Đại loạn nước Oa hay Oa quốc đại loạn (倭国大乱 wakoku tairan) là thời kì hỗn loạn và nội chiến ở Nhật Bản cổ đại (Oa quốc) vào cuối thời Di Sinh (tức thế kỉ thứ 2 Công nguyên). Đây là cuộc chiến lâu đời nhất ở nước Nhật được sử sách ghi lại. Năm 180, thái bình được lập lại khi Oa Nữ vương Shaman Himiko (tức Pimiko) của nước Yamatai nắm quyền trị vì quốc gia.[1][2]
Cuộc đại loạn rơi vào thời kì sơ sử của Nhật Bản. Những biên niên sử quốc gia sớm nhất nước Nhật là Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ đã bắt đầu tường thuật từ Thần đại, thế nhưng chúng chủ yếu mang tính chất thần thoại, chỉ sau khoảng cuối thế kỉ thứ 6, thì các ghi chép trong Nhật Bản thư kỷ mới là lịch sử đáng tin cậy.[3] Sử ký các triều đại Trung Quốc là một nguồn tài liệu quan trọng về lịch sử nước Nhật trước thế kỉ thứ 6, chứa tài liệu viết duy nhất về cuộc đại loạn ở thế kỉ thứ 2 này. Lịch sử Nhật Bản được kể lại trong vài mục về xứ sở láng giềng "man rợ" của nước Trung Hoa ở cuối mỗi lịch sử triều đại dưới dạng chú thích, chứ không được viết thành một chương chính. Do đó, thông tin về cuộc đại loạn này rất hạn chế. Những chi tiết đề cập sớm nhất nằm trong các đoạn được gọi là Wajinden của Nguỵ chí (khoảng năm 297), là một phần của Tam quốc chí. Các bộ sử sau đó bàn đến cuộc đại loạn như Hậu Hán thư (khoảng năm 445), Lương thư (635), Tùy thư (636) và Bắc sử (giữa thế kỉ thứ 7) rút ra nhiều từ các tác phẩm trước đó.[4]
Sau đây là toàn văn của Ngụy chí, Hậu Hán thư, Tùy thư và Bắc sử về cuộc chiến:
Đất nước này trước đây có một nam nhân cai quản. Trong khoảng bảy mươi hay tám mươi năm kế tiếp, động đãng bất an, chiến loạn bất đoạn. Sau đó, dân chúng lại đồng ý chọn một nữ nhân để làm người thống trị. Tên bà là Ti Di Hô.
— Lịch sử nước Nguỵ (Nguỵ chí), Accounts of the Eastern Barbarians[5]
Vào thời trị vì của Hoàn Đế và Linh Đế thì quốc gia đó đại loạn, dân tương tranh chiến; vì vậy, trong nhiều năm, nó trở nên không có người cai trị. Ở đó lại có một phụ nữ tên là Ti Di Hô; người, bằng cách sử dụng tinh thần, đã có thể khiến nhiều người bối rối, đến nỗi đồng bào nhất khởi tôn làm vương.
— Tuỳ thư, Accounts of the Eastern Barbarians[6]
Dưới triều Linh Đế, đất nước đó vô cùng hỗn loạn, dân tương tranh chiến; vì vậy, trong nhiều năm không có người cai trị.
— Bắc sử[7]
Lương thư chỉ viết là "quốc gia đại loạn" giữa năm 178 và năm 183.[8]
Không có bằng chứng khảo cổ trực tiếp nào liên quan đến cuộc đại loạn này. Tuy nhiên, lại một số phát hiện khảo cổ học về những binh khí bằng đá, kim loại, những làng mạc bố phòng, đặc biệt là từ phía đông Biển Nội địa đến Kinki đã minh chứng cho sự tồn tại của các trận chiến diễn ra trong thời kì Di Sinh.[9]
Mặc dù tiến trình cơ bản của các sự kiện là giống nhau trong mọi lịch sử, nhưng chúng lại khác nhau về chi tiết và ngôn ngữ. Do các nguồn cung cấp thông tin quá hạn chế, đã có nhiều giả thuyết khác nhau được nhà sử học đưa ra.
Thời kì Yayoi (tức thời Di Sinh) được đặc trưng bởi sự ra đời của nghề trồng lúa và luyện kim từ Trung Quốc đại lục, bán đảo Triều Tiên, sự phát triển hướng tới một xã hội nông nghiệp và thiết lập cấu trúc giai cấp xã hội.[10] Vào giữa thời kỳ Yayoi, các thủ lĩnh cộng đồng đã cố gắng mở rộng quyền lực ra nhiều vùng nhỏ có quy mô bằng các tỉnh huyện ngày nay; một phần nhờ vào việc kiểm soát nhập khẩu và công nghệ.[11] Các quốc gia nhỏ này đã thiết lập các mối quan hệ bang giao với Trung Hoa từ thế kỉ thứ nhất và kết quả là dòng hàng hóa và công nghệ gia tăng, hoặc có thể là sự công nhận của một số thủ lĩnh địa phương Trung Quốc đã dẫn đến việc củng cố thêm quyền lực chính trị.[11]
Cuộc đại loạn được cho là đã xảy ra xung quanh nước Yamatai, tù bang mà Nữ vương Himiko lên cai trị. Tuy nhiên, vị trí chính xác của nước Yamatai ở quần đảo Nhật Bản không được biết đến, cũng nguồn tranh luận chính trong lịch sử Nhật Bản cổ đại, hầu hết các học giả ủng hộ một vị trí ở miền bắc Kyushu hoặc ở Kinai,[nb 1] Kinai sau này gần tỉnh Yamato (tức Đại Hoà quốc), Kinai trước đây gần thị trấn Yamato, tỉnh Fukuoka, mà nó có thể trùng tên.[12][13]
Tất cả các nguồn sử đều đồng ý rằng cuộc đại loạn xảy ra vào cuối thế kỉ thứ 2, kết thúc vào những năm 180.[nb 2] Tuy nhiên, nó lại được trích dẫn khác nhau là đã tồn tại từ năm đến tám mươi năm.[14] Sự phân biệt về (sự đại loạn) to lớn trong Lương thư cho thấy rằng các trận đánh trước đó được đưa vào khung thời gian dài hơn của các nguồn khác là tương đối nhỏ, không đáng nhắc đến đối với các tác giả của Lương thư.[8]
Nguyên nhân gây ra cuộc đại loạn hoàn toàn không được biết. Một tình hình chính trị âm ỉ vào khoảng giữa thế kỉ thứ 2 hoặc sự tranh giành quyền lực giữa nước Oa từng được coi là nguồn gốc có thể xảy ra.[15][16]
Số lượng thủ lĩnh mà người Trung Quốc biết đến đã giảm từ hơn một trăm trước[nb 3] cuộc chiến xuống còn khoảng ba mươi vào thời Himiko.[nb 4][15][17][18] Cuộc đại loạn cũng dẫn đến sự hình thành một cộng đồng ban đầu dưới sự cai trị của Himiko và đây được coi là bước ngoặt giữa thời kì Di Sinh và Cổ Phần trong lịch sử Nhật Bản.[nb 5][8]
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “nb”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="nb"/>
tương ứng