Trần Thanh Phong

Trần Thanh Phong
Chức vụ

Phụ tá Chánh Văn phòng
Văn phòng Thường trực Trung ương
Đặc trách Chương trình Thị tứ
(Thủ tướng Chính phủ thực hiện)
Nhiệm kỳ2/1964 – 12/1972
Cấp bậc-Thiếu trướng
-Trung tướng
(truy thăng 12/1972)
Thủ tướng-Trần Thiện Khiêm
Vị tríThủ đô Sài Gòn

Đặc trách Bình định & Phát triển
(Bộ Quốc phòng thực hiện)
Nhiệm kỳ5/1972 – 10/1972
Cấp bậc-Thiếu tướng
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia
Nhiệm kỳ3/1970 – 9/1971
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệm-Chuẩn tướng Trần Văn Hai
Kế nhiệm-Đại tá Nguyễn Khắc Bình
Vị tríThủ đô Sài Gòn

Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn
Nhiệm kỳ9/1969 – 11/1969
Cấp bậc-Thiếu tướng
Vị tríThủ đô Sài Gòn

Tổng thanh tra Quân lực VNCH
(trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu)
Nhiệm kỳ8/1969 – 9/1969
Cấp bậc-Thiếu tướng
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tham mưu trưởng Liên quân
Bộ Tổng Tham mưu
Nhiệm kỳ11/1967 – 8/1969
Cấp bậc-Thiếu tướng
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Trưởng phòng 3 kiêm Giám đốc
Trung tâm Hành quân
Bộ Tổng Tham mưu
Nhiệm kỳ7/1965 – 11/1969
Cấp bậc-Chuẩn tướng
-Thiếu tướng (11/1966)
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh
Nhiệm kỳ10/1964 – 7/1965
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng
Tiền nhiệm-Chuẩn tướng Cao Hảo Hớn
Kế nhiệm-Đại tá Phạm Quốc Thuần
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Trưởng phòng Quân huấn
Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội
(trực thuộc Bộ Quốc Phòng)
Nhiệm kỳ – 10/1964
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (10/1964)
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh
Nhiệm kỳ11/1963 – 2/1964
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Đại tá Nguyễn Văn Hiếu
(Quyền Tư lệnh)
Kế nhiệm-Đại tá Nguyễn Chánh Thi
Vị tríVùng 1 chiến thuật

Tham mưu trưởng Quân đoàn I
Nhiệm kỳ6/1962 – 11/1963
Cấp bậc-Trung tá
Vị tríVùng 1 chiến thuật

Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh
Nhiệm kỳ5/1959 – 8/1961
Cấp bậc-Trung tá
Tiền nhiệm-Trung tá Bùi Dzinh
Kế nhiệm-Đại tá Lê Quang Trọng
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Tham mưu trưởng Sư đoàn 16 Khinh chiến
(tiền thân của Sư đoàn 23 Bộ binh)
Nhiệm kỳ8/1958 – 5/1959
Cấp bậc-Trung tá
Vị tríVùng 1 chiến thuật

Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3
Bộ binh Biệt lập
(Sau trực thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh)
Nhiệm kỳ4/1958 – 8/1958
Cấp bậc-Thiếu tá
-Trung tá (8/1958)
Vị tríVùng 1 chiến thuật

Tham mưu trưởng Đệ ngũ Quân khu
(tiền thân của Vùng 4 chiến thuật)
Nhiệm kỳ3/1957 – 2/1958
Cấp bậc-Thiếu tá
Vị tríMiền tây Nam phần

Phó phòng 2 Bộ Tổng Tham mưu
Nhiệm kỳ6/1956 – 3/1957
Cấp bậc-Thiếu tá
Vị tríQuân khu Thủ đô

Trung đoàn trưởng
Trung đoàn Địa phương 154
kiêm Phân khu trưởng Phân khu Mỹ Tho
Nhiệm kỳ1/1956 – 6/1956
Cấp bậc-Thiếu tá (8/1955)
Vị tríĐệ ngũ Quân khu
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam Cộng hòa
Sinh19 tháng 1 năm 1926
Trà Vinh, Liên bang Đông Dương
Mất1 tháng 12 năm 1972
(46 tuổi)
Tuy Hòa, Việt Nam Cộng hòa
Nguyên nhân mấtTử nạn
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợNgô Thị Cúc
ChaTrần Văn Hanh
MẹNguyễn Thị Ngà
Họ hàng-Em trai
Trần Thanh Phú
Trần Thanh Quang
Trần Thanh Xuân
Trần Thanh Phúc
Con cái5 người con (2 trai, 3 gái)
Trần Thị Bạch Yến
Trần Thanh Sơn
Trần Thanh Tùng
Trần Thị Bạch Tuyết
Trần Thị Bạch Liên
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Trung học Cần Thơ
-Trường Võ bị Quốc gia Huế
-Học viện Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ
Quê quánNam Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1949 - 1972
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Bộ Tổng Tham mưu[1]
Đệ ngũ Quân khu[2]
Quân đoàn 1 và QK 1
Sư đoàn 23 Bộ binh
Sư đoàn 1 Bộ binh
Sư đoàn 5 Bộ binh
Cảnh sát Quốc gia
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởng Bảo quốc Huân chương đệ Nhị đẳng

Trần Thanh Phong (1926–1972) nguyên là Thiếu tướng Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tử nạn được truy thăng Trung tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị Quốc gia được mở ra ở miền Trung Việt Nam. Trong thời gian phục vụ trong Quân đội, ông được giao cho nhiều trọng trách ở những lĩnh vực khác nhau và ông đã làm tròn trách vụ của mình. Ông đã từng Tư lệnh các đơn vị Bộ binh thiện chiến của Quân lực, đứng đầu ngành An ninh Nội chính (Cảnh sát Quốc gia). Chức vụ cuối cùng là Chánh Văn phòng thường trực Trung ương Đặc trách Chương trình Thị tứ của Thủ tướng Chính phủ. Cuối năm 1972 ông bị tử nạn máy bay quân sự khi đang trên đường làm nhiệm vụ thanh sát các tỉnh thuộc Quân khu 2.

Tiểu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 19 tháng 1 năm 1926 tại Trà Vinh, miền tây Nam phần Việt Nam trong một gia đình điền chủ khá giả. Thời niên thiếu, ông được gia đình cho đi học ở Cần Thơ. Năm 1946, ông tốt nghiệp Trung học phổ thông chương trình Pháp với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).

Quân đội Liên hiệp Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1949, thi hành lệnh động viên của Quốc gia Việt Nam mới thành lập, ông nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 46/103.156.[3] Theo học khóa 2 Quang Trung tại trường Võ bị Quốc gia Huế,[4] khai giảng ngày 25 tháng 9 năm 1949. Ngày 24 tháng 6 năm 1950 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch.[5] Ra trường, ông được thuyên chuyển đến Liên đội 3 thuộc Trung đoàn 3 Vệ binh Nam Việt giữ chức vụ Trung đội trưởng.

Quân đội Quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 1951, ông được cử làm Giám đốc Trung tâm Huấn luyện Trung đoàn 3. Đầu tháng 10 năm 1952, ông được thăng cấp Trung úy tại nhiệm. Tháng 7 năm 1953, ông được thăng cấp Đại úy chuyển đến phục vụ trong Bộ Tham mưu Đệ nhất Quân khu. Tháng 7 năm 1954, ông được cử đi du học khóa Tham mưu tại Pháp.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 1955, mãn khóa học về nước, ông được chuyển đến Phân khu Mỹ Tho giữ chức vụ Tham mưu trưởng. Tháng 8 cùng năm, ông được đặc cách thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm. Đầu năm 1956 ông được cử làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Địa phương 154 kiêm Phân khu trưởng Phân khu Mỹ Tho. Tháng 6 cùng năm, ông được cử làm Phó Phòng 2 Bộ Tổng tham mưu.

Đầu tháng 3 năm 1957, ông chuyển đến Bộ Tư lệnh Đệ ngũ Quân khu[6] giữ chức vụ Tham mưu trưởng. Tháng 2 năm 1958 ông được đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Tư lệnh Quân đoàn I. Hai tháng sau, ông được điều đi làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3 Bộ binh biệt lập đồn trú tại Quảng Trị. Tháng 8 cùng năm ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm và được cử giữ chức Tham mưu trưởng Sư đoàn 16 Khinh chiến.

Đầu tháng 4 năm 1959, Sư đoàn 16 Khinh chiến xóa bỏ phiên hiệu, hợp với Sư đoàn 15 Khinh chiến do Trung tá Bùi Dzinh làm Tư lệnh, để thành lập Sư đoàn 23 Bộ binh.

Ngày 20 tháng 5 năm năm 1959, ông được bổ nhiệm chức Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh thay thế Trung tá Bùi Dzinh đi làm Tư lệnh Sư đoàn 9 Bộ binh tân lập. Đầu năm 1962, bàn giao Sư đoàn 23 lại cho Đại tá Lê Quang Trọng[7] để đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp ở Học viện Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ trong thời gian 16 tuần. Tháng 6 năm 1962 sau khi mãn khóa học về nước, ông được chuyển đến Bộ Tư lệnh Quân đoàn I giữ chức vụ Tham mưu trưởng.

Sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng 11 năm 1963), ngày 3 tháng 11 ông được đặc cách thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh. Tháng 2 năm 1964, bàn giao Sư đoàn 1 Bộ binh lại cho Đại tá Nguyễn Chánh Thi, ông được chuyển về Bộ Quốc phòng giữ chức vụ Trưởng phòng Quân huấn tại Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội. Tháng 10 cùng năm chuyển đến Vùng 3 chiến thuật, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh. Tháng 10 cùng năm, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.

Tháng 7 năm 1965 nhận lệnh bàn giao Sư đoàn 5 Bộ binh lại cho Đại tá Phạm Quốc Thuần, sau đó ông được chuyển về Bộ Tổng tham mưu giữ chức vụ Trưởng phòng 3 kiêm Giám đốc Trung tâm Hành quân. Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1966, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm.

Tháng 10 năm 1967 ông được cử làm Tham mưu trưởng Liên quân tại Bộ Tổng Tham mưu. Đến tháng 8 năm 1969 chuyển sang giữ chức Tổng Thanh tra Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tháng 9 cùng năm tham chính trong Nội các Chính phủ với chức vụ Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn.

Tháng 11 năm 1969, ông được biệt phái qua Bộ Nội vụ. Ngày 1 tháng 3 năm 1970, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia thay thế Chuẩn tướng Trần Văn Hai. Đến tháng 9 năm 1971 trở lại Quân đội sau khi bàn giao chức Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia lại cho Đại tá Nguyễn Khắc Bình. Tạm thời ông phục vụ ở Bộ Tổng Tham mưu chờ nhận nhiệm vụ mới. Tháng 5 năm 1972, ông được đặt trực thuộc Bộ Quốc phòng Đặc trách Bình định & Phát triển. Tháng 10 cùng năm, chuyển sang làm Chánh Văn phòng Thường trực Trung ương Đặc trách Chương trình Thị tứ của Thủ tướng Chính phủ tại Phủ Thủ tướng Trần Thiện Khiêm.

Tử nạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 12 năm 1972, ông bị tử nạn máy bay Caribou C.47 sau khi đi thanh sát các tỉnh thuộc Quân khu 2, địa điểm cuối cùng trong ngày là Ban Mê Thuột (Tỉnh lỵ tỉnh Darlac).[8] Đoàn thanh sát khi đang trên đường bay về Tuy Hòa, máy bay bị ngộ nạn 2 km về phía bắc Thị xã Tuy Hòa do thời tiết xấu vì mưa bão.[9]

Thi hài ông được đưa về quàn tại Tòa Đô chính Sài Gòn. Ngày 5 tháng 12 năm 1972, Tổng thống và Phái đoàn Quân chính cao cấp hiện diện tại Tòa Đô chính cử hành lễ truy điệu, ông được Tổng thống Thiệu truy thăng cấp bậc Trung tướng và truy tặng Đệ nhị đẳng Bảo quốc Huân chương.

Tang lễ của ông được tổ chức theo lễ nghi quân cách. Quan tài được đặt trên Thiết quân vận M.113 danh dự, di chuyển đến an táng tại Nghĩa trang Đô thành Mạc Đỉnh Chi.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thân phụ: Cụ Trần Văn Hanh.
  • Thân mẫu: Cụ Nguyễn Thị Ngà
  • Phu nhân: Bà Ngô Thị Cúc (Vào tháng 7 năm 1978, bà lo xong cho 2 cô con gái vượt biên sang Hoa Kỳ. Qua năm 1979, bà tiếp tục tiến hành vượt biên bằng tàu, nhưng sau đó gia đình không còn nghe tin tức gì về bà nữa).
  • Ông bà có 5 người con (2 trai, 3 gái): Trần Thị Bạch Yến, Trần Thanh Sơn, Trần Thanh Tùng, Trần Thị Bạch Tuyết và Trần Thị Bạch Liên.
  • Bào đệ:
-Trần Thanh Phú (Sinh năm 1928 tại Trà Vinh, tốt nghiệp khóa 1 Võ bị Huế, cựu Đại tá Thiết giáp VNCH)
-Trần Thanh Quang (Sinh năm 1936 tại Bình Thuận, tốt nghiệp khóa 6 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, cựu Trung tá Quân huấn VNCH)
-Trần Thanh Xuân (Sinh năm 1940 tại Bình Thuận. Thông dịch viên thuộc Cơ quan CORDS tại Phú Yên)
-Trần Thanh Phúc (Sinh năm 1943 tại Bình Thuận, tốt nghiệp khóa 21 Võ bị Đà Lạt, cựu Đại úy Bộ binh VNCH)

Huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

-Bảo quốc Huân chương đệ nhị đẳng
-Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bốn lần phục vụ tại Bộ Tổng Tham mưu. Lần thứ nhất giữ chức vụ Thiếu tá Phó Phòng 2 (1956), lần thứ hai chức vụ Chuẩn tướng Trưởng phòng 3 (1965), lần thứ ba chức vụ Thiếu tướng Tham mưu trưởng Liên quân (1967), lần thứ tư chức vụ Thiếu tướng Tổng Thanh tra Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1969).
  2. ^ Tiền thân của Quân đoàn IV và Quân khu 4 sau này, cũng đặt binh sở tại Cần Thơ.
  3. ^ “Cố Trung Tướng Trần Thanh Phong”. nguyentin.tripod.com. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ Trường Võ bị Quốc gia được thành lập nhằm mục đích đào tạo sĩ quan người Việt, trước tiên phục vụ cho Quân đội Liên hiệp Pháp, sau nữa phục vụ cho Quân đội Quốc gia. Ban đầu trường Võ bị đặt cơ sở tại khu Đập Đá, hữu ngạn sông Hương, Thành phố Huế. Từ năm 1948-1950 đào tạo được 2 khóa sĩ quan hiện dịch (tốt nghiệp được mang cấp bậc Thiếu úy), gồm khóa 1 Phan Bội Châu và khóa 2 Quang Trung. Tháng 7 năm 1950, sau khi tổ chức lễ tốt nghiệp cho khóa 2 Quang Trung, trường di chuyển về Đà Lạt đặt tại địa điểm trước đó là cơ sở của trường Võ bị Liên quân Viễn Đông của Quân đội Thuộc địa Pháp và đổi tên thành trường Võ bị Liên quân Đà lạt, đào tạo tiếp khóa sĩ quan đầu tiên tại đây lấy tên là khóa 3 Trần Hưng Đạo.
    Vị trí của trường ở Huế tiếp tục là cơ sở đào tạo sĩ quan người Việt nhưng đổi tên thành trường Võ bị Địa phương Trung Việt (thường gọi là trường Sĩ quan Đập Đá-Huế). Từ năm 1950-1952, đào tạo thêm được 3 khóa nữa. Tuy nhiên, sĩ quan tốt nghiệp chỉ được mang cấp bậc Chuẩn úy. Trong 3 khóa này về sau có ba người được phong cấp tướng là Chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp khóa 1 (1950-1951), Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ khóa 2 (1951) và Thiếu tướng Võ Văn Cảnh khóa 3 (1951-1952).
  5. ^ Tốt nghiệp khóa 2 Quang Trung, sau này lên tướng còn có các Trung tướng Ngô DzuNguyễn Văn Mạnh, các Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Hoàng Văn Lạc, Nguyễn Thanh SằngLê Ngọc Triển, các Chuẩn tướng Nguyễn Thanh HoàngLê Trung Tường.
  6. ^ Đệ ngũ Quân khu là lãnh thổ Miền tây Nam phần, về sau đổi thành Vùng 4 chiến thuật, rồi Quân khu 4. Trong địa bàn Quân khu có Quân đoàn IV cùng các đơn vị trực thuộc trách nhiệm về mặt quân sự
  7. ^ Đại tá Lê Quang Trọng sinh năm 1925 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 2 trường Võ bị Quốc gia tại Huế.
  8. ^ Trước khi rời Ban Mê Thuột để bay về Phú Yên, đoàn thanh sát do tướng Trần Thanh Phong làm Trưởng đoàn, đã được Trung tá Tỉnh trưởng Phú Yên Nguyễn Văn Tố (sinh năm 1930 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Địa phương Trung Việt - Trường Sĩ quan Đập Đá, Huế) gọi điện thoại báo tình hình thời tiết ở vùng trời Tuy Hòa (Tỉnh lỵ tỉnh Phú Yên) rất xấu, đồng thời đề nghị phi cơ chở phái đoàn nên đáp xuống Phi trường Đông Tác trong căn cứ Không quân Hoa Kỳ, nằm trên bờ biển cách Thị xã Tuy Hòa 5km về hướng nam. Tuy nhiên, khi về đến không phận Tuy Hòa, phi công chiếc Caribou C-7A lại muốn đáp xuống phi trường Chóp Chài nằm song song với Quốc lộ 1 với đường băng lót bằng vỉ sắt, cách Tuy Hòa 2 km về hướng Bắc. Nhưng máy bay đã gặp nạn trước khi kịp đáp xuống đường băng.
  9. ^ Cùng tử nạn trên chiếc phi cơ Caribou còn có:
    - Thiếu tá Lê Văn Ba (sinh năm 1929 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 10 Võ bị Đà Lạt). Được truy thăng Trung tá.
    - Đại úy Nguyễn Thu Giang (sinh năm 1934 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 10B Trừ bị Đà Lạt (tức khóa 4 phụ Sĩ quan trừ bị Thủ Đức gửi lên học ở trường Võ bị Đà Lạt). Được truy thăng Thiếu tá.
    Ngoài ra còn có 3 viên cố vấn Mỹ và 2 Trung úy phi công.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trang 189-192

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Những người trai khói lửa, Nhà xuất bản Thanh Hóa, ấn phẩm năm 2000
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
SPAC là gì và vì sao Vinfast lựa chọn SPAC để niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq?
SPAC là gì và vì sao Vinfast lựa chọn SPAC để niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq?
Trong niềm tự hào vì 1 công ty Việt Nam có thể niêm yết trên 1 trong những sàn giao dịch chứng khoán nổi tiếng nhất thế giới là Nasdaq của Mỹ
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Trong sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, chúng ta thường hay nghe vụ Liên Xô cắt bán đảo Crimea cho Ukraine năm 1954
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
Trong các bài trước chúng ta đã biết rằng vào thời kì Cờ vua Lãng mạn, cờ vua được coi như một công cụ giáo dục không thể chối cãi
Giới thiệu anime Golden Time
Giới thiệu anime Golden Time
Golden Time kể về những cuộc tình giữa những chàng trai và cô gái tại trường luật Tokyo