Oxbridge

Couple walking into St Johns College Oxford.jpg

Oxbridge là một từ ghép được dùng để chỉ nhóm hai trường đại học OxfordCambridge của Anh. Xuất hiện lần đầu trong văn học, Oxbridge hiện được dùng để nói tới vị trí và danh tiếng hàng đầu của hai trường đại học trong hệ thống giáo dục cũng như xã hội Anh.[1]

Oxford và Cambridge là hai trường đại học lâu đời nhất của Anh, chúng đều đã có hơn 800 năm tuổi[2][3] và là hai trường đại học duy nhất của Anh cho tới thế kỷ 19. Rất nhiều giảng viên và sinh viên của hai trường đại học này là những nhân vật trí thức ưu tú của xã hội Anh qua nhiều thế kỷ.[4][5] Hơn thế, Oxford và Cambridge có hệ thống đào tạo tương đối giống nhau với nhiều trường đại học thành viên.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù Oxford và Cambridge đều đã có lịch sử lâu đời nhưng từ ghép Oxbridge mới chỉ xuất hiện từ thế kỷ 19. Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary) thì cụm từ này xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết Pendennis của nhà văn William Makepeace Thackeray xuất bản năm 1849, trong đó nhân vật chính theo học tại Trường Boniface (Boniface College) thuộc Oxbridge. Trong Pendennis cũng còn đề cập tới từ ghép Camford, vốn cũng ghép từ Oxford và Cambridge, tuy nhiên cụm từ này không có tính phổ biến như Oxbridge. Oxbridge được nữ nhà văn Virginia Woolf dùng với ý chỉ trích trong tác phẩm A Room of One's Own của bà.[6]

Tương tự ý tưởng về Oxbridge, một số từ ghép để chỉ cụm trường đại học của Anh cũng từng xuất hiện trên báo chí như Doxbridge (chỉ các trường đại học Durham, Oxford và Cambridge)[7] hay Loxbridge (chỉ các trường đại học Luân Đôn, Oxford và Cambridge).[8] Tuy nhiên các cụm từ này không phổ biến và mang ý nghĩa như Oxbridge.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Oxford English Dictionary. Oxford University Press. 2002). Originally: a fictional university, esp. regarded as a composite of Oxford and Cambridge. Subsequently also (now esp.): the universities of Oxford and Cambridge regarded together, esp. in contrast to other British universities. adj Of, relating to, characteristic of, or reminiscent of Oxbridge (freq. with implication of superior social or intellectual status Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  2. ^ “A brief history of the University”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ “A Brief History - Early Records”. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2008.
  4. ^ Famous alumni and students of Cambridge University
  5. ^ Carole Cadwalladr on the Oxbridge elite | higher news | EducationGuardian.co.uk
  6. ^ Carole Cadwalladr (ngày 16 tháng 3 năm 2008), Oxbridge Blues, The Guardian
  7. ^ “The University Sports Tour for Easter 2008”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2008.
  8. ^ Morgan, K. J. (2004). “The research assessment exercise in English universities, 2001”. Higher Education. 48: 461–482. doi:10.1023/B:HIGH.0000046717.11717.06.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Hajime Kashimo là một chú thuật sư từ 400 năm trước, với sức mạnh phi thường của mình, ông cảm thấy nhàm chán
Vài câu tỏ tình hàng tuyển
Vài câu tỏ tình hàng tuyển
Những lời tỏ tình với đôi chút lãn mạn và một bầu trời yêu thương
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Tin rằng có rất nhiều người sau bữa ăn sẽ ăn thêm hoặc uống thêm thứ gì đó, hơn nữa việc này đã trở thành thói quen
Tâm lý học và sự gắn bó
Tâm lý học và sự gắn bó
Lại nhân câu chuyện về tại sao chúng ta có rất nhiều hình thái của các mối quan hệ: lãng mạn, bi lụy, khổ đau