Kinh điển Phật giáo |
Vi Diệu Pháp (zh. 阿毗達磨, sa. abhidharma, pi. abhidhamma, bo. chos mngon pa), là những giáo lý cao siêu, vi diệu vì nó vượt (abhi) trên các Pháp (dhamma), giải thích Trí tuệ. Chữ đầu Abhi dùng để diễn đạt sự tinh tế, sâu xa. Danh từ Dhamma dịch là Pháp, một Phạn ngữ có nhiều nghĩa, ở đây nó có nghĩa là lời dạy của Ðức Phật. Vậy Vi Diệu Pháp là những Giáo lý tinh hoa của Ðức Phật; giáo lý này có tính chất đặc thù hơn Kinh tạng và Luật tạng.
Theo lịch sử Đạo Phật thì Vi Diệu Pháp được Đức Phật Gotama nói giảng vào mùa hạ thứ bảy tại cung trời Tāvatimsa với mục đích là tế độ cho người mẹ sinh ra Ngài là bà Maya.
Theo một vài học giả thì Vi Diệu Pháp không phải do chính Ðức Phật thuyết mà là do các vị sư uyên bác soạn thảo ra sau này. Ðại Ðức Nārada đã viết: "Ðúng theo truyền thống thì chính Ðức Phật đã dạy phần chính yếu của Tạng này. Những đoạn ấy được gọi là Ðầu đề (Mātikā) hay nồng cốt nguyên thủy của Giáo lý như Pháp Thiện (Kusalā Dhammā), hay Pháp Bất Thiện (Akusalā Dhammā), Pháp Vô-Ký (Abyākatā Dhammā)."
Abhidhamma là thành phần tập hợp nên Luận tạng, tạng thứ ba trong Tam tạng. Tạng này chứa đựng các bài giảng của Đức Phật và các học trò với các bài phân tích về Tâm và hiện tượng của tâm, hiện tượng pháp các Pháp. Abhidhamma là gốc của mọi trường phái và người ta dùng nó để luận giảng các bài Kinh (sa. sūtra, pi. sutta), xem như được thành hình giữa thế kỷ 3 TCN và thế kỷ 3. Lần kết tập cuối cùng của Abhidhamma là khoảng giữa năm 400 và 450. Có nhiều dạng Abhidhamma như dạng của Thượng tọa bộ (pi. theravāda), của Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivāda)...
Abhidhamma của Thượng toạ bộ được Phật Âm (zh. 佛音, sa. buddhaghoṣa) hoàn chỉnh, được viết bằng văn hệ Pali và bao gồm bảy bộ:
Abhidhamma của Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivāda) được viết bằng Phạn ngữ và Thế Thân (zh. 世親, sa. vasubandhu) là người tổng hợp. Abhidhamma này cũng bao gồm bảy bộ khác nhau, cụ thể là:
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |