Nguyễn Văn Tình

Nguyễn Văn Tình
Chức vụ
Phó Tư lệnh Chính trị, Chính ủy
Quân chủng Hải quân Việt Nam
Nhiệm kỳ2000 – 2008
Tư lệnhĐỗ Xuân Công
Nguyễn Văn Hiến
Phó Tư lệnhPhan Khuê Tảo
Tiền nhiệmVõ Nhân Huân
Kế nhiệmTrần Thanh Huyền
Nhiệm kỳTháng 4 năm 1994 – Tháng 11 năm 1999
Tư lệnhMai Năng
Kế nhiệmNguyễn Huy Liệu
Thông tin cá nhân
Danh hiệuAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh2 tháng 10, 1945 (79 tuổi)
Giao Yến, Giao Thủy, Nam Định
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Phục vụQuân chủng Hải quân
Năm tại ngũ19632008
Cấp bậc
Tặng thưởngHuân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất ×2
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Ba
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng

Nguyễn Văn Tình (sinh ngày 2 tháng 10 năm 1945), là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Phó Đô đốc, nguyên Phó Tư lệnh Binh chủng Đặc công, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX,[1] Ủy viên Quân ủy Trung ương.[2] Ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1969.[3]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Tình sinh ngày 2 tháng 10 năm 1945, quê quán tại xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Ngày 10 tháng 10 năm 1963 là ngày đầu tiên ông nhập ngũ cũng là ngày đầu tiên ông tham gia Cách mạng. Đến ngày 15 tháng 9 năm 1966 thì ông được kết nạp Đảng, chính thức trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đúng một năm sau đó. Từ tháng 10 năm 1963 đến tháng 2 năm 1964, ông là chiến sĩ tại Lữ đoàn 330 thuộc Sư đoàn 304. Sau đó, ông trở thành Chiến sĩ cận vệ thuộc Phòng Hành chính Bộ Tư lệnh Hải quân.[4]

Tháng 3 năm 1965, ông trở thành Hạ sĩ, được điều sang đơn vị Đặc công nước thuộc Đội 1 của Bộ Tư lệnh Hải quân vừa được thành lập năm 1963.[5] Theo dòng sự kiện lịch sử Việt Nam thì đây là giai đoạn Mỹ vừa thất bại trong Chiến tranh đặc biệt và chuyển hướng sang Chiến tranh cục bộ.[6] Nguyễn Văn Tình là một trong những đặc công đầu tiên của đội Đặc công nước được cử vào chiến trường Quảng Trị. Đến tháng 11 cùng năm, ông trở thành Trung sĩ. Từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 9 năm 1968, ông lần lượt trải qua các vị trí Phân đội phó rồi Phân đội trưởng, Phó Bí thư Chi bộ Phân đội 1, Đội 1 của Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126. Sau đó, ông trở thành trợ lý Tham mưu, Ban Tham mưu Lữ đoàn 126.

Năm 1969, ông lần lượt là Đội phó Đội 23 và Đội trưởng Đội 11 của Lữ đoàn 126. Tháng 7 cùng năm, ông là người trực tiếp chỉ huy một tổ "người nhái" tham gia trận đánh chìm tàu 15.000 tấn của Mỹ. Tổ do ông chỉ huy có nhiệm vụ phá hủy tàu ở cảng Đông Hà. Tuy nhiên vì quân Mỹ đã nghi ngờ nên toàn bộ kế hoạch được hoãn lại, các lực lượng đều rút lui. Đến ngày 5 tháng 8, đúng kỷ niệm 5 năm ngày lính đặc công đánh đuổi tàu khu trục Maddox của Mỹ khỏi miền Bắc và bắn rơi 8 máy bay, bắt sống phi công đầu tiên của quân đội Mỹ, tổ "người nhái" của Nguyễn Văn Tình lại một lần nữa được triển khai để đánh một con tàu vừa vào cảng Đông Hà hôm trước. Sau một thời gian ngụp lặn trong nước để tìm hiểu quy luật Mỹ tuần tra và thả bom, ông liền gài mìn 6,8 kg vào mạn thuyền và kích hoạt kíp nổ. Tổ của ông đã thành công dùng một quả mìn 6,8 kg đánh chìm tàu chở hàng 15.000 tấn của Mỹ để kỷ niệm 5 năm chiến thắng vang dội đầu tiên của lính đặc công.[6] Trong suốt 7 năm hoạt động tại khu vực này, Đoàn 126 đã đánh chìm hơn 370 tàu vận tải, tàu quân sự, phá hủy hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh trong hơn 300 trận đánh.[7] Tháng 7 năm 1970, ông trở thành học viên tại Tiểu đoàn 9, Học viện Chính trị.

Trong khoảng những năm từ 1971 đến 1973, ông nhiều lần đảm nhiệm Chính trị viên của các Tiểu đoàn. Đến tháng 1 năm 1974, ông được bổ nhiệm làm Trợ lý Ban Chính trị Lữ đoàn 126. Tháng 10 năm 1978, ông theo học tại Trường Ngoại ngữ Quân sự. Hai năm sau, ông sang Liên Xô để theo học tại Học viện Quân chính Lê Nin. Tháng 7 năm 1984, sau khi về nước, ông trở thành Đoàn trưởng Đoàn Đặc công 861 (Nay là Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126), Phó Bí thư Đảng uỷ Đoàn.

Tháng 8 năm 1991, ông là Đoàn trưởng Lữ Đoàn 126, Đảng uỷ viên Binh chủng Đặc công, Phó Bí thư Đảng uỷ Đoàn 126. Tháng 4 năm 1994, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Binh chủng Đặc công. Đến tháng 11 năm 1999, ông trở thành Phó Tư lệnh Quân sự Quân chủng Hải quân. Sau đó ông được điều làm Phó tư lệnh Chính trị; Chính ủy,[8] Bí thư Đảng ủy Quân chủng Hải quân.[9] Trong thời gian làm Phó Tư lệnh Chính trị, ông lần lượt được thăng hàm Chuẩn đô đốc vào tháng 12 năm 2001 và Phó đô đốc vào năm 2004.[9] Đến tháng 7 năm 2008 thì ông nghỉ hưu.[10] Ngày 19 tháng 5 năm 2014, một bức ảnh về "nắm đấm thép" của Nguyễn Văn Tình đã góp mặt trong buổi triển lãm ảnh mang tên "12 Tướng trận thời bình",[11][12] tác giả bộ ảnh "Tướng trận thời bình" cũng nhận được huy chương vàng và huy chương đồng tại giải nhiếp ảnh Prix de la Photographie Paris-Px3 (Pháp).[13][14][15]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỷ luật

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 19 tháng 6 năm 2019, Ban bí thư đã kỷ luật cảnh cáo đồng chí Nguyễn Văn Tình.[16] Cụ thể, Ban thường vụ Đảng uỷ Quân chủng Hải quân đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; vi phạm thẩm quyền và quy định pháp luật về quản lý đất đai; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát. Trong thời gian ông giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bí thư Đảng uỷ Quân chủng Hải quân (từ tháng 11 năm 2005 đến tháng 1 năm 2008), Chính uỷ Quân chủng Hải quân, chịu trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ về những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban thường vụ Đảng uỷ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 - 2010.[17]

Lịch sử phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 2001 2004
Cấp bậc Đại tá Chuẩn Đô đốc Phó Đô đốc

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Minh Nhật (26 tháng 11 năm 2009). "Tướng trận thời bình" qua ống kính nhà báo”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập 7 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Đức Bình; Lê Kiên (3 tháng 4 năm 2014). “Dân tộc này chưa bao giờ bị khuất phục”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập 7 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Bùi Vũ Minh (9 tháng 6 năm 2012). “Vị tướng hải quân và những lần thoát hiểm”. Báo điện tử Quân đội nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ “Nguyễn Văn Tình”. Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập 7 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ Ngô Quang Dũng (12 tháng 4 năm 2016). “50 năm đặc công Hải quân”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập 7 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ a b Quang Tấn (10 tháng 8 năm 2014). “PHÓNG SỰ Gặp người đặc công nước tham gia đánh chìm tàu 15.000 tấn”. Báo Hải Quan. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2014.
  7. ^ Vũ Ngọc Khánh (13 tháng 4 năm 2016). 'Yết Kiêu' trên chiến trường B: Chiến công vang dội ở 'cái dạ dày' nước Việt”. Báo Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2021. Truy cập 7 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ Duy Cường (22 tháng 6 năm 2020). “Nhà báo đi tìm nhà báo liệt sĩ”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập 7 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ a b Nguyễn Minh (9 tháng 6 năm 2014). “Hành động của Trung Quốc mang bản chất kẻ đi xâm lược”. Báo Điện tử Tiền Phong. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập 7 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ “Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình: Trung Quốc luôn thể hiện tư tưởng bá quyền nước lớn”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2014.
  11. ^ Hoàng Phương (23 tháng 5 năm 2014). “Khoảnh khắc đời thường của 12 vị tướng”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập 7 tháng 6 năm 2021.
  12. ^ Tiến Thắng (19 tháng 5 năm 2014). “Nắm đấm hải quân của một trong '12 tướng trận thời bình'. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập 7 tháng 6 năm 2021.
  13. ^ "Nắm đấm thép" hải quân gây nhiều ấn tượng”. Báo điện tử của Báo Gia đình và Xã hội. 21 tháng 5 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập 7 tháng 6 năm 2021.
  14. ^ Dạ Miên (20 tháng 5 năm 2014). “Những hình ảnh độc đáo về 12 vị tướng trận”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2021.
  15. ^ Ngọc Bi (2 tháng 7 năm 2014). 'Tướng trận thời bình' đoạt huy chương vàng giải nhiếp ảnh lớn nhất châu Âu”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập 7 tháng 6 năm 2021.
  16. ^ Lê Hiệp (19 tháng 6 năm 2019). “Cảnh cáo Phó đô đốc Hải quân Nguyễn Văn Tình”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập 7 tháng 6 năm 2021.
  17. ^ Hoàng Thùy (19 tháng 6 năm 2019). “Phó đô đốc Hải quân Nguyễn Văn Tình bị cảnh cáo”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập 7 tháng 6 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Extraordinary Ones: Game MOBA hoạt hình vui nhộn
Extraordinary Ones: Game MOBA hoạt hình vui nhộn
Extraordinary Ones với phong cách thiết kế riêng biệt mang phong cách anime
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco xuất hiện và được biết đến như một kẻ độc tài máu lạnh. Là người đồng đội cũ của Vander trong công cuộc tiến công vào thành phố phồn hoa Piltover với ước mơ giải thoát dân chúng tại Zaun khỏi sự ô nhiễm
Nhân vật Tokitou Muichirou - Kimetsu no Yaiba
Nhân vật Tokitou Muichirou - Kimetsu no Yaiba
Tokito Muichiro「時透 無一郎 Tokitō Muichirō​​」là Hà Trụ của Sát Quỷ Đội. Cậu là hậu duệ của Thượng Huyền Nhất Kokushibou và vị kiếm sĩ huyền thoại Tsugikuni Yoriichi.
Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng
Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng
Hệ thống tiền điện tử ngang hàng là hệ thống cho phép các bên thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến trực tiếp mà không thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào