Oedipus

Oedipus
Οἰδίπους
Quốc vương Thebes
Oedipus và Nhân sư của Jean-Auguste-Dominique Ingres
Vua thần thoại của Thebes
Tiền nhiệmLaius
Kế nhiệmCreon
Thông tin cá nhân
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Laius
Thân mẫu
Jocasta
Phối ngẫu
Jocasta, Euryganeia, Astymedusa
Hậu duệ
Ismene, Eteocles, Polynices, Antigone, Laonytus
Quốc tịchThebes

Oedipus (tiếng Hy Lạp: Οἰδίπους; phiên âm tiếng Việt: Ơ-đíp hoặc Ê-đíp; nghĩa đen: "chân phồng") là một vị vua huyền thoại của Thebes, người anh hùng có số phận bi thảm trong thần thoại Hy Lạp. Một cách vô tình, Oedipus đã thực hiện lời tiên tri dành cho mình rằng, ông sẽ giết chết cha mình và kết hôn với mẹ mình, do đó sẽ mang lại tai họa cho đất nước và gia đình mình. Khi phát hiện ra những điều đã xảy ra, vợ ông treo cổ tự vẫn và ông tự khoét mắt của mình. Câu chuyện của Oedipus là chủ đề của những vở bi kịch của Sophocles, vở "Nhà vua Oedipus", tiếp theo là "Oedipus tại Colonus" và sau đó là "Antigone". Oedipus đại diện cho hai chủ đề thường gặp trong kịch và thần thoại Hy Lạp, đó là bản chất sai lầm của nhân loại và số phận của một cá nhân trong dòng chảy số phận nghiệt ngã của vũ trụ.

Truyền thuyết

[sửa | sửa mã nguồn]
Oedipus và nhân sư

Trong thần thoại Hy Lạp, Oedipus là con trai của nhà vua Laiushoàng hậu Jocasta thành Thebes (Hy Lạp). Từ trước khi chàng ra đời, có một lời sấm cho rằng chàng là người sẽ giết vua cha và cưới mẹ chàng. Vì vậy, Laius lo sợ và ông đã bàn với hoàng hậu là phải giết Oedipus do sợ chàng sẽ giết cha, cưới mẹ. Cuối cùng, Oedipus lại được giấu đi, và được một người khác nuôi. Khi chàng lớn lên, lúc đó xứ Thebes gặp một tai họa lớn, có một con nhân sư quái ác thường ra một câu đố oái oăm, ai không trả lời được thì nó xé xác. Vua Laius nghe tin, ông đi tới trả lời câu hỏi của nó, ở đây Oedipus gặp Laius, họ tranh cãi về hướng đi rồi Oedipus giết Laius mà không biết đó là cha của mình, và Creon, anh hoàng hậu Jocasta lên ngôi. Oedipus gặp nhân sư, nó hỏi: "Con gì sáng đi bằng 4 chân, trưa đi bằng 2 chân, tối đi bằng 3 chân." Oedipus liền nói: "Đó là con người". Con nhân sư biết mình đã thua, nó đổ xuống bức tường mà chết. Về hoàng hậu Jocasta nhờ mang chiếc vòng thanh xuân nên vẫn giữ lại được sự trẻ trung và nhan sắc của mình. Sau đó Oedipus đã gặp và cưới Jocasta mà không hay biết đó là mẹ chàng rồi lên ngôi vua Thebes. Lời nguyền về việc Oedipus giết cha, cưới mẹ hoàn tất mà chàng không hay biết.

Ngày kia, có một hầu cận già của vua Laius đã cho biết Oedipus là kẻ giết vua cha, ông đau khổ, khi đó hoàng hậu Jocasta tự tử. Oedipus lấy cái trâm trên đầu hoàng hậu mà chọc đui mù mắt ông và bỏ đi. Oedipus sống trong sự đau khổ đến khi ông chết.

Nhà phân tâm học Sigmund Freud đã mượn truyền thuyết này để đặt tên cho một đặc điểm tâm lý ở trẻ nhỏ từ ba đến năm tuổi mang tên mặc cảm Oedipus: đứa trẻ thể hiện sự quý mến người sinh thành ra mình, thuộc giới tính khác mình nhưng lại đố kỵ và căm ghét bậc phụ huynh cùng giới tính với mình[1].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Laius
Vua thần thoại của Thebes Kế nhiệm:
Creon
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử và sự kiện đáng nhớ của Fontaine
Lịch sử và sự kiện đáng nhớ của Fontaine
Trước tiên nói về ảo thuật gia vĩ đại "Parsifal", đây là danh xưng gọi hai chị em ảo thuật gia, xuất thân từ Fleuve Cendre
Review phim “Hôn lễ của em”
Review phim “Hôn lễ của em”
Trai lụy tình cuối cùng lại trắng tay! Trà xanh mới là người lí trí nhất!
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)
Sunset Hill - game phiêu lưu giải đố vẽ tay cực đẹp
Sunset Hill - game phiêu lưu giải đố vẽ tay cực đẹp
Sunset Hill - game phiêu lưu giải đố vẽ tay cực đẹp sẽ phát hành trên PC, Android, iOS & Nintendo Switch mùa hè năm nay