Phật giáo Campuchia

Phật giáo tại Campuchia
Các tu sĩ Phật giáo đang ngắm nhìn khu cảnh đền Angkor Wat
Các tu sĩ Phật giáo đang ngắm nhìn khu cảnh đền Angkor Wat
Tổng dân số
k.14 triệu (98%) in 2013[1]
Người sáng lập
Khu vực có dân số đáng kể
Throughout Cambodia
Religions
Theravada
Ngôn ngữ
Khmer và một số ngôn ngữ khác

Phật giáo tại Campuchia (tiếng Khmer: ព្រះពុទ្ធសាសនានៅកម្ពុជា, Preăh Pŭtthôsasânéa noŭ Kâmpŭchéa), còn gọi là Phật giáo Khmer, đã tồn tại từ ít nhất là vào thế kỷ thứ 5. Ở thời kỳ mới du nhập, nó là một hình thức Phật giáo Đại thừa. Ngày nay, hình thức chủ yếu của Phật giáo ở Campuchia là Phật giáo Thượng tọa bộ. Nó được ghi trong hiến pháp Campuchia là tôn giáo chính thức của đất nước này. Phật giáo Thượng tọa bộ là tôn giáo cấp nhà nước của Campuchia từ thế kỷ 13 (trừ thời Khmer Đỏ). Tính đến năm 2013, người ta ước tính rằng 98% dân số Campuchia đi theo Phật giáo.[2][3]

Lịch sử Phật giáoCampuchia trải dài trên nhiều vương quốc và đế chế kế tiếp nhau. Phật giáo vào Campuchia qua hai luồng khác nhau. Các hình thức sớm nhất của Phật giáo, cùng với ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, đã vào Vương quốc Phù Nam với các thương nhân Ấn Độ giáo. Trong lịch sử sau này, một dòng Phật giáo thứ hai đã đi vào văn hóa Khmer trong thời đế chế Angkor khi Campuchia tiếp thu các truyền thống Phật giáo khác nhau của các vương quốc Mon của DvaravatiHariphunchai.

Trong một nghìn năm đầu tiên của lịch sử Khmer, Campuchia đã được cai trị bởi một loạt các vị vua Ấn giáo và thỉnh thoảng với một vị vua Phật giáo, chẳng hạn như Jayavarman I của Phù Nam, Jayavarman VII, người đã trở thành một người theo Phật giáo Đại thừaSuryavarman I. Một loạt các truyền thống Phật giáo cùng tồn tại trong hòa bình trên khắp các vùng đất Campuchia, dưới sự bảo trợ của các vị vua Ấn giáo và các vương quốc Mon-Theravada lân cận. Đa số các thời điểm trong lịch sử Campuchia, Phật giáo đều phát triển rực rỡ, nhưng vào thời Khmer Đỏ nắm quyền thì Phật giáo lại suy tàn ở quốc gia này. Ngày nay, Phật giáo đã hồi sinh tại quốc gia này.

Chùa Bạc biểu tượng của Phật giáo Campuchia

Hệ phái

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ năm 1855, cộng đồng tăng sĩ ở Campuchia đã hình thành hai hệ phái, ngoại trừ một giai đoạn thống nhất ngắn ngủi từ năm 1981 đến năm 1991, Maha NikayaDhammayuttika Nikaya. Hệ phái Maha Nikaya cho đến nay vẫn là hệ phái lớn hơn trong cộng đồng tăng-già. Trong khi đó, bất chấp sự bảo trợ của hoàng gia, hệ phái Dhammayuttika Nikaya vẫn là một thiểu số nhỏ, phần nào bị cô lập bởi kỷ luật nghiêm ngặt và mối liên hệ với Phật giáo Thái Lan.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Cambodia”. Central Intelligence Agency. 4 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2021 – qua CIA.gov.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ “Religious Composition by Country, 2010-2050”. Pew Research Center. 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2018.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sự tương đồng giữa Kuma - One Piece và John Coffey - Green Mile
Sự tương đồng giữa Kuma - One Piece và John Coffey - Green Mile
Nhiều bạn mấy ngày qua cũng đã nói về chuyện này, nhân vật Kuma có nhiều điểm giống với nhân vật John Coffey trong bộ phim Green Mile.
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Là bộ phim tiêu biểu của Hollywood mang đề tài giáo dục. Dead Poets Society (hay còn được biết đến là Hội Cố Thi Nhân) đến với mình vào một thời điểm vô cùng đặc biệt
3 nhóm kỹ năng kiến thức bổ ích giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá
3 nhóm kỹ năng kiến thức bổ ích giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của xã hội và công nghệ, việc chuẩn bị các kỹ năng bổ ích cho bản thân
[Chap 1] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 1] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (Phần 1)