Phạm Khải

Phạm Khải
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 10, 1954 – Tháng 7, 1957
Tiền nhiệmTô Ký
Kế nhiệmHuỳnh Văn Thớm
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh(1922-09-08)8 tháng 9, 1922
An Nhơn Tây, Củ Chi, Gia Định
Mất10 tháng 5, 2007(2007-05-10) (84 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh
Dân tộcViệt
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Phạm Khải (1922–2007), bí danh Ba Ka, là nhà cách mạng Việt Nam, từng đảm nhiệm vai trò Bí thư Tỉnh ủy Gia Định Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Khải sinh ngày 8 tháng 9 năm 1922 tại xã An Nhơn Tây, quận Củ Chi, tỉnh Gia Định, nay là huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Có tài liệu ghi là ngày 22 tháng 9.[1]

Tháng 5 năm 1939, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, chính thức tháng 11 cùng năm. Ông hoạt động trong Chi bộ ấp và phụ trách công tác Tuyên huấn từ năm 1943.[1]

Khi Cách mạng Tháng Tám thành công (1945), ông tham gia Ủy ban nhân dân xã An Nhơn Tây (quận Hóc Môn), giữ chức Tổng thư ký Ủy ban. Tháng 9, ông được bầu vào Thường vụ Xã ủy. Tháng 10, ông được bầu Quận ủy Hóc Môn, Tổng thư ký Quận bộ Việt Minh Hóc Môn. Năm 1946, là Ủy viên Thường vụ Quận ủy Hóc Môn, giữ chức Phó Chủ nhiệm Quận bộ Việt Minh Hóc Môn, phụ trách tuyên huấn.[1]

Năm 1947, ông được bổ sung vào Tỉnh ủy Gia Định, đảm nhận vai trò Bí thư Đảng đoàn Tỉnh Đoàn trưởng Thanh niên Cộng sản tỉnh Gia Định. Ngày 13 tháng 5 năm 1949, ông được bầu làm Bí thư Quận ủy Hóc Môn kiêm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến quận Hóc Môn (từ tháng 6 năm 1951, quận Hóc Môn thuộc tỉnh Gia Định Ninh).[1]

Tháng 10 năm 1954, Tỉnh ủy Gia Định Ninh giải thể, Tỉnh ủy Gia Định mới được Xứ ủy Nam Bộ chỉ định gồm Phạm Khải, Huỳnh Văn Thớm, Đoàn Công Chánh, Nguyễn Hồng Đào, Nguyễn Trọng Tuyển, Nguyễn Việt Hồng, Nguyễn Văn Tám. Tháng 7 năm 1957, ông được điều động về làm cán bộ Xứ ủy Nam Bộ, phụ trách căn cứ Xứ ủy.[2]

Năm 1960, ông được điều về Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (sáp nhập từ Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn và Tỉnh ủy Gia Định), phụ trách các quận Thủ Đức, Dĩ An, Củ Chi. Năm 1961, ông được bổ sung làm Khu ủy viên.[1]

Giữa năm 1965, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định thành lập phân khu Gò Môn gồm một số xã của Gò Vấp, Hóc Môn và năm xã của Củ Chi (Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Trung AnHòa Phú). Ông được chỉ định làm Bí thư Phân khu ủy Gò Môn, Chín Toàn làm Phó Bí thư, Út Một, Tám Nghĩa là Ủy viên.[3][4]

Năm 1967, ông rút về Campuchia chữa bệnh, sau đó trở về Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, được phân công vào Thường trực Phân khu VI (nội đô Sài Gòn - Chợ Lớn). Ngày 17 tháng 2 năm 1968, sau Đợt I của cuộc tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân, ông bị bắt và được trao trả tù binh vào năm 1973 tại Lộc Ninh.[1]

Tháng 9 năm 1974, ông được phân công về Khu ủy Gia Định, lần lượt đảm nhiệm Ủy viên Thường trực Phân ban Nông thôn, Trưởng Ban Binh vận, Trưởng ban Nông thôn của Khu ủy Gia Định. Tháng 3 năm 1975, ông được điều về Thường trực Thành ủy Sài Gòn - Gia Định. Tháng 4, ông dẫn đầu Đoàn cán bộ tiếp quản thành phố của Thành ủy, phụ trách tiếp quản các cơ sở hành chính của thành phố Sài Gòn. Tiếp đó là Trưởng ban Chính quyền của Thành ủy phụ trách hành chính, nhà đất. Từ tháng 12 đến tháng 1 năm 1976, ông giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Thành phố.[1][5][6]

Ngày 10 tháng 5 năm 2007, ông mất ở Thành phố Hồ Chí Minh.[7]

Tặng thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2011). Bản sao đã lưu trữ (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022. Đã định rõ hơn một tham số trong |tựa đề=|title= (trợ giúp)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (7 tháng 9 năm 2021). “Đồng chí Phạm Khải - Người con ưu tú của Củ Chi đất thép”. Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (3 tháng 7 năm 2021). “Đồng chí Huỳnh Văn Thớm – Một đời tận tụy với Dân, với Đảng”. Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ Phương Nam (27 tháng 4 năm 2016). “Quá trình hình thành và truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và quân dân quận Gò Môn (1961 - 1969)”. Uỷ ban nhân dân huyện Hóc Môn. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ Thụy An (20 tháng 4 năm 2015). “Truyền thống Gò Môn, một thời và mãi mãi”. Uỷ ban nhân dân huyện Hóc Môn. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ “Cơ sở Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ”. Trang tin điện tử Bộ Văn hóa - Thông tin. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2008.
  6. ^ Hải Ngọc Thái Nhân Hòa (2016). Tưởng nhớ Bác Hồ vĩ đại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 167.
  7. ^ “Tin buồn”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 12 tháng 5 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ Quốc Thanh (13 tháng 9 năm 2008). “Tặng huân chương bậc cao cho 8 cán bộ lão thành cách mạng”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
🌳 Review Hà Giang 3N2Đ chỉ với 1,8tr/người ❤️
🌳 Review Hà Giang 3N2Đ chỉ với 1,8tr/người ❤️
Mình chưa từng thấy 1 nơi nào mà nó đẹp tới như vậy,thiên nhiên bao la hùng vĩ với những quả núi xếp lên nhau. Đi cả đoạn đường chỉ có thốt lên là sao có thể đẹp như vậy
Cách Zoom Tăng Tỉ Lệ Chuyển Đổi Chỉ Với 1 Thay Đổi Trong Design
Cách Zoom Tăng Tỉ Lệ Chuyển Đổi Chỉ Với 1 Thay Đổi Trong Design
Bạn có thể sử dụng Zoom miễn phí (max 40p cho mỗi video call) hoặc mua gói Pro/Business dành cho doanh nghiệp.
Hướng dẫn build Yun Jin - Invitation to Mundane Life
Hướng dẫn build Yun Jin - Invitation to Mundane Life
Yun Jin Build & Tips - Invitation to Mundane Life Genshin Impact
Yōkoso Jitsuryoku Shijō Shugi no Kyōshitsu e - chương 7 - vol 9
Yōkoso Jitsuryoku Shijō Shugi no Kyōshitsu e - chương 7 - vol 9
Ichinose có lẽ không giỏi khoản chia sẻ nỗi đau của mình với người khác. Cậu là kiểu người biết giúp đỡ người khác, nhưng lại không biết giúp đỡ bản thân. Vậy nên bây giờ tớ đang ở đây