Nguyễn Trần Phượng Trân

Nguyễn Trần Phượng Trân
Chức vụ
Nhiệm kỳ13 tháng 3 năm 2020 – nay
4 năm, 317 ngày
Chủ tịchHà Thị Nga
Tiền nhiệmNguyễn Thị Ngọc Bích
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ20 tháng 7 năm 2021 – nay
3 năm, 188 ngày
Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ
Đại diệnThành phố Hồ Chí Minh
Tỉ lệ63,73%
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh28 tháng 1, 1976 (48 tuổi)
Phường 8, Đà Lạt, Lâm Đồng
Nghề nghiệpCán bộ, công chức
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân Xã hội học
Thạc sĩ Xây dựng Đảng
Cao cấp lý luận chính trị
Alma materHọc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Nguyễn Trần Phượng Trân (sinh ngày 28 tháng 1 năm 1976) là nữ Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bà hiện là Thành ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy cơ quan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trần Phượng Trân là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Xã hội học, Cử nhân Chính trị, Thạc sĩ Xây dựng Đảng, Cao cấp lý luận chính trị. Bà có sự nghiệp đều công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Trần Phượng Trân sinh ngày 28 tháng 1 năm 1976 tại Phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Bà lớn lên và tốt nghiệp phổ thông 12/12, học đại học và tốt nghiệp Cử nhân Xã hội học, có thêm văn bằng đại học thứ hai là Cử nhân Chính trị, tiếp tục học cao học và nhận bằng Thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. Bà được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 8 tháng 12 năm 2003, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị. Hiện bà thường trú ở Tổ 49, Khu phố 3, phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1994, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Nguyễn Trần Phượng Trân bắt đầu công tác với vai trò là cộng tác viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 17, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Bà được tuyển dụng công chức, công tác thời gian dài và liên tục ở đây, được điều lên Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Gò Vấp, là cán bộ rồi Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Gò Vấp.[2] Tháng 5 năm 2008, bà được điều chuyển sang Liên đoàn Lao động quận Gò Vấp, nhậm chức Phó Chủ tịch thường trực, sau đó được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ quận Gò Vấp, rồi Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy Gò Vấp, thăng chức làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Gò Vấp. Tháng 3 năm 2013, bà được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, kiêm nhiệm là Trưởng ban Chính sách pháp luật. Sau đó, bà được điều về quận Bình Tân, nhậm chức Phó Bí thư Quận ủy rồi tiếp tục là Phó Bí thư thường trực Quận ủy. Bà là Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2016–2021.[3]

Tháng 6 năm 2019, Nguyễn Trần Phượng Trân được điều lên Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nhậm chức Phó Trưởng Ban Dân vận Thành ủy, đến ngày 13 tháng 3 năm 2020 thì được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh.[4] Đến tháng 10 cùng năm, tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020–2025,[5] bà được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được bầu làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.[6] Năm 2021, với sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố,[7] bà tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ Thành phố Hồ Chí Minh,[8] bầu cử ở đơn vị bầu cử số 9 ở Quận 4, Quận 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 63,73%.[9][10] Trong nhiệm kỳ này, bà là Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.[11]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Tóm tắt tiểu sử Nguyễn Trần Phượng Trân” (PDF). Người lao động. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ “Hồ sơ Nguyễn Trần Phượng Trân”. Vietnamnet. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ “Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân”. Bầu cử Quốc hội. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ Thái Phương (ngày 13 tháng 3 năm 2020). “Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM có tân Chủ tịch”. Sài Gòn giải phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ Trương Đức Thuận (ngày 15 tháng 10 năm 2020). “Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025: Phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của châu Á”. Tạp chí Cộng sản. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ “Bà Nguyễn Trần Phượng Trân tái đắc cử chức Chủ tịch Hội LHPN TPHCM nhiệm kỳ 2021 - 2026”. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. ngày 23 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ Bảo Anh (ngày 10 tháng 6 năm 2021). “Danh sách 30 Đại biểu Quốc hội khóa XV Đoàn TP.HCM”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2023.
  8. ^ Long Hồ (ngày 10 tháng 6 năm 2021). “30 ứng cử viên trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XV nhiệm kỳ 2021-2026 tại TPHCM”. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  9. ^ Minh Chiến; Phan Anh (ngày 10 tháng 6 năm 2021). “Danh sách người trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XV ở TP HCM”. Người lao động (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ Minh Dung (ngày 11 tháng 6 năm 2021). “Danh sách 30 người trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XV ở TPHCM”. Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  11. ^ Luân Dũng (ngày 23 tháng 7 năm 2021). “Phê chuẩn nhân sự Phó Chủ nhiệm, Uỷ viên thường trực các Uỷ ban”. Tiền phong (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ xã hội
Tiền vị:
Nguyễn Thị Ngọc Bích
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh
2020–nay
Đương nhiệm
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Phở đã trở nên gần gũi với Văn hóa Việt Nam tới mức người ta đã dùng nó như một ẩn dụ trong các mối quan hệ tình cảm
[Chongyun] Thuần Dương Chi Thể - Trường sinh bất lão
[Chongyun] Thuần Dương Chi Thể - Trường sinh bất lão
Nếu ai đã từng đọc những tiểu thuyết tiên hiệp, thì hẳn là không còn xa lạ
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Nghe thấy rất nhiều tin tốt về một dự án tưởng như sẽ là tương lai với backers xịn, KOLs lớn tâng bốc lên mây, bạn lập tức mua vào và chờ ngày x10 x100
Nhân vật Izana Kurokawa trong Tokyo Revengers
Nhân vật Izana Kurokawa trong Tokyo Revengers
Izana là một người đàn ông mang nửa dòng máu Philippines, nửa Nhật Bản, có chiều cao trung bình với đôi mắt to màu tím, nước da nâu nhạt và mái tóc trắng ngắn thẳng được tạo kiểu rẽ ngôi giữa