Sinh học tế bào | |
---|---|
Tế bào động vật | |
Thành phần tế bào động vật điển hình:
|
Hạch nhân hay nhân con (Nucleolus) là một cấu trúc có dạng hình cầu, có trong nhân tế bào của động vật và thực vật, dễ nhận thấy dưới kính hiển vi quang học. Có thể có một đến vài nhân con trong nhân, số lượng nhân con tỉ lệ thuận với nhu cầu về protein của tế bào. Nhân con sẽ biến mất trong quá trình phân chia tế bào.
- DNA nhân con : là DNA từ eo thứ cấp của NST, gọi là vùng NOR (Nucleolar Organizing Regions: ((vùng tổ chức hạch nhân trong tiếng Việt)) của NST)
- rRNA: có trong các sợi và hạt ribonucleoprotein[1], gồm nhiều dạng: 45S, 35S,...
- Protein nhân con: histon, protein ribosom
- Enzym nhân con: RNA polimeraza, enzim xử lí chín rRNA
Nhân con tổng hợp RNA ribosom rRNA, giúp việc tạo ribosom (đóng gói và tích luỹ ribosom 70S và 80S) có vai trò quan trọng trong những tế bào sinh ra nhiều protein, điều chỉnh sự vận chuyển của mRNA từ nhân ra tế bào chất, điều chỉnh sự phân bào.
- Từ vùng NOR của các NST có thể kèm
- Khi nhân con biến mất ở cuối kì đầu thì các cấu thành không bị phân huỷ, mất đi. DNA nhân con thì về vùng NOR nhập vào NST
- Khi tạo nhân con mới (ở cuối kì cuối) thì DNA vùng NOR được tách ra và phiên mã tạo rRNA, kết hợp với protein tạo nhân con
- Là thành phần có cấu đặc nhất của tế bào
- Dễ thay đổi về hình thái, số lượng,kích thước, tính chất hoá học