Phất cờ nam tiến

"Phất cờ nam tiến"
Bài hát "Phất cờ nam tiến"
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Công bốSáng tác ngày 21/12/1944
Công bố lần đầu tiên 22/12/1944
Thể loạiNhạc đỏ
Soạn nhạcHoàng Văn Thái
Phối khí: Đinh Ngọc Liên
Trình bày: Trung Kiên
Viết lờiHoàng Văn Thái

"Phất cờ nam tiến"bài hát được sử dụng làm hiệu ca của Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Bài hát sau đó được dùng phổ biến trong Cách mạng Tháng Tám cũng như Phong trào Nam tiến 1945-1946. Từ 1960-1975, bài hát được sử dụng làm nhạc hiệu của Chương trình phát thanh Quân đội Nhân dân Việt Nam của Đài Tiếng nói Việt Nam.[1] Tác giả của bài hát là 1 đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Hoàng Văn Thái, người về sau trở thành Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.|

Hoàn cảnh ra đời

[sửa | sửa mã nguồn]
Tác giả Hoàng Văn Thái

Theo chỉ thị của lãnh tụ Việt Minh Hồ Chí Minh, cuối năm 1944, một số đội viên xuất sắc của các đội Cứu quốc quându kích Việt Minh được tập hợp để thành lập 1 đội vũ trang làm nhiệm vụ tuyên truyền lấy tên là Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Nhận thấy việc nên có 1 nhạc hiệu cho đội, ông Võ Nguyên Giáp đã giao cho Hoàng Văn Thái, 1 đội viên của đội, về việc sáng tác 1 bài hát làm nhạc hiệu. Là 1 người có chút ít kiến thức về nhạc lý, ngay trong đêm 21/12/1944, trước ngày thành lập Đội, ông Hoàng Văn Thái đã sáng tác 1 bản hành khúc lấy tên là "Phất cờ nam tiến"[2]. Ngay chiều ngày hôm sau, bài hát lần đầu tiên được trình diễn trong buổi lễ tuyên thệ của Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Nhanh chóng được phổ biến

[sửa | sửa mã nguồn]
Đoàn quân nhạc chơi bài: Phất cờ nam tiến - Tết 1969

Sau những chiến thắng đầu tiên, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nhanh chóng phát triển thành cấp đại đội, nhiều đại đội. Bài hát "Phất cờ nam tiến" được sử dụng để tuyên truyền cổ vũ các đội vũ trang tiến về phía nam hỗ trợ giành chính quyền[3]. Bài hát nhanh chóng được phổ biến lan rộng, nhất là sau khi các chi đội Việt Nam Giải phóng quân tiến về Hà Nội sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công.

Sau khi người Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ, một phong trào tình nguyện vào Nam chiến đấu gọi là Phong trào Nam tiến được phát động để chi viện nhân lực và vũ khí cho miền Nam. Bài hát một lần nữa được xem như là nhạc hiệu của phong trào, đến nỗi nhiều người không biết nguồn gốc của nó là từ đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.[4]

Từ 1960-1975, bài hát được sử dụng làm nhạc hiệu của Đài phát thanh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bấy giờ, phối khí cho bài hát là Nghệ sĩ Nhân dân Đinh Ngọc LiênNghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên đảm nhận phần trình bày.

Cờ giải phóng phất cao mau thẳng tiến

Trời phía Nam dân chúng đang chờ ta

Cờ giải phóng phất cao mau thẳng tiến

Trời phía Nam dân chúng đang mong chờ.

Phong trào lên đang sục sôi chuẩn bị khởi nghĩa

Mau bước đều lên, tiến tới cho kịp thời cơ

Phong trào lên đang sục sôi chuẩn bị khởi nghĩa

Mau phất cờ lên tiến tới giành lấy chính quyền.

A! Quân dân ta reo hò

Cướp lấy chính quyền

Cứu lấy nước nhà

Tung cờ giải phóng, cờ giải phóng trên đất Thăng Long, trên thành Huế, trên Sài Gòn, mũi Cà Mau.

Tiến bước mau quân giải phóng

Tiến bước mau đập cho tan quân đế quốc Nhật-Pháp

Quyết đem máu hồng ta thề giành lấy non sông.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ video phút thứ 4:50 Phất cờ nam tiến
  2. ^ Có tài liệu chép phần lời do Võ Nguyên Giáp đặt và phần nhạc do Hoàng Văn Thái sáng tác (Vũ Ngọc Khánh, "Niên giám văn hiến nghìn năm Thăng Long") là hoàn toàn sai và gia đình cố Đại tướng hoàn toàn phủ nhận
  3. ^ Võ Nguyên Giáp trên từng chặng đường mùa thu Ất dậu[liên kết hỏng]
  4. ^ Phong trào Nam tiến[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review chuyến tàu băng giá - Snowpiercer
Review chuyến tàu băng giá - Snowpiercer
Chuyến tàu băng giá (Snowpiercer) là một bộ phim hành động, khoa học viễn tưởng ra mắt năm 2013
Đầu tư cơ bản P.12 - Bề nổi và phần chìm
Đầu tư cơ bản P.12 - Bề nổi và phần chìm
Môi trường đầu tư, theo một cách đặc biệt, luôn rất giống với đại dương. Bạn càng lặn sâu bạn sẽ càng thấy đại dương rộng lớn
Cẩm nang La Hoàn Thâm Cảnh 2.4 - Genshin Impact
Cẩm nang La Hoàn Thâm Cảnh 2.4 - Genshin Impact
Phiên bản 2.4 này mang đến khá nhiều sự thú vị khi các buff la hoàn chủ yếu nhắm đến các nhân vật đánh thường
Review game Firewatch - Chuyện của những người gác lửa rừng
Review game Firewatch - Chuyện của những người gác lửa rừng
Firewatch là câu chuyện về những con người chạy trốn khỏi cuộc đời mình, câu chuyện của những người gác lửa rừng.