Nguyễn Văn Hiếu (Cà Mau)

Nguyễn Văn Hiếu
Nguyễn Văn Hiếu tại Cộng hòa Dân chủ Đức vào năm 1971
Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Nhiệm kỳ
24 tháng 6 năm 1976 – 30 tháng 6 năm 1986
10 năm, 6 ngày
Tiền nhiệmLưu Hữu Phước
Kế nhiệmTrần Văn Phác
Thông tin cá nhân
Sinh(1922-11-24)24 tháng 11, 1922
Cà Mau, Nam Kỳ thuộc Pháp, Liên bang Đông Dương
Mất6 tháng 3, 1991(1991-03-06) (68 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tặng thưởngHuân chương Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhì

Nguyễn Văn Hiếu (24 tháng 11 năm 19226 tháng 3 năm 1991) là một chính khách Việt Nam. Ông sinh tại Cà Mau, từng tham gia phong trào Cách mạng Tháng Tám,[1][2] là thành viên Đảng Dân chủ và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1951.

Kể từ năm 1960, Nguyễn Văn Hiếu tham gia Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam và giữ chức vụ Tổng thư ký của liên minh chính trị này.[3] Ngoài ra ông còn đảm nhiệm vị trí Chánh Thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong khoảng thời gian 1959 – 1963.[4] Ngày 20 tháng 10 năm 1962, Nguyễn Văn Hiếu làm Trưởng Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra Bắc Bộ gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh.[5][6]

Năm 1973, ông được bổ nhiệm vào chức danh Bộ trưởng Nhà nước trong Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và đứng đầu phái đoàn của chính phủ này tham dự hội nghị Paris để đàm phán về việc Mỹ rút quân khỏi cuộc xung đột.[7] Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Hiếu nhận nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa nhiệm kỳ 1976 – 1977,[8] và cuối cùng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin từ năm 1977 đến ngày 21 tháng 6 năm 1986.[9][10][11][12] Ông qua đời vào thứ tư ngày 6 tháng 3 năm 1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh theo một thông cáo chính thức của Thông tấn xã Việt Nam, nguyên nhân không được nêu rõ.[13][14]

Nguyễn Văn Hiếu được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh vào ngày 6 tháng 3 năm 1991. Trước đó, ông cũng đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì.[15]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Một số sự kiện trong ngày 24 tháng 11”. Báo Thái Nguyên điện tử. 24 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ Kiên Trung (23 tháng 11 năm 2023). “Ngày 24/11 là ngày gì? Các sự kiện diễn ra vào ngày 24/11”. Báo Đắk Nông. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ Hà Thành (15 tháng 12 năm 2011). “Sức mạnh và niềm tin từ khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam ra đời”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ “Công đoàn Giáo dục Việt Nam: quá trình thành lập và các kỳ đại hội”. Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ “20-10-1950: Bác Hồ căn dặn Báo Quân đội nhân dân những gì khi ra số đầu tiên?”. Báo Quân Đội Nhân Dân. 20 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ Huyền Trang (12 tháng 6 năm 2012). “Lần cuối cùng Bác muốn vào Nam…”. Trang tin điện tử Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ AP (8 tháng 3 năm 1991). “Nguyen Van Hieu, 68, A Founder of Vietcong”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ “Lịch sử quá trình hình thành và phát triển”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ “Văn kiện Quốc hội toàn tập (Quyển 2) 1984 - 1987”. Cổng thông tin điện tử Quốc Hội. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2024.
  10. ^ “Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa VI (1976-1981)”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2024.
  11. ^ “Nghị quyết Phê chuẩn Quyết định của Hội đồng Nhà nước về nhân sự của Hội đồng Bộ trưởng”. Cơ sở dữ liệu Quốc gia Văn bản quy phạm pháp luật. Hà Nội. 30 tháng 6 năm 1986. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2024.
  12. ^ “Tên gọi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch qua các thời kỳ”. Báo Tổ Quốc. 1 tháng 7 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2024.
  13. ^ Deseret News (7 tháng 3 năm 1991). “Founding Leader of Viet Cong Dies at 68”. Deseret News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  14. ^ L.A. Times (12 tháng 3 năm 1991). “Nguyen Van Hieu; Represented Viet Cong at Peace Talks”. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  15. ^ “Văn kiện Quốc hội toàn tập: Danh mục các nghị quyết của Hội đồng Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng: Phong tặng huân chương, tuyên dương anh hùng”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2024.
Tiền nhiệm:
Lưu Hữu Phước
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Việt Nam
19761986
Kế nhiệm:
Trần Văn Phác
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Câu trả lời là có và không. Những giai điệu phù hợp sẽ giúp chúng ta vượt qua sự nhàm chán của công việc, duy trì sự hứng khởi, sáng tạo và bền bỉ
Đôi nét về trái ác quỷ hệ Zoan thần thoại của Luffy
Đôi nét về trái ác quỷ hệ Zoan thần thoại của Luffy
Nên biết Nika được mọi người xưng tụng là thần mặt trời, nên chưa chắc chắn được năng lực của Nika sẽ liên quan đến mặt trời
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Trong một thời gian, trường phái trà đạo Omotesenke là trường phái trà đạo thống trị ở Nhật Bản, và usucha mà họ làm trông khá khác so với những gì bạn có thể đã quen.
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là cảnh Uraume đang dâng lên cho Sukuna 4 ngón tay còn lại. Chỉ còn duy nhất một ngón tay mà hắn chưa ăn