Học viện Chính trị (Quân đội nhân dân Việt Nam)

Học viện Chính trị
Bộ Quốc Phòng
Quốc gia Việt Nam
Thành lập25 tháng 10 năm 1951; 73 năm trước (1951-10-25)
Phân cấpHọc viện quân sự cấp trung
Nhiệm vụĐào tạo cán bộ chính trị cấp Trung, sư đoàn (Chiến dịch)
Quy mô4.000 người
Bộ phận củaBộ Quốc phòng
Bộ chỉ huy124 phố Ngô Quyền, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Hành khúcBài hát truyền thống Nhà trường
Websitehocvienchinhtribqp.edu.vn
Chỉ huy
Giám đốc Đặng Sỹ Lộc

Chính ủy Nguyễn Bá Hùng

Học viện Chính trị [1] trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một học viện quân sự cấp trung, là trung tâm đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn, cán bộ cấp chiến thuật, chiến dịch. Ngoài ra, Học viện còn đảm nhiệm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ cấp cục, vụ, viện của Bộ, ban, ngành Trung ương (lớp đối tượng 2).

Trụ sở chính đặt tại 124 phố Ngô Quyền, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tháng 7 năm 1951, Tổng quân uỷ đã ra Quyết định thành lập Trường Chính trị Trung cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 28 tháng 8 năm 1951, khoá học đầu tiên (khoá I) của Nhà trường chính thức khai mạc tại bản Nà Lang, xã Phượng Tiến, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
  • Từ ngày thành lập đến năm 1954, nhà trường được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và huấn thị 3 lần (25/10/1951; 3/1952 và 5/1953). Để ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự kiện lần đầu ông về thăm Học viện, thể theo nguyện vọng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ, Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định lấy ngày 25 tháng 10 năm 1951 là ngày truyền thống Học viện Chính trị.
  • Học viện Chính trị đã từng đóng quân tại các địa điểm:
  1. Xã Phượng Tiến, huyện Định Hoá , tỉnh Thái Nguyên (7/1951 - 6/1956)
  2. Khu Ba Đình, Hà Nội (6/1956 - 2/1965)
  3. Xã Ngọc Tảo, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (2/1965 - 3/1965)
  4. Thị xã Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (4/1965-8/1965)
  5. Huyện Phú Bình, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (8/1965 - 4/1966)
  6. Huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (4/1966 - 1968)
  7. Huyện Đông Anh, Hà Nội; huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc; huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (1969 - 1976)
  8. Thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (1977 - 1995)
  9. Thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây và thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (1996 - 2008)
  10. Quận Hà Đông, Hà Nội (11/2008 - nay)
  • Tên gọi của Học viện Chính trị qua các thời kỳ:
  1. Trường Chính trị Trung cấp (7/1951 - 5/1956)
  2. Trường Lý luận chính trị (6/1956 - 2/1958)
  3. Trường Chính trị trung cao cấp (3/1958 - 2/1961)
  4. Hệ Chính trị, Học viện Quân chính (3/1961 - 4/1965)
  5. Học viện Chính trị (5/1965 - 1/1982)
  6. Học viện Chính trị Quân sự (2/1982 - 10/2008)
  7. Học viện Chính trị (từ tháng 11/2008 - nay)

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đào tạo Chính uỷ cấp trung, sư đoàn binh chủng hợp thành.
  • Đào tạo chính uỷ cấp trung, sư đoàn quân chủng Phòng không - Không quân; Hải quân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển.
  • Đào tạo giảng viên Khoa học xã hội & Nhân văn cấp Trung đoàn.
  • Đào tạo ngắn hạn cán bộ chính trị cấp trung đoàn.
  • Đào tạo Công tác đảng, Công tác chính trị cho cán bộ cao cấp Quân đội Hoàng gia Cam-pu-chia.
  • Đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ.
  • Đào tạo cán bộ chính trị cấp trung đoàn binh chủng hợp thành cho Quân đội nhân dân Lào.
  • Đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành cho Quân đội nhân dân Lào.
  • Đào tạo giáo viên Khoa học Xã hội và Nhân văn cho Quân đội nhân dân Lào.

Bồi dưỡng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp
  • Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ Công tác đảng, Công tác chính trị cho cán bộ doanh nghiệp quân đội
  • Bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp Quân đội nhân dân Việt Nam (Bổ túc A)
  • Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng an ninh cho cán bộ chủ chốt cấp Cục, Vụ, Viện của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Họ và tên Cấp bậc Học hàm, học vị
Giám đốc Đặng Sỹ Lộc
Chính ủy Nguyễn Bá Hùng[2] Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Phó Giám đốc Lương Thanh Hân Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Phạm Đức Lâm
Phó Chính ủy Nguyễn Văn Tháp Thạc sỹ
Vũ Đức Long

Các đơn vị trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên đơn vị Thành lập Thủ trưởng đơn vị
Họ và tên Cấp bậc Học hàm, học vị
Các phòng, ban
Văn phòng (P1) 15.4.1958

(66 năm, 249 ngày)

Nguyễn Tiến Đức Đại tá
Phòng Hậu cần - Kỹ thuật (P2) 18.8.1963

(61 năm, 124 ngày)

Cao Văn Âu Đại tá
Phòng Sau đại học (P3) 18.3.1987

(37 năm, 277 ngày)

Lê Trọng Tuyến Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Phòng Chính trị (P4) 20.7.1951

(73 năm, 153 ngày)

Cao Văn Khuy Đại tá Thạc sỹ
Phòng Đào tạo (P5) 11.4.1951

(73 năm, 253 ngày)

Đỗ Huy Hà Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Phòng Khoa học Quân sự (P6) 2.7.1961

(63 năm, 171 ngày)

Nguyễn Bá Hùng Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Phòng Thông tin Khoa học Quân sự (P7) 23.12.1976

(47 năm, 363 ngày)

Nguyễn Thanh Bình Đại tá Tiến sĩ
Ban Tài chính (P8) 12.7.1955

(69 năm, 161 ngày)

Vũ Hoàng Hải Trung tá Thạc sỹ
Ban Khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục (P9) 28.12.2009

(14 năm, 358 ngày)

Nguyễn Văn Hà Đại tá Thạc sỹ
Ban Quản lý dự án (P10) 28.6.2013

(11 năm, 175 ngày)

Các khoa giáo viên
Khoa Triết học Marx-Lenin (K1) 28.6.1956

(68 năm, 175 ngày)

Hà Đức Long Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Khoa Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (K2) 2.7.1961

(63 năm, 171 ngày)

Nguyễn Văn Trường Thượng tá Tiến sĩ
Khoa Công tác Đảng, công tác chính trị (K3) 10.9.1951

(73 năm, 101 ngày)

Hoàng Mạnh Hưng Đại tá Tiến sĩ
Khoa Chiến thuật - Chiến dịch (K4) 26.10.1965

(59 năm, 55 ngày)

Lê Quang Trung Đại tá Tiến sĩ
Khoa Kinh tế chính trị (K5) 10.10.1957

(67 năm, 71 ngày)

Trịnh Xuân Việt Đại tá Tiến sĩ
Khoa Lịch sử Nghệ thuật Quân sự (K6) 3.8.1999

(25 năm, 139 ngày)

Nguyễn Danh Phương Đại tá Tiến sĩ
Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học (K7) 15.3.1972

(52 năm, 280 ngày)

Lê Xuân Thủy Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Khoa Binh chủng (K8) 7.9.1983

(41 năm, 104 ngày)

Vũ Đình Anh Đại tá Thạc sỹ
Khoa Quân chủng (K9) 18.9.1992

(32 năm, 124 ngày)

Nguyễn Công Tuệ Đại tá Tiến sĩ
Khoa Ngoại ngữ (K10) 21.6.1983

(41 năm, 182 ngày)

Ngô Văn Thái Đại tá Thạc sỹ
Khoa Tâm lý học Quân sự (K11) 23.12.1976

(47 năm, 363 ngày)

Tạ Quang Đàm Đại tá Tiến sĩ
Khoa Sư phạm Quân sự (K12) 10.3.1971

(53 năm, 285 ngày)

Nguyễn Thanh Hà Đại tá Tiến sĩ
Khoa Hồ Chí Minh học (K13) 5.10.1994

(30 năm, 76 ngày)

Nguyễn Hữu Lập Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Khoa Nhà nước và Pháp luật (K14) 5.10.1994

(30 năm, 76 ngày)

Nguyễn Hữu Phúc Đại tá Tiến sĩ
Các đơn vị quản lý học viên
Hệ Đào tạo cán bộ chính trị chiến thuật - chiến dịch (H1) 24.8.1981

(43 năm, 118 ngày)

Cao Hồng Phong Đại tá Thạc sỹ
Hệ Đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự (H2) 15.6.1956

(68 năm, 188 ngày)

Đặng Văn Ngọc Đại tá Thạc sỹ
Hệ Bồi dưỡng lý luận chính trị trung, cao cấp; đào tạo ngắn chính ủy cấp trung đoàn (H3) 23.12.1976

(47 năm, 363 ngày)

Nguyễn Công Huynh Đại tá Thạc sỹ
Hệ Đào tạo học viên quốc tế (H4) 22.9.1976

(48 năm, 89 ngày)

Nguyễn Văn Cường Đại tá Thạc sỹ
Hệ Đào tạo sau đại học (H5) 11.9.1993

(31 năm, 100 ngày)

Nguyễn Thanh Thông Đại tá Thạc sỹ
Hệ Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, công tác chính trị và

giáo dục quốc phòng - an ninh (H6)

28.12.2009

(14 năm, 358 ngày)

Trần Văn Cường Đại tá Thạc sỹ
Các đơn vị khác
Viện Khoa học xã hội và Nhân văn Quân sự[3][4] 29.4.1999

(25 năm, 235 ngày)

Phạm Văn Sơn Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Tạp chí Giáo dục Lý luận chính trị Quân sự[3] 28.12.1983

(40 năm, 358 ngày)

Trần Xuân Phú Đại tá Tiến sĩ

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám đốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính ủy/Phó Giám đốc về Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Giám đốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Chính ủy

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Chủ tịch nước Thăm học viện Chính trị năm 2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2014.
  2. ^ “Bổ nhiệm Trung tướng Trương Thiên Tô giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam”. Báo điện tử Chính phủ Xây dựng Chính sách, pháp luật. 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ a b “KHỐI CƠ QUAN”.
  4. ^ “Các học viện, nhà trường chủ yếu”.
  5. ^ “Học viện Chính trị tổ chức Thông tin khoa học chuyên đề: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
  6. ^ “Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng bàn giao nhà tình nghĩa”.
  7. ^ “HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHÁM BỆNH, CẤP PHÁT THUỐC MIỄN PHÍ CHO 150 ĐỐI TƯỢNG TẠI XÃ PHƯỢNG TIẾN”.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
Cung rèn mới của Inazuma, dành cho Ganyu main DPS F2P.
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Taisho Otome Fairy Tale là một bộ truyện tranh Nhật Bản được viết và minh họa bởi Sana Kirioka
Hẹn hò qua dating app - làm gì sau buổi first date
Hẹn hò qua dating app - làm gì sau buổi first date
Việc chúng ta cần làm ngay lập tức sau first date chính là xem xét lại phản ứng, tâm lý của đối phương để từ đó có sự chuẩn bị phù hợp, hoặc là từ bỏ
Nhân vật Araragi Koyomi - Monogatari Series
Nhân vật Araragi Koyomi - Monogatari Series
Araragi Koyomi (阿良々木 暦, Araragi Koyomi) là nam chính của series Monogatari.