Outey

Outey
ឧទ័យ
Phó vương Campuchia
Nhiệm kỳ
1618–1627
Quốc vươngChey Chettha II
Nhiếp chính Campuchia
Nhiệm kỳ
1627–1642
Quốc vươngThommo Reachea II, Ang Tong Reachea, Batom Reachea
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ 
Brhat Buddhananatha Samdach Brhat Paramaraja Maha Upayuvaraja Brhat Dharmaya Amachas
Sinh1577
MấtString Module Error: String subset indices out of order tháng String Module Error: String subset indices out of order, 1642
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Srei Soriyopear
Thân mẫu
Sujathi
Anh chị em
Chey Chettha II
Phối ngẫu
Mumi, Anak Mnan San
Hậu duệ
Barom Reachea V, Padumaraja I, Ang Im, Gama Kshatriyi, Chakrapati
Nghề nghiệpnhiếp chính

Outey (1577-1642) là nhiếp chính vương của Chân Lạp từ 1627 đến 1642, có tước hiệu là UdayarajaParamaraja.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng tử Outey (hoặc Uday, Préa Outey) là con út của vua Barom Reachea VII, được phong hiệu là Maha Uparaja. Ông đã giúp vua anh Chey Chettha II chống lại quân Xiêm năm 1624 ở tỉnh Banteay Mean Chey.

Năm 1627, sau khi vua anh Chey Chetthe II mất, Outey lên làm nhiếp chính vương. Con trai lớn của vua anh là Chan Ponhéa Sô, là người sùng đạo, đã trở thành thầy tu nhà Phật năm từ 1623. Đến năm 1629, Sô mới về làm vua, hiệu là Thommo Reachea II.

Vị vua mới này không quan tâm đến công việc của đất nước, những nỗ lực giành lại lãnh thổ đã mất về tay người Xiêm đã thất bại. Người chú Outey tiếp tục nắm thực quyền điều hành đất nước.

Trước đây, lúc vua Chey Chettha II còn sống đã định cưới công chúa Ang Vodey (Angavathi Nha) cho hoàng tử Chan Ponhéa Sô. Nhưng chẳng may, khi nhà vua vừa mất thì chú ruột Préa Outey lại cưới nàng công chúa này trong khi Hoàng tử còn đang ở trong tu viện.

Sau khi rời tu viện, Chan Ponhéa Sô lên ngôi và tình cờ nhà vua trẻ gặp lại nàng Ang Vodey xinh đẹp. Sau đó, cả hai đã mượn cớ đi săn bắn để gặp gỡ, nhưng không ngờ Prea Outey biết được liền đuổi theo và giết chết cả hai vào năm 1632, sau khi Sô làm vua mới được hơn hai năm.

Outey sau đó đưa Ponhea Nou, em trai của Ponhea Sô, lên làm vua hiệu là Ang Tong Reachea.

Ponhea Nou lại chết một cách bất ngờ và bí ấn vào tháng 6 năm 1640.

Sau cái chết của vua Ang Tong Reachea, người chú Outey đã đưa con trai Ang Non của mình lên ngôi vua, hiệu là Padumaraja I.

Trước đó, người con thứ ba của vua anh Chey Chettha II là Ponhea Chan đã rời hoàng cung và ẩn náu ở khu vực Đông Nam Chân Lạp nơi nhiều người ChămMã Lai đạo Hồi sinh sống.

Năm 1642, vua Padumaraja I và cha là giám quốc Outey đã bị ám sát bởi Ponhea Chan, sau đó Ponhea Chan lên ngôi, hiệu là Ramathipadi I.

Các con của ông là Ang Sur, Ang Tan trốn thoát và cầu cứu chúa Nguyễn để chống lại Ponhea Chan.

  • Ang Non (1615-1642) làm vua, hiệu là Padumaraja I (hoặc Batom Reachea IV)
  • Ang Sur (1628-1672) làm vua, hiệu Barom Reachea VIII
  • Uday Surivans ou Ang Tan (1636-1675)
  • Ang Em (1636-1658), có con là Ang Nan sau cũng làm vua.
  • Công chúa Ang Lei, sau lấy Chey Chettha IV

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bernard Philippe Groslier avec la collaboration de C.R. Boxer Angkor et le Cambodge au XVIe siècle d'après les sources portugaises et espagnoles, p. 26 Tableau III « Succession d'Ang Chan » P.U.F (Paris) 1958;
  • Chroniques Royales du Cambodge de 1594 à 1677. École française d'Extrême Orient. Paris 1981 (ISBN 2855395372)
  • Achille Dauphin-Meunier Histoire du Cambodge Presses universitaires de France, Paris 1968 Que sais-je ? n° 916.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lý do Levi Ackerman và AOT được yêu thích nhất mọi thời đại
Lý do Levi Ackerman và AOT được yêu thích nhất mọi thời đại
Quá khứ bi thương của Levi thì hẳn chúng ta đã nắm rõ rồi. Levi dành cả tuổi thơ và niên thiếu ở dưới đáy xã hội và chính những bi kịch đã tạo nên anh của hiện tại
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng
Thủ lĩnh Ubuyashiki Kagaya trong Kimetsu no Yaiba
Thủ lĩnh Ubuyashiki Kagaya trong Kimetsu no Yaiba
Kagaya Ubuyashiki (産屋敷 耀哉 Ubuyashiki Kagaya) Là thủ lĩnh của Sát Quỷ Đội thường được các Trụ Cột gọi bằng tên "Oyakata-sama"
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Suy Tưởng có lẽ là cuốn sách “độc nhất vô nhị” từng được thực hiện: nó bản chất là cuốn nhật ký viết về những suy nghĩ riêng tư của Marcus Aurelius