Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | |
---|---|
Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa X | |
Dạng | |
Mô hình | Đơn viện Cơ quan lập pháp, đại diện quyền lực nhà nước ở địa phương |
Các viện | Hội đồng nhân dân |
Thời gian nhiệm kỳ | 5 năm |
Lịch sử | |
Thành lập | Tháng 4 năm 1976 |
Lãnh đạo | |
Chủ tịch | |
Phó Chủ tịch | |
Cơ cấu | |
Số ghế | 94 |
Chính đảng | Đảng Cộng sản (90) Ngoài đảng (4) |
Nhiệm kỳ | 2021-2026 (khóa X) |
Bầu cử | |
Bầu cử vừa qua | 23 tháng 5 năm 2021 HĐND khóa X |
Bầu cử tiếp theo | 2026 HĐND khóa XI |
Trụ sở | |
86 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh | |
Trang web | |
http://www.dbnd.hochiminhcity.gov.vn |
Chính trị Thành Phố Hồ Chí Minh |
---|
Hiến pháp |
Đảng Cộng sản |
Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh[1] là cơ quan quyền lực nhà nước địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh, tạo thành nhánh lập pháp trong Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật của nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, và thực hiện quyền giám sát với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Thành phố.[2]
Hội đồng này có nhiệm kỳ 5 năm, mỗi năm họp hai kỳ tại Hội trường Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan này bao gồm 150 đại biểu đại diện cho 35 khu vực bầu cử trên khắp các quận huyện của Thành phố Hồ Chí Minh. Đại biểu được bầu theo cơ chế phổ thông đầu phiếu trong các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
Bộ phận lãnh đạo Hội đồng nhân dân Thành phố là Thường trực Hội đồng nhân dân, gồm một Chủ tịch, hai Phó chủ tịch, các Trưởng ban Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Hội đồng nhân dân đương nhiệm là bà Nguyễn Thị Lệ, nhận lĩnh vị trí này từ tháng 4 năm 2019.
Hội đồng điều hành 4 ban chuyên trách là Ban Pháp chế, Ban Kinh tế-Ngân sách, Ban Đô thị và Ban Văn hoá-Xã hội, với trưởng ban, phó ban và các uỷ viên do chính đại biểu hội đồng nhân dân đảm nhận.
Lịch sử Hội đồng nhân dân thành phố gắn liền với quá trình hình thành và phát triển hành chính thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và Sài Gòn và Gia Định từ thời Pháp thuộc đến nay.
Sau khi xâm chiếm thành Gia Định và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ từ tay nhà Nguyễn, người Pháp gấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa. Đồng thời, chính quyền Pháp từng bước xây dựng hệ thống hành chính mới nhằm thay thế hệ thống quan, phủ, huyện của người Việt bằng một hệ thống mới phù hợp với việc cai trị của mình.
Ngày 11 tháng 4 năm 1861, thống đốc Nam Kỳ Leonard Charner ban hành nghị định quy định giới hạn thành phố Sài Gòn.[3] Lúc này, Sài Gòn nằm trong địa bàn tỉnh Gia Định. Trong thời gian đầu, Thống đốc Nam Kỳ thông qua Nha Nội chánh quản lý trực tiếp thành phố này.[4] Ngày 4 tháng 4 năm 1867, Phó Đô đốc La Grandière ban hành Nghị định số 53 "Tổ chức một Uỷ ban thành phố Sài Gòn", thành lập Uỷ hội Thành phố (Commission municipal), đứng đầu là Uỷ viên thành phố (Commissaire municipal) và 12 hội viên để quản lý thành phố.[5] Đến ngày 8 tháng 7 năm 1869 Thống đốc Nam Kỳ ký nghị định mới số 131 thay thế: Chức vụ Ủy viên thành phố được đổi thành Thị trưởng (Maire - một số tài liệu gọi là "Đốc lý"), đồng thời Ủy hội thành phố đổi thành Hội đồng thành phố (Conseil municipal) gồm 13 thành viên, có nhiều quyền hạn hơn. Charles Marie Louis Turc được cử làm uỷ viên thành phố và cũng là Thị trưởng đầu tiên của Sài Gòn, giai đoạn 1867-1871. Sau khi thành lập Liên bang Đông Dương vào ngày 17 tháng 10 năm 1887, chức vụ Thị trưởng thành phố Sài Gòn do Hội đồng thành phố bầu chọn, Thống đốc Nam Kỳ đề nghị Toàn quyền Đông Dương quyết định chuẩn y.
Thành phố Chợ Lớn được thành lập ngày 6 tháng 6 năm 1865 theo Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ. Quản lý thành phố trong thập niên 1870 có một cơ quan hành chính lâm thời gọi là Ban Đại diện thành phố (Délégation municipale), đứng đầu là vị Chủ tịch (Président)[6]. Ngày 20/10/1879. Thống đốc Nam Kỳ ban hành nghị định công nhận thành phố Chợ Lớn là đô thị loại II.[7] Sau khi thành lập Liên bang Đông Dương vào ngày 17/10/1887, chức vụ Thị trưởng thành phố Chợ Lớn[1] do Ủy hội thành phố (Commission municipale) bầu chọn, Thống đốc Nam Kỳ đề nghị và Toàn quyền Đông Dương quyết định chuẩn y.
Ngày 27 tháng 4 năm 1931, tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu Sài Gòn - Chợ Lớn (Région Saigon - Cholon). Tiếp theo ngày 14 tháng 12 năm 1931 Toàn quyền Đông Dương ký nghị định quy định tổ chức bộ máy, hoạt động của khu. Quản lý khu có Hội đồng Hành chánh (Conseil d'Administration), đứng dầu là Khu trưởng (Administrateur de la région) do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm[8]. Tuy nhiên chức vụ Thị trưởng của hai thành phố: Sài Gòn và Chợ Lớn còn duy trì, cho đến năm 1934 mới bãi bỏ.
Ngày 26 tháng 9 năm 1947 chức danh người đứng đầu chính quyền Khu Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô trưởng.[9]
Năm 1951, chính phủ Quốc gia Việt Nam của cựu hoàng Bảo Đại ra sắc lệnh cải danh Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô Thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Đến năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà ban hành sắc lệnh đổi thành Đô Thành Sài Gòn. Đứng đầu Đô thành là Đô trưởng. Ngoài ra còn có Hội đồng Đô thành (đứng đầu là vị Chủ tịch), gồm 35 nghị viên do dân bầu.[9] Hội đồng này có thẩm quyền quyết định về ngân sách, các vấn đề dân sinh trên địa bàn và giám sát việc quản lý của Đô trưởng. Tỉnh Gia Định được quản lý bởi Tỉnh trưởng và Hội đồng Tỉnh. Đứng đầu hội đồng tỉnh là Chủ tịch và 30 nghị viên do dân bầu.
Sau Sự kiện 30 tháng 4, chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận. Ngày 3 tháng 5 năm 1975, thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập trên cơ sở sáp nhập Đô Thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định của chế độ cũ. Trong thời kỳ này, thành phố được quản lý trực tiếp bởi Uỷ ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định. Tháng 1 năm 1976 là Ủy ban nhân dân Cách mạng thành phố Hồ Chí Minh thay thế Uỷ ban quân quản đi vào hoạt động. Tháng 4 năm 1976, cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp được tổ chức. Sau cuộc bầu cử, Hội đồng nhân dân chính thức được hình thành, đặt tên là Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân 1983 chưa quy định vị trí lãnh đạo thường trực của Hội đồng nhân dân các cấp, mà tại mỗi kỳ họp, Hội đồng bầu ra Đoàn chủ tịch và đoàn thư ký kỳ họp. Người ký tên nghị quyết hay văn bản của Hội đồng nhân dân thành phố lúc bấy giờ là Chủ toạ kỳ họp thay mặt Đoàn chủ tịch. Năm 1989, Quốc hội ban hành Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân mới, lần đầu tiên quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân, chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân các Phó chủ tịch.[10] Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đầu tiên là ông Lê Khắc Bình, được bầu tại kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân Thành phố khoá IV.
Việc tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên hai văn bản chính là: Luật Tổ chức chính quyền địa phương, do Quốc hội Việt Nam thông qua tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2016; và Quy chế hoạt động Hội đồng nhân dân ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 2 tháng 4 năm 2005.[11]
Từ ngày 01/7/2021, TP. Hồ Chí Minh chính thức bỏ HĐND quận, phường [12] theo Nghị quyết 131/2020/QH14 [13] ngày 16/11/2020. Cụ thể, chính quyền đô thị chỉ còn lại UBND quận, phường. Tuy nhiên các huyện, xã thuộc Thành phố Hồ Chí Minh vẫn sẽ tổ chức chính quyền gồm UBND và HDND theo Luật tổ chức chính quyền địa phương.
Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn trong các mặt của thành phố từ kinh tế, chính trị, khoa học, thể dục thể thao và quốc phòng.[14]
Trong lĩnh vực kinh tế Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trong thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo và thi hành pháp luật Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan hoạt động thường xuyên giữa hai kỳ họp, đảm bảo cho Hội đồng nhân dân thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân;[15]
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân:
Nhân sự Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 bao gồm:[16]
Chức vụ | Họ và tên | Ngày bắt đầu | Ngày kết thúc | Chức vụ Đảng bộ địa phương |
---|---|---|---|---|
Chủ tịch Hội đồng nhân dân | Nguyễn Thị Lệ | 8 tháng 4, 2019 | nay | Phó Bí thư Thành ủy |
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân | Nguyễn Văn Dũng | 22 tháng 4, 2021 | 11 tháng 11, 2023 | Thành uỷ viên |
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân | Phạm Thành Kiên | 11 tháng 11, 2023 | nay | Thành uỷ viên |
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân | Huỳnh Thanh Nhân | 14 tháng 3, 2024 | nay | Thành uỷ viên |
Các ban chuyên trách Hội đồng nhân dân Thành phố là cơ quan tham mưu cho Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ tham gia chuẩn bị các kỳ họp Hội đồng nhân dân, thẩm tra các báo cáo, đề án do Hội đồng nhân dân hoặc Thủ trưởng Hội đồng nhân dân phân công; giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thi hành pháp luật.[17]
Các ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố hiện nay bao gồm:[18]
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định: tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa, Hội đồng nhân dân bầu Thư ký kỳ họp theo sự giới thiệu của Chủ tọa kỳ họp.
Thư ký kỳ họp Hội đồng nhân dân có các nhiệm vụ sau đây[19]:
Ngày 1/6/2021, Ủy ban Bầu cử TPHCM chính thức công bố danh sách 94 người trúng cử đại biểu HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026. Trong số 94 người trúng cử đại biểu HĐND TPHCM, có 41 người là nữ (đạt 43,62%), 45 người tái cử (47,87%), có một người tự ứng cử đã trúng cử, có 20 người dưới 40 tuổi, 78 người trúng cử có trình độ trên đại học. Số người ngoài Đảng trúng cử là 4 người.[20]
Về thành phần người trúng cử đại biểu HĐND TPHCM, có 28 người trong cơ quan Đảng, 21 người trong chính quyền, 14 người thuộc Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên của MTTQ, một người đến từ TAND, 3 người thuộc khối quân đội, công an và 27 người thuộc các cơ quan, đơn vị khác.
Tại phiên họp HĐND TP.HCM khóa IX ngày 12/7/2019 một đại biểu đã đề xuất "trang bị lu nước để chống ngập" cho thành phố [21]. Đề xuất với từ ngữ lạ tai đã gây bão trong dư luận với đủ các sắc thái phản ứng khác nhau. Những ý kiến bình tĩnh thì cho rằng "đại biểu dân cử khi đưa ra ý kiến cần tìm hiểu kỹ", và "phải ý thức được mọi lời nói sẽ trở thành "mồi nhậu" trên mạng xã hội" [22]. Những phân tích kỹ thuật cho thấy 'lu chống ngập' không đủ đáp ứng nhu cầu chống ngập, mà cần giải pháp căn cơ hơn, là các hồ điều hòa có dung tích và vị trí hợp lý [23], cùng với việc cấp bù nước ngọt vào các tầng chứa nước dưới đất mà do khai thác quá mức đã làm sụt đất và giảm độ cao bề mặt.