt, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND thành phố. Tháng 5/1994 Phan Như Lâm về làm Bí thư thay Nguyễn Minh Hùng. Tháng 1/1995 Nguyễn Bá Thanh về làm Phó Bí thư, Chủ tịch thay Hồ Việt.
Từ ngày 11 đến 13/3/1996, Thành ủy Đà Nẵng tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ VI. Đại hội có 249 đại biểu thay mặt 6.800 đảng viên đang sinh hoạt ở 94 tổ chức cơ sở Đảng trong thành phố. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 35 người, Phan Như Lâm làm Bí thư, Ngô Văn Chờ, Phó Bí thư Thường trực, Nguyễn Bá Thanh, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND.
Tại kì họp thứ 19 diễn ra ngày 8/1/2018, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng thi hành kỉ luật 3 cán bộ:[16]
Ngày 18/1/2018, Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng khóa XXI đã họp xem xét quyết định thi hành kỉ luật đối với tổ chức và các cá nhân có trách nhiệm trong việc tham mưu dẫn đến khuyết điểm, vi phạm của tập thể Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020:[17]