Nguyễn Xuân Trang

Nguyễn Xuân Trang
Chức vụ

Thứ trưởng Ngoại giao
Nhiệm kỳ10/1969 – 4/1975
Cấp bậc-Thiếu tướng
Vị tríThủ đô Sài Gòn

Tham mưu phó Nhân viên
Bộ Tổng tham mưu
Nhiệm kỳ3/1968 – 10/1969
Cấp bậc-Chuẩn tướng
-Thiếu tướng (9/1969)
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Chỉ huy trưởng Pháo Binh Trung ương
(Lần thứ ba)
Nhiệm kỳ4/1965 – 3/1968
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Tiền nhiệm-Đại tá Hồ Nhựt Quan
Kế nhiệm-Đại tá Phan Đình Tùng
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh phó Quân đoàn IV
Nhiệm kỳ10/1964 – 4/1965
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Vị tríVùng 4 chiến thuật

Tham mưu trưởng
Bộ tư lệnh Quân đoàn IV
Nhiệm kỳ3/1964 – 10/1964
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (8/1964)
Vị tríVùng 4 chiến thuật

Giám đốc Nha Quân Cụ
(Lần thứ hai)
Nhiệm kỳ11/1963 – 3/1964
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Đại tá Đỗ Ngọc Nhận
Kế nhiệm-Đại tá Trần Văn Trọng
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Chỉ huy trưởng Pháo binh Trung ương
(Lần thứ hai)
Nhiệm kỳ1/1963 – 11/1963
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Trung tá Nguyễn Xuân Thịnh
Kế nhiệm-Chuẩn tướng Bùi Hữu Nhơn
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tham mưu trưởng Quân đoàn I
Nhiệm kỳ3/1961 – 1/1963
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Đại tá Nguyễn Văn Quan
Kế nhiệm-Đại tá Trần Thanh Phong
Vị tríVùng 1 chiến thuật

Chỉ huy trưởng Pháo binh Trung ương
(Lần thứ nhất)
Nhiệm kỳ8/1956 – 10/1959
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (10/1959)
Tiền nhiệm-Trung tá Bùi Hữu Nhơn
Kế nhiệm-Thiếu tá Lâm Quang Thi
Vị tríQuân khu Thủ đô

Giám đốc Nha Quân cụ
(Lần thứ nhất)
Nhiệm kỳ5/1956 – 8/1956
Cấp bậc-Thiếu tá
-Trung tá (7/1956)
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệm-Đại tá Lê Văn Sâm
Vị tríQuân khu Thủ đô

Tham mưu phó Tiếp vận
Bộ Tổng Tham mưu
Nhiệm kỳ7/1955 – 5/1956
Cấp bậc-Thiếu tá
Vị tríQuân khu Thủ đô

Nha Tổng Thanh tra Quân đội
(trực thuộc Bộ Quốc phòng)
Nhiệm kỳ3/1955 – 7/1955
Cấp bậc-Thiếu tá (7/1954)
Vị tríQuân khu Thủ đô
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh17 tháng 6 năm 1924
Sài Gòn, Việt Nam
Mất(2015-05-09)9 tháng 5, 2015 (91 tuổi)
Oregon, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởOregon, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợĐỗ Thị Bông
ChaNguyễn Văn Báu
MẹBùi Thị Gương
Họ hàng-Các anh chị:
Nguyễn Thị Thơm
Nguyễn Thị Duyên
Nguyễn Thị Thảo
Nguyễn Văn Thuần
Nguyễn Văn Nhàn
Nguyễn Xuân Cần
Nguyễn Văn Khiêm
Con cái6 người con, (4 trai, 2 gái):
Nguyễn Xuân Loan
Nguyễn Xuân Sơn
Nguyễn Thị Xuân Oanh
Nguyễn Thị Xuân Lan
Nguyễn Xuân Khôi
Nguyễn Xuân Khang
Học vấnThành chung
Alma mater-Trường Lycée Petrus Ký, Sài Gòn
-Trường Sĩ quan Viễn Đông Nước Ngọt, Vũng Tàu
-Học viện Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ
Quê quánNam Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1947-1975
Cấp bậc Thiếu tướng
Đơn vị B.Chủng Pháo binh[1]
Quân đoàn I và QK 1
Quân đoàn I và QK 4
Bộ Tổng tham mưu
Nha Quân cụ[2]
Chỉ huy QĐ Liên hiệp Pháp
Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH
Tham chiến-Chiến tranh Đông Dương
-Chiến tranh Việt Nam
Tặng thưởng B.Quốc H.Chương III[3]

Nguyễn Xuân Trang (1924 – 2015), nguyên là tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng. Ông xuất từ trường Võ bị Liên quân Viễn Đông[4] do Quân đội Pháp mở ra để đào tạo các thí sinh trên toàn Đông dương trở thành sĩ quan phục vụ cho Quân đội Liên hiệp Pháp. Ra trường, ông được chọn vào Bộ binh rồi chuyển qua Binh chủng Pháo binh. Sau này, ông chuyển nhiệm vụ sang lĩnh vực Chỉ huy và Tham mưu.

Tiểu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 17 tháng 6 năm 1924 trong một gia đình khá giả tại Sài Gòn. Năm 1937, khi học lên Trung học, ông học ở trường Lycée Petrus Ký, Sài Gòn. Năm 1941, ông tốt nghiệp với văn bằng Thành Chung. Sau đó ông được tuyển dụng làm công chức tại sài Gòn cho đến ngày gia nhập quân đội.

Quân đội Liên hiệp Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tuần tháng 6 năm 1947, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 44/101.909. Theo học khóa 2 Đỗ Hữu Vị tại trường Sĩ quan Nước Ngọt, Vũng Tàu, khai giảng đầu tháng 8 năm 1947. Cuối tháng 6 năm 1948 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường, ông được cử đi du học lớp căn bản sĩ quan Bộ binh tại trường Võ bị Đặc biệt Liên quân Pháp (École Spéciale Militaire Inter-Arme) tại Coetquidan, Sarthe, Pháp, gần một năm sau mãn khóa. Đầu tháng 8 năm 1949, ông tiếp tục chuyển sang học môn Thực tập Bộ binh (École d'Application d'Infanterie) tại Auvours, Sarthe, Pháp, đến tháng 12 cùng năm mãn khóa.

Đầu năm 1950, ông chuyển sang Đức theo học môn Thực tập Pháo binh (Écolev d'Application d'Artillerie) tại Idaroberssteink, Pfalz, Rheinland. Đến tháng 7, ông nhận được quyết định thăng cấp Trung úy tại trường. Tháng 9 cùng năm mãn khóa hồi hương. Cũng trong thời điểm này Tiểu đoàn 5 Bộ binh Việt Nam được thành lập tại Trung tâm Huấn luyện số 1 ở Quán Tre (tiền thân của Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung). Tháng 10, sau khi về nước, ông được cử làm Đại đội trưởng Đại đội Công vụ của Tiểu đoàn 5.

Tháng 2 năm 1951, ông được lên giữ chức vụ Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5. Tháng 8, ông được cử theo học lớp chỉ huy chiến thuật tại Trung tâm Nghiên cứu Quân sự (Centre d'Etudes Militaires)Hà Nội. Tháng 11 cùng năm, chuyển chuyên môn sang Pháo binh, ông được giữ chức vụ Pháo đội trưởng Pháo đội 3 thuộc Tiểu đoàn 5 Pháo binh, đồn trú tại Nà Sản, Sơn La.

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù Quân đội Quốc gia Việt Nam đã chính thức thành lập vào năm 1950, nhưng đến năm 1952 mới tổ chức được Bộ Tổng tham mưu. Tháng 3 năm 1952, Tiểu đoàn 5 Pháo binh di chuyển về Nam Định, sáp nhập vào Quân đội Quốc gia. Tháng 10 cùng năm, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm. Đến tháng 4 năm 1953, ông được cử giữ chức Tiếu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Pháo binh.

Tháng 3 năm 1954, Tiểu đoàn 5 Pháo binh di chuyển về Phủ Lạng Thương, Bắc Ninh. Hai tháng sau, Tiểu đoàn tiếp tục di chuyển về Hải Phòng. Tháng 7 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tá. Hai tháng sau Hiệp định Genève (ngày 20 tháng 7), Tiểu đoàn xuống tàu di chuyển vào Nam, đóng tại Đà Nẵng.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 năm 1955, ông chuyển về phục vụ tại Nha Tổng thanh tra Quân đội. Đến tháng 7, sau khi chuyển sang Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được cử làm Tham mưu phó Tiếp vận Bộ Tổng tham Mưu. Tháng 5 năm 1956, ông chuyển sang giữ chức vụ Giám đốc Nha Quân cụ tân lập. Đầu tháng 7 cùng năm, ông được thăng cấp Trung tá. Một tháng sau, ông được chỉ định làm Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Pháo binh Trung ương thay thế Trung tá Bùi Hữu Nhơn sau khi bàn giao Nha Quân cụ lại cho Đại tá Lê Văn Sâm.[5]

Đầu tháng 10 năm 1959, ông được cử đi du học khóa Vũ khí cận đại tại Trung tâm Vũ khí Fort Bliss, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Ngày lễ Quốc khánh 26 tháng 10 cùng năm ông được thăng cấp Đại tá. Tháng 7 năm 1960, ông được đi du học khóa Chỉ huy và Tham mưu cao cấp tại trường Fort Leavenworth, Tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ. Đầu năm 1961, chuyển sang Tiểu bang Kentucky, ông tiếp tục theo học khóa Bảo trì tại trường Fort Knox. Tháng 3 về nước, ông được cử làm Tham mưu trưởng Quân đoàn I thay thế Đại tá Nguyễn Văn Quan.

Đầu năm 1963, ông nhận lệnh bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng lại cho Đại tá Trần Thanh Phong. Sau đó, ông được tái nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Pháo binh. Cuối tháng 11 cùng năm, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm, một lần nữa ông được giữ chức vụ Giám đốc Nha Quân cụ thay thế Địa tá Đỗ Ngọc Nhận[6].

Đầu tháng 3 năm 1964, sau một tháng xảy ra vụ Trung tướng Nguyễn Khánh Chỉnh lý các tướng lĩnh trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng để giành quyền lãnh đạo. Ông nhận lệnh bàn giao Nha Quân cụ cho Đại tá Trần Văn Trọng[7] để thuyên chuyển xuống Vùng 4 chiến thuật, được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng trong Bộ Tư lệnh Quân đoàn IV. Năm tháng sau vào ngày 11 tháng 8, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Tháng 10 cùng năm, ông được chỉ định làm Tư lệnh phó Quân đoàn IV. Đến tháng 4 năm 1965, lần thứ 3 ông tái nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Binh chủng Pháo binh thay thế Đại tá Hồ Nhựt Quan[8].

Tháng 3 năm 1968, được lệnh bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Pháo binh lại cho Đại tá Phan Đình Tùng[9] Xử lý Thường vụ, ngay sau đó ông được cử làm Tham mưu phó Nhân viên tại Bộ Tổng tham mưu. Đầu tháng 9 năm 1969, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm. Sau đó ông được biệt phái qua phục vụ ở Bộ Ngoại giao làm Phụ tá cho Ngoại trưởng (ngang cấp Thứ trưởng).

Từ năm 1969 đến năm 1973, ông liên tục được cử làm hướng dẫn viên các phái đoàn sĩ quan của Quân lực đi thăm viếng các cơ quan quân sự ở Hoa Kỳ (1969), Đài Loan (1973)... Đồng thời có 2 lần tháp tùng Ngoại trưởng Trần Văn Lắm sang Úc (1971) và Anh (1972).

Giai đoạn sau 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau ngày 30 tháng 4, chính quyền mới đưa ông đi học tập và cải tạo từ Nam ra Bắc qua các trại giam Quang Trung, Yên Bái, Hà Tây, Nam Hà. Cho đến ngày 9 tháng 9 năm 1987 ông mới được trả tự do. Thời gian cải tạo ở trại giam Hoàng Liên Sơn (Yên Bái), ông bị hư một mắt.

Ngày 19 tháng 10 năm 1993, ông cùng gia đình xuất cảnh theo diện H.O do Hoa Kỳ bảo lãnh. Sau đó định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ.

Ngày 9 tháng 5 năm 2015, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 91 tuổi.

Huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

-Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng
-Được tặng tưởng nhiều huy chương Quân sự và Dân sự.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thân phụ: Cụ Nguyễn Văn Báu
  • Thân mẫu: Cụ Bùi Thị Gương
  • Bào tỷ: Nguyễn Thị Thơm, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Thị Thảo
  • Bào huynh: Nguyễn Văn Thuần, Nguyễn Văn Nhàn, Nguyễn Xuân Cần, Nguyễn Văn Khiêm.
  • Phu nhân: Bà Đỗ Thị Bông
-Ông bà có sáu người con (4 trai, 2 gái):
Nguyễn Xuân Loan, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Xuân Oanh, Nguyễn Xuân Lan, Nguyễn Xuân Khôi, Nguyễn Xuân Khang.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tướng Nguyễn Xuân Trang có hai lần Chỉ huy Binh chủng Pháo binh:
    -Lần thứ nhất: Trung tá Chỉ huy trưởng (1956-1959).
    -Lần thứ hai: Chuẩn tướng Chỉ huy trưởng (1965-1968).
  2. ^ Hai lần phục vụ ở Nha Quân cụ (về sau đổi tên thành Cục Quân cụ) trực thuộc Tổng cục Tiếp vận:
    -Lần thứ nhất: Thiếu tá Giám đốc (1956).
    -Lần thứ hai: Đại tá Giám đốc (1963).
  3. ^ Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng.
  4. ^ Trường Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt đào tạo sĩ quan hiện dịch được một khóa duy nhất là khóa Nguyễn Văn Thinh. Sau đó để cơ sở lại cho trường Võ bị Quốc gia từ Huế chuyển về. Đến khóa 2 Đỗ Hữu Vị trường Viễn Đông dời về Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) lấy tên là trường Sĩ quan Nước Ngọt và địa điểm này cũng là trường Võ bị Địa phương Nam Việt sau này
  5. ^ Đại tá Lê Văn Sâm về sau giải ngũ cùng cấp.
  6. ^ Đại tá Đỗ Ngọc Nhận sinh năm 1830 tại Nam Định, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Tổng cục phó Tổng cục Quân huấn.
  7. ^ Đại tá Trần Văn Trọng (nhạc sĩ Anh Việt) sinh năm 1929 tại Kiên Giang, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
  8. ^ Đại tá Hồ Nhựt Quan sinh năm 1928 tại Long An, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt
  9. ^ Đại tá Phan Đình Tùng sinh năm 1930 tại Cần Thơ, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Chức vụ sau cùng là Phụ tá Chỉ huy trưởng Pháo binh Trung ương.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Trong một thời gian, trường phái trà đạo Omotesenke là trường phái trà đạo thống trị ở Nhật Bản, và usucha mà họ làm trông khá khác so với những gì bạn có thể đã quen.
Khi doanh nhân âm thầm trả giá về tinh thần
Khi doanh nhân âm thầm trả giá về tinh thần
The Psychological Price of Entrepreneurship" là một bài viết của Jessica Bruder đăng trên inc.com vào năm 2013
Nguồn gốc của mâu thuẫn lịch sử giữa hồi giáo, do thái và thiên chúa giáo
Nguồn gốc của mâu thuẫn lịch sử giữa hồi giáo, do thái và thiên chúa giáo
Mâu thuẫn giữa Trung Đông Hồi Giáo, Israel Do Thái giáo và Phương Tây Thiên Chúa Giáo là một mâu thuẫn tính bằng thiên niên kỷ và bao trùm mọi mặt của đời sống
Giới thiệu Kiseijuu - bộ anime/manga kinh dị hay nhức nách
Giới thiệu Kiseijuu - bộ anime/manga kinh dị hay nhức nách
Được xem là một trong những siêu phẩm kinh dị khoa học viễn tưởng và giành được vô số giải thưởng của thế giới M-A, Parasyte chủ yếu nhắm tới độc giả là nam giới trẻ và trưởng thành