Occitania

Occitania
Occitània
—  Dân tộc  —
Gordes, a typical Provençal village
Gordes, a typical Provençal village
Cờ Occitania
Hiệu kỳ
Từ nguyên: Oc (yes in Occitan) + "itania" from Aquitania
Hiệu ca: Se Canta (tiếng Occitan)
"If it sings"
Bản đồ ngôn ngữ của Occitania
Bản đồ ngôn ngữ của Occitania
Occitania trên bản đồ Thế giới
Occitania
Occitania
ContinentChâu Âu
Thủ phủToulouse sửa dữ liệu
Dân số
 • Tổng cộng16 triệu
Múi giờGiờ chuẩn Trung Âu, Giờ Mùa hè Trung Âu sửa dữ liệu
Bản đồ của Occitania bằng tiếng Occitan, với các thành phố chính

Occitania (tiếng Occitan: Occitània; phát âm địa phương: [u(k)siˈtanjɔ], [ukʃiˈtanjɔ] hoặc [u(k)siˈtanja]) là khu vực lịch sử ở TâyNam Âu, nơi mà tiếng Occitan là ngôn ngữ chính được sử dụng,[1] và đôi khi nó vẫn được sử dụng, thường là ngôn ngữ thứ hai. Khu vực văn hóa này gần như bao trùm 1/3 lãnh thổ phía Nam của nước Pháp, cũng như một phần của Tây Ban Nha (Thung lũng Aran), Monaco và các phần nhỏ hơn ở Ý (Thung lũng Occitan, Guardia Piemontese). Occitania đã được công nhận là một khái niệm ngôn ngữvăn hóa từ thời Trung cổ, nhưng nó chưa bao giờ là một lãnh thổ mang tính pháp lý hay một thực thể chính trị dưới cái tên này. Tuy nhiên, lãnh thổ đã được thống nhất vào thời La Mã với tên gọi Bảy tỉnh (tiếng La Tinh: Septem Provinciæ[2]) và trong Sơ kỳ Trung cổ (Aquitanica hoặc Vương quốc Visigothic của Toulouse,[3] hoặc phân chia cho Louis Mộ đạo sau sự chia rẽ của Thionville divisio regnorum vào năm 806[4]).

Hiện tại, có khoảng 200.000–800.000 [5][6] người trong tổng số 16 triệu người sống trong khu vực, là người bản xứ hoặc nói thành thạo tiếng Occitan,[7] mặc dù các ngôn ngữ thường được sử dụng trong khu vực là tiếng Pháp, tiếng Catalunya, tiếng Tây Ban Nhatiếng Ý. Kể từ năm 2006, ngôn ngữ Occitan đã trở thành ngôn ngữ chính thức của Catalonia, bao gồm cả Thung lũng Aran, nơi tiếng Occitan trở thành ngôn ngữ chính thức vào năm 1990.

Dưới sự cai trị của La Mã, phần lớn vùng Occitania được gọi là Aquitania,[8] các lãnh thổ bị chinh phục trước đó được gọi là Provincia Romana (Provence hiện đại), trong khi các tỉnh phía Bắc của vùng ngày nay thuộc Pháp được gọi là Gallia (Gaul). Dưới thời Đế chế sau này, cả Aquitania và Provincia Romana đều được nhóm lại trong Bảy tỉnh hoặc Viennensis. Vì vậy, Provence và Gallia Aquitania (hoặc Aquitanica) là những tên được sử dụng từ thời trung cổ cho Occitania (tức là Limousin, Auvergne, LanguedocGascony). Vì vậy, lịch sử Công quốc Aquitaine không được nhầm lẫn với khu vực hiện đại của Pháp được gọi là Aquitaine: đây là lý do chính tại sao thuật ngữ Occitania được hồi sinh vào giữa thế kỷ XIX. Những cái tên "tiếng Occitania"[9] và "ngôn ngữ Occitana" (Occitana lingua) đã xuất hiện trong các văn bản Latinh từ đầu năm 1242–1254[10] đến 1290[11] và trong suốt những năm tiếp theo của đầu thế kỷ XIV; tồn tại các văn bản trong đó khu vực này được gọi gián tiếp là "đất nước của ngôn ngữ Occitan" (Patria Linguae Occitanae). Cái tên Lenga d'òc đã được Dante Alighieri sử dụng trong tiếng Ý (Lingua d'òc) vào cuối thế kỷ XIII.

Vào ngày 28 tháng 09 năm 2016, Occitanie trở thành tên của vùng hành chính Pháp gồm 2 vùng cũ Midi-PyrénéesLanguedoc-Roussillon,[12] nó là một phần nhỏ của khu vực lịch sử Occitania.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "The ancient language of the South France, was called, la langue d'oc, from the sound of its affirmative particle. From this circumstance, the country has been called Occitanie, and a specific portion of it, Languedoc. The French have lately formed a new adjective, Occitanique, to comprize all the dialects derived from the ancient tongue." in Sharon Turner, The history of England (during the middle ages), London, Longman, Hurst, &c. 1814. Read on GoogleBooks
  2. ^ Map of the Roman Empire, ca400 AD
  3. ^ Map of the Visigothic Kingdom
  4. '^ Map of the 806 divisio regnorum'. Louis' share in yellow.
  5. ^ Fabrice BERNISSAN (2012). "Combien l'occitan compte de locuteurs en 2012 ?", Revue de Linguistique Romane, 76 (12/2011-07/2012), pp. 467-512
  6. ^ « De fait, le nombre des locuteurs de l’occitan a pu être estimé par l’INED dans un premier temps à 526 000 personnes, puis à 789 000, » ("In fact, the number of occitan speakers was estimated by the French Demographics Institute at 526,000 people, then 789,000") Philippe Martel, "Qui parle occitan ?" in Langues et cité Lưu trữ 2012-03-16 tại Wayback Machine n°10, December 2007.
  7. ^ World Directory of Minorities and Indigenous People. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2009.
  8. ^ Jean-Pierre Juge (2001) Petit précis – Chronologie occitane – Histoire & civilisation, p. 14.
  9. ^ Joseph Anglade, Grammaire de l'ancien provençal ou ancienne langue d'oc, 1921, Part I, Chapter 1, p. 9: Le mot Langue d'Oc a d'abord désigné le pays où se parlait cette langue; c'était une expression géographique. Le pays de langue d'oc s'appelait en Latin Occitania (formé sans doute sur Aquitania) ("The words Langue d'Oc first designated the country where the language was spoken: it was a geographical expression. The land of the langue d'oc was called Occitania in Latin (probably coined from Aquitania").
  10. ^ Frederic Mistral, Lo Tresor dóu Felibrige (1878–1886), vol. II, p. 1171: "Les textes abondent qui montrent l'origine française ou ecclésiastique des expressions lingua occitana et Occitania. Le pape Innocent IV (1242–1254), un des premiers parle de Occitania dans ses lettres; les commissaires de Philippe le Bel qui rédigèrent l'arrêt sanè des coûtumes de Toulouse se déclarent Ad partes linguae occitanae pro reformatione patriae designati et stipulent que leur règlement est valable in tota lingua occitaniae."
  11. ^ Robèrt LAFONT (1986) "La nominacion indirècta dels païses", Revue des langues romanes nº2, tome XC, pp. 161–171.
  12. ^ “Décret n° 2016-1264 du 28 septembre 2016 portant fixation du nom et du chef-lieu de la région Occitanie - Legifrance”. www.legifrance.gouv.fr. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
So sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn?
So sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn?
Trên thế giới có hai loại cà phê phổ biến nhất bao gồm cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè) và cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối)
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Là thực thể đứng đầu rừng Jura (được đại hiền nhân xác nhận) rất được tôn trọng, ko ai dám mang ra đùa (trừ Gobuta), là thần bảo hộ, quản lý và phán xét của khu rừng
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Giai đoạn Orobashi tiến về biển sâu là vào khoảng hơn 2000 năm trước so với cốt truyện chính, cũng là lúc Chiến Tranh Ma Thần sắp đi đến hồi kết.
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Enkanomiya còn được biết đến với cái tên Vương Quốc Đêm Trắng-Byakuya no Kuni(白夜国)