Pác Miầu

Pác Miầu
Thị trấn
Thị trấn Pác Miầu
Một góc thị trấn Pác Miầu
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhCao Bằng
HuyệnBảo Lâm
Thành lập27/10/2006[1]
Loại đô thịLoại V
Địa lý
Tọa độ: 22°49′48″B 105°29′36″Đ / 22,8299°B 105,4933°Đ / 22.8299; 105.4933
Pác Miầu trên bản đồ Việt Nam
Pác Miầu
Pác Miầu
Vị trí thị trấn Pác Miầu trên bản đồ Việt Nam
Diện tích36,93 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng5.770 người[2]
Mật độ156 người/km²
Khác
Mã hành chính01290[3]

Pác Miầuthị trấn huyện lỵ của huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Pác Miầu nằm ở trung tâm huyện Bảo Lâm, kéo dài theo chiều đông bắc - tây nam và có vị trí địa lý:

Thị trấn Pác Miầu có diện tích 36,93 km², dân số năm 2019 là 5.770 người[2], mật độ dân số đạt 156 người/km².

Pác Miầu là điểm dừng chân quan trọng trên tuyến vận chuyển hàng hóa từ Hà Giang sang Cao Bằng.

Thị trấn Pác Miầu có tuyến quốc lộ 34 dài hơn 19 km chạy qua cùng dòng sông Gâm chạy dọc theo chiều dài từ phía đông bắc đến tây nam. Ngoài sông Gâm, trên địa bàn thị trấn còn có các suối Bắc Miêu, suối Mẹ Hán và nậm (suối) Pùng. Các núi chính trên địa bàn thị trấn là Chà Chếnh, Đán Cuống, Phiềng Phay.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Pác Miầu có 9 tổ dân phố, xóm được chia thành 4 tổ dân phố: 1, 2, 3, 4 và 5 xóm: Lạng Cá, Mạy Rại, Nà Bỏn, Nà Ca, Phiêng Phay.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 10 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2006/NĐ-CP[1] về việc thành lập thị trấn Pác Miầu trên cơ sở điều chỉnh 4.036 ha diện tích tự nhiên và 2.619 nhân khẩu của xã Mông Ân.

Đến năm 2019, thị trấn Pác Miầu được chia thành 4 tổ dân phố: 1, 2, 3, 4 và 6 xóm: Bản Đe, Lạng Cá, Nà Ca, Phiêng Phay, Mạy Rại, Nà Bỏn.

Ngày 9 tháng 9 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Nghị quyết số 27/NQ-HĐND[4] về việc:

  • Giữ nguyên 4 tổ dân phố 1, 2, 3, 4 và 4 xóm: Nà Ca, Phiêng Phay, Mạy Rại, Nà Bỏn
  • Sáp nhập xóm Bản Đe vào xóm Lạng Cá.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị định số 125/2006/NĐ-CP Về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Hà Quảng, Bảo Lâm và Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng”. Bộ Nội vụ. 27 tháng 10 năm 2006.
  2. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Cao Bằng” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2021. Truy cập 3 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ a b “Nghị quyết số 27/NQ-HĐND về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” (PDF). Trang thông tin điện tử Sở Y tế Cao Bằng. 9 tháng 9 năm 2019.[liên kết hỏng]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Những người càng tin vào điều này, cuộc sống của họ càng chịu nhiều trói buộc và áp lực
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Từ xa xưa, người Hi Lạp đã thờ cúng các vị thần tối cao và gán cho họ vai trò cai quản các tháng trong năm
Tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh
Tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh
Tìm hiểu cách phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp chi tiết nhất
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia