Yên Thường

Yên Thường
Xã Yên Thường
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnGia Lâm
Địa lý
Tọa độ: 21°6′18″B 105°54′59″Đ / 21,105°B 105,91639°Đ / 21.10500; 105.91639
Yên Thường trên bản đồ Hà Nội
Yên Thường
Yên Thường
Vị trí xã Yên Thường trên bản đồ Hà Nội
Yên Thường trên bản đồ Việt Nam
Yên Thường
Yên Thường
Vị trí xã Yên Thường trên bản đồ Việt Nam
Diện tích8,67 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng19.121 người
Mật độ2.205 người/km²
Khác
Mã hành chính00529[1]

Yên Thường là một thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Yên Thường có vị trí địa lý:

Xã Yên Thường có diện tích 8,67 km², dân số năm 2022 là 18.557 người,[2] mật độ dân số đạt 2.205 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Yên Thường được chia thành 9 thôn: Đình Vỹ, Đỗ Xá, Lại Hoàng, Liên Đàm, Quy Mông, Trùng Quán, Xuân Dục, Yên Khê, Yên Thường và tổ dân phố Dốc Lã.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, địa bàn xã Yên Thường thuộc tổng Yên Thường, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 25 tháng 1 năm 1948, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 120-SL bãi bỏ cấp phủ. Theo đó, xã Yên Thường thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 9 tháng 7 năm 1948, Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu 1 ban hành Quyết định số 422PC/2 về việc hợp nhất 3 xã Thiên Đức, Đình Vỹ và Yên Thường thành xã Quang Trung thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội ban hành Nghị quyết[3] về việc sáp nhập xã Quang Trung vào thành phố Hà Nội quản lý.

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành 78-CP[4] về việc chia xã Quang Trung thành xã Quang Trung I và Quang Trung II thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội quản lý.

Năm 1964, đổi tên xã Quang Trung II thành xã Yên Thường với 9 thôn.

Năm 1993, thành lập tổ dân phố Dốc Lã trên cơ sở một phần diện tích và dân số của thôn Trùng Quán.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ a b UBND huyện Gia Lâm (2023). Đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Gia Lâm, Hà Nội. tr. 72-73. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ “Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội”. Thư viện Pháp luật.
  4. ^ “Quyết định số 78-CP năm 1961 chia các khu vực nội thành và ngoại thành của Thành phố Hà Nội”. Thư viện Pháp luật.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan