Ninh Hiệp (xã)

Ninh Hiệp
Xã Ninh Hiệp
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnGia Lâm
Địa lý
Tọa độ: 21°4′47″B 105°57′2″Đ / 21,07972°B 105,95056°Đ / 21.07972; 105.95056
Ninh Hiệp trên bản đồ Hà Nội
Ninh Hiệp
Ninh Hiệp
Vị trí xã Ninh Hiệp trên bản đồ Hà Nội
Ninh Hiệp trên bản đồ Việt Nam
Ninh Hiệp
Ninh Hiệp
Vị trí xã Ninh Hiệp trên bản đồ Việt Nam
Diện tích4,92 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng19.168 người
Mật độ3.895 người/km²
Khác
Mã hành chính00535[1]

Ninh Hiệp là một thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Ninh Hiệp nằm ở phía đông bắc huyện Gia Lâm, có vị trí địa lý:

Xã Ninh Hiệp có diện tích 4,92 km², dân số năm 2022 là 19.168 người,[2] mật độ dân số đạt 3.895 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Ninh Hiệp được chia thành 9 thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Nhà Nguyễn, xã Ninh Hiệp thuộc tổng Hạ Dương, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Lúc bấy giờ, làng Ninh Hiệp có sáu giáp: Tố Thôn, Ninh Thượng, Nhân Hậu, Đính Thượng, Đính Hạ, Nội Đình.

Cuối thế kỷ XVI, các giáp Tố Thôn, Đính Hạ, Nội Đình tách ra thành các xã: Hiệp Phù, Ninh Giang, Ninh Xuyên; còn các giáp: Ninh Thượng, Nhân Hậu, Đính Thượng chuyển thành các làng: Thượng, Trung, Hạ thuộc xã Phù Ninh.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hợp nhất ba xã: Phù Ninh, Ninh Giang, Hiệp Phù thành xã Phù Ninh.

Năm 1949, hợp nhất ba xã: Phù Ninh, Công Tế, Hạ Dương thành xã Năng Hạ.

Năm 1955, tách xã Năng Hạ thành ba xã: Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Dương Hà thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.[2]

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội ban hành Nghị quyết[3] về việc sáp nhập xã Ninh Hiệp vào thành phố Hà Nội quản lý.

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành 78-CP[4]. Theo đó, xã Ninh Hiệp thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội quản lý.

Ngày 25 tháng 11 năm 2020, xã Ninh Hiệp được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp.[5]

Nổi tiếng với nghề bán vải và may mặc, Ninh Hiệp càng ngày phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế.

Trên địa bàn xã có khu công nghiệp Ninh Hiệp nhằm sản xuất vải may mặc và xuất ra thị trường.

Với truyền thống đoàn kết, sẵn sàng vượt khó, tính từ năm 2000 trở lại đây, Ninh Hiệp đã vươn lên trở thành một trong số ít những làng nghề có thu nhập cao nhất miền Bắc Việt Nam. Tổng giá trị sản xuất của xã năm 2007 đạt trên 537 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 11,55/năm.

Cơ cấu kinh tế của xã tiếp tục chuyển dịch tích cực: nông nghiệp chỉ còn 3,2%, ngành CN - TTCN và thương mại - dịch vụ chiếm hơn 96,8%. Tốc độ tăng trưởng của ngành CN - TTCN bình quân đạt 14%/năm, của ngành thương mại dịch vụ là 16%.[6]

Xã Ninh Hiệp hiện nay là một xã có nền kinh tế khá mạnh. Các xóm tại xã có khá nhiều nghề như: dịch vụ, thương mại, buôn bán quần áo, vải vóc, thuốc bắc, làm mứt,... Chợ Ninh Hiệp (chợ Nành) cũng đã được mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu của người dân các tỉnh cũng như vai trò chợ đầu mối quần áo vải vóc ở khu vực phía Bắc. Những năm trước khi chưa có công nghiệp ở Tiên Sơn, Vsip, Sài Đồng,... xã cũng giải quyết được khá nhiều lao động đến từ các địa phương lân cận đến làm thuê với công việc thuộc nhóm nông nghiệp.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Ninh Hiệp có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1 (cao tốc Hà Nội - Bắc Giang), cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Ninh Hiệp (nối quốc lộ 1 cũ tại dốc Lã với đê Trung Màu). Hệ thống xe buýt: 42.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ a b UBND huyện Gia Lâm (2023). Đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Gia Lâm, Hà Nội. tr. 65-66. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ “Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội”. Thư viện Pháp luật.
  4. ^ “Quyết định số 78-CP năm 1961 chia các khu vực nội thành và ngoại thành của Thành phố Hà Nội”. Thư viện Pháp luật.
  5. ^ Mạnh Khánh (ngày 25 tháng 11 năm 2020). “Trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang tặng xã Ninh Hiệp, Hà Nội”. Báo Tin tức. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020.
  6. ^ “Xã Ninh Hiệp”. Cổng thông tin huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 7 tháng 5 năm 2013.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan