Thủ Đức (quận)

Thủ Đức
Quận
Quận Thủ Đức
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Phân chia hành chính12 phường
Thành lập6/1/1997[1]
Giải thể1/1/2021[2]
Địa lý
Tọa độ: 10°50′59″B 106°46′06″Đ / 10,849729°B 106,768448°Đ / 10.849729; 106.768448
Vị trí quận Thủ Đức trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh trước khi sáp nhập
Diện tích47,80 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng532.377 người[2]
Mật độ11.138 người/km²
Khác
Biển số xe59-X2-X3

Thủ Đức là một quận cũ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Quận được thành lập vào năm 1997 cùng với Quận 2Quận 9 trên cơ sở chia tách từ huyện Thủ Đức cũ trước đó. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2021, quận Thủ Đức lại sáp nhập với Quận 2 và Quận 9 để thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.[2]

Ngày nay, địa danh Quận Thủ Đức cũ dùng để chỉ khu vực 3 của thành phố Thủ Đức[3]. Tên gọi Quận Thủ Đức dù không còn được sử dụng các văn bản hành chính nhưng vẫn được người dân sử dụng để chỉ khu vực 3 và dễ phân biệt 3 khu vực của thành phố.

Trên địa bàn quận Thủ Đức có Ga Bình Triệu, chợ Thủ Đức, Làng đại học Thủ Đức (mới), Làng thiếu niên Thủ Đức, Khu chế xuất Linh Trung 1 và 2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều cảng sông, cảng đường bộ,...

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Chợ Thủ Đức

Quận Thủ Đức nằm ở phía đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

Quận có diện tích 47,80 km², dân số năm 2019 là 532.377 người[2], mật độ dân số đạt 11.138 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa danh Thủ Đức được cho là lấy từ tên hiệu "Thủ Đức" của ông Tạ Dương Minh (còn gọi là Tạ Huy), ông là người Hoa nằm trong phong trào "phản Thanh phục Minh", bị truy đuổi phải di cư sang Việt Nam và thần phục nhà Nguyễn. Người ta cho rằng ông có công lao với vùng đất này thời mới khai hoang lập ấp khoảng năm 1679–1725.[4]

Lịch sử hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1997

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1997, quận Thủ Đức vốn là một phần huyện Thủ Đức cũ. Huyện lỵ huyện Thủ Đức khi đó là thị trấn Thủ Đức.

Quận Thủ Đức (1997–2020)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 03-CP[1]. Theo đó:

  • Thành lập quận Thủ Đức trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Thủ Đức và 7 xã: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú; một phần diện tích và dân số của 3 xã: Hiệp Phú, Phước Long, Tân Phú
  • Chuyển 5 xã: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông, Linh Xuân, Tam Phú thành 5 phường có tên tương ứng
  • Chia xã Tam Bình thành hai phường Tam Bình và Bình Chiểu
  • Thành lập 5 phường: Bình Thọ, Linh Chiểu, Linh Tây, Linh Trung, Trường Thọ trên cơ sở giải thể thị trấn Thủ Đức và xã Linh Trung cùng với điều chỉnh một phần diện tích và dân số của 3 xã Phước Long, Hiệp Phú, Tân Phú (nay là các phường Hiệp Phú, Tân Phú, Phước Long A, Phước Long B thuộc thành phố Thủ Đức).

Sau khi thành lập, quận Thủ Đức có 4.726,5 ha diện tích tự nhiên và 163.394 người, gồm 12 phường: Bình Chiểu, Bình Thọ, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ.

Sáp nhập

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021)[2]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức để thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị định 3-CP năm 1997 về việc thành lập quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 7, Quận 9, Quận 12 và thành lập các phường thuộc các quận mới - Thành phố Hồ Chí Minh”.
  2. ^ a b c d e “Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh”.
  3. ^ “Chia TP Thủ Đức thành 3 khu vực để quản lý”. VnExpress. 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập 20 tháng 5, 2023.
  4. ^ “Địa danh Thủ Đức có từ khi nào”. Báo điện tử VnExpress. 11 tháng 10 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan