Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. (tháng 12 năm 2019) |
Bài này không có nguồn tham khảo nào. (tháng 12 năm 2019) |
Phà Hàm Luông là một tuyến phà nằm trên quốc lộ 60 nối liền thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre với huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Với bờ phía tây đặt tại Phường 7,thành phố Bến Tre và bờ phía đông đặt tại xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày. Bến phà cách cầu Hàm Luông hiện hữu khoảng 2.3 km về phía hạ lưu. Ngày 30/4/2010, cầu Hàm Luông chính thức khánh thành, bến phà Hàm Luông chính thức giải thể và ngừng hoạt động.
Thầy giáo Huỳnh Văn Vững nay 84 tuổi, sinh ra và lớn lên bên bờ sông Hàm Luông (ấp Bình Phú, xã An Hội, tỉnh lỵ Bến Tre), nói: “Bến bắc Hàm Luông đã có từ trước khi tôi chào đời. Sinh thời, cha của tôi thường gánh dừa trái ra bán tại cầu bắc Hàm Luông, phía thành phố Bến Tre bây giờ. Vào thời điểm trên, tại xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày, cũng có bắc Cổ Chiên đi tỉnh Trà Vinh…”. Bắc và phà? Thầy Vững giải thích bắc là do người ta Việt hóa từ tiếng Pháp: Le bac. Bắc là một chiếc tàu hay chiếc đò bằng gỗ, không có mui, trên sàn tàu lót ván, hai đầu tàu là hai mũi trẹt, có chằng những sợi dây luột để giúp bắc dễ cập bến. Đến khoảng năm 1960, bắc Hàm Luông được cải tiến với bến quay (khi xe ô tô xuống bến, mũi bắc nằm ở hướng nào thì nhân viên của bắc sẽ xoay xe về hướng đó)…Còn phà, người ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu gọi “phà, bến phà” từ sau năm 1975. Phà được đóng với sườn bằng sắt, sàn phà bằng sắt, có mui, chạy máy thủy động cơ, một chiếc cùng lúc có thể chở được nhiều ô tô. Rồi, kỹ nghệ đóng phà phát triển để cho ra đời những bến phà và những chiếc phà Việt- Đan hiện đại như hiện nay. Trước năm 1980, phà Hàm Luông mỗi giờ chạy một chuyến, bắt đầu lúc 4 giờ sáng và chấm dứt lúc 19 giờ tối, sau thời gian này phải đi phà đột xuất. Phà đột xuất thường để chở bệnh nhân cấp cứu từ phía Mỏ Cày sang thị xã Bến Tre hoặc các đoàn cán bộ đi công tác về muộn. Thời gian này, khi phà nghỉ chạy, các chiếc phà rút hết về bến bên phía thị xã Bến Tre, nên muốn kêu phà đột xuất sang phía Mỏ Cày thì phải dùng những phát súng bắn bổng lên trời. Trước năm 2000, khi đường Nguyễn Văn Tư cặp sát sông Bến Tre chưa giải tỏa để mở rộng đường và làm công viên Hùng Vương như hiện nay, cách bến phà chừng 200 mét, hàng quán san sát ở hai bên đường. Phía bên bến Mỏ Cày cũng tương tự vậy. Cả trăm hộ dân ở hai bên bến sống được là cũng nhờ từ dòng hành khách tấp nập qua lại phà Hàm Luông.