Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội (Việt Nam)

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục
Quốc hội Việt Nam


Quốc kỳ Việt Nam


Quốc huy Việt Nam

Khóa thứ XV
(năm 2021 - tới nay)
Thành viên
Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh
Phó Chủ nhiệm (4) Tạ Văn Hạ
Phan Viết Lượng
Nguyễn Thị Mai Hoa
Đinh Công Sỹ
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quản Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Cấp hành chính Cấp Nhà nước
Văn bản Ủy quyền Hiến pháp Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Quy định-Luật tổ chức Luật Tổ chức Quốc hội
Bầu bởi Quốc hội Việt Nam
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉ Tòa nhà Quốc hội, số 2 đường Độc Lập, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Cơ quan tương đương

{{{a}}}

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội là cơ quan giám sát lĩnh vực văn hóa giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội. Đồng thời thảo luận sửa đổi các đạo Luật liên quan đến văn hóa, giáo dục, thanh niên và nhi đồng trước khi trình Quốc hội.

Ủy ban còn có nhiệm vụ giám sát, thẩm tra các nghị quyết, nghị định... của Chính phủ về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thanh niên và nhi đồng và giám sát việc thực hiện các Luật trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thanh niên và nhi đồng.

Trước đây Ủy ban có tên cũ là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng. Kể từ Quốc hội khóa XV, Ủy ban được đổi tên thành Ủy ban Văn hóa, Giáo dục[1].

Nhiệm vụ và chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao và thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;

Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thông tin thể thao và thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách về văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; giám sát việc thực hiện chính sách đối với thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;

Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao của đất nước, chính sách đối với thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.

Danh sách Ủy viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ nhiệm Ủy ban qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ tự Họ tên Thời gian Quốc hội khóa
1 Trần Quỳnh 1975 - 1976 Quốc hội khóa V
2 Lưu Hữu Phước 1976 - 1981 Quốc hội khóa VI
3 Vũ Quang 1981 - 1982 Quốc hội khóa VII
4 Lê Thanh Đạo 1982 - 1987
5 Vũ Mão 1987 - 1988 Quốc hội khóa VIII
6 Trần Độ 1987 - 1992
7 Trần Thị Tâm Đan 1992 - 2007 Quốc hội khóa IX, X, XI
8 Đào Trọng Thi 2007 - 2016 Quốc hội khóa XII, XIII
9 Nguyễn Thanh Hải 2016 Quốc hội khóa XIII
10 Phan Thanh Bình 2016 - 2021 Quốc hội khóa XIV
11 Nguyễn Đắc Vinh 2021 - Quốc hội khóa XIV, XV

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Thông qua Luật Tổ chức Quốc hội: Đổi tên 2 Uỷ ban, tăng số lượng đại biểu chuyên trách”.
  2. ^ “Phê chuẩn các Phó chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội”.
  3. ^ “Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác nhân sự”.
  4. ^ “Danh sách nhân sự cấp cao được Quốc hội khóa XIV bầu và phê chuẩn”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Taisho Otome Fairy Tale là một bộ truyện tranh Nhật Bản được viết và minh họa bởi Sana Kirioka
Yuki Tsukumo có thể đấm bay thực tại?
Yuki Tsukumo có thể đấm bay thực tại?
Tìm hiểu về “sunyata” hay “Hư không” dựa trên khái niệm cơ bản nhất thay vì khai thác những yếu tố ngoại cảnh khác ( ví dụ như hiện tượng, tôn giáo, tâm thần học và thiền định)
[Visual Novel] White Album 2 Tiếng Việt
[Visual Novel] White Album 2 Tiếng Việt
Đây là bài đầu tiên mà tôi tập, và cũng là bài mà tôi đã thuần thục
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Vào ngày 7 tháng 10, một bình minh mới đã đến trên vùng đất Thánh, nhưng không có ánh sáng nào có thể xua tan bóng tối của sự hận thù và đau buồn.