Phật nhảy tường

Phật nhảy tường
Bữaxúp
Xuất xứ Trung Quốc
Vùng hoặc bangPhúc Kiến
Thành phần chínhvi cá mập, trứng cút, măng, điệp, hải sâm, bào ngư, bong bóng cá, thịt gà, giăm bông Kim Hoa, gân heo, nhân sâm, nấm, và khoai môn
Biến thểxúp vi cá
Phật nhảy tường
Phồn thể佛跳牆
Giản thể佛跳墙

Phật nhảy tường (tiếng Trung: 佛跳墙; bính âm: fó tiào qiáng, Hán-Việt: Phật khiêu tường), là một loại xúp trong ẩm thực Phúc Kiến.[1][2][3] Món ăn do vị bếp trưởng nổi tiếng đồng thời là chủ của nhà hàng Tụ Xuân Viên (聚春园) ở Phúc Châu, Phúc Kiến là Trịnh Thuần Phát sáng chế. Trịnh Thuần Phát vốn là một đầu bếp trong phủ của một quan cấp cao ở địa phương. Kể từ khi món ăn được tạo ra vào thời Nhà Thanh (1644–1912),[2] nó đã trở thành một cao lương mỹ vị của ẩm thực Trung Hoa bởi mùi vị đa dạng,[4] sử dụng nhiều nguyên liệu cao cấp[5] và đặc biệt là cách thức chế biến.[2] Tên của món ăn ám chỉ đến khả năng các nhà sư trường chay ở chùa cũng phải nhảy qua tường tìm đến để ngã mặn vì nó.[6][7] Món xúp Phật nhảy tường chứa nhiều proteincalci.[8]

Những lo ngại về thủy sản bền vững và việc bảo vệ loài cá mập đã giới hạn việc tiêu thụ và cung cấp món xúp này.

Nguyên liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Món xúp (hoặc món hầm) bao gồm nhiều nguyên liệu, đặc biệt là những nguyên liệu từ động vật, và yêu cầu từ 1 đến 2 ngày để chuẩn bị.[3] Một công thức chuẩn cần nhiều nguyên liệu bao gồm trứng cút, măng, sò điệp, hải sâm, bào ngư, vi cá, thịt gà, giăm bông Kim Hoa, gân heo, nhân sâm, nấm, và khoai môn. Một số công thức yêu cầu đến 30 nguyên liệu chính và 12 loại gia vị.[3][9] Việc sử dụng vi cá mập, mà đôi khi được đánh bắt bằng phương pháp cắt vây và thả cá lại xuống đại dương cho cá chết do không thể bơi vì thiếu vây, và bào ngư, liên quan đến những hoạt động đánh bắt thủy sản hủy diệt, gây tranh cãi cả về những nguyên nhân về môi trường lẫn đạo đức.[5][10]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều câu chuyện kể về nguồn gốc của món ăn. Một câu chuyện nổi tiếng trong số đó kể về một môn sinh du hành cùng với những người bạn vào thời nhà Thanh. Khi đi, ông mang theo tất cả thức ăn đựng trong một cái tĩnh rượu bằng đất nung. Mỗi khi ăn, ông nấu bình với tất cả các thứ nguyên liệu ấy trên lửa. Một lần họ đến Phúc Châu, thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến, vị môn sinh bắt đầu nấu bữa. Mùi thơm lan tỏa đến gần tịnh xá nơi các vị sư đang tu thiền. Mặc dù các sư không được phép ăn thịt, nhưng một nhà sư đã bị cám dỗ và nhảy qua bờ tường. Một thi sĩ trong số những người du hành nói rằng ngay cả đến Phật cũng phải nhảy qua tường để ăn món ăn hấp dẫn này.[2][9]

Ngoài Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Một cách phục vụ món xúp

Hàn Quốc, món ăn được gọi là Buldojang (불도장, phiên âm tiếng Hàn theo tiếng Trung). Nó lần đầu được giới thiệu vào năm 1987 bởi Hầu Đức Trúc (), một đầu bếp gốc Hoa đến từ Đài Loan của nhà hàng Tàu Palsun (팔선) thuộc Khách sạn Shilla ở Seoul.[7][11] Món ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi dòng ẩm thực Trung Hoa được tiêu thụ tại Hàn Quốc từ món ăn Tứ Xuyên sang món ăn Quảng Đông. Tuy nhiên, năm 1989, tông phái đại diện của Phật giáo Hàn QuốcTào Khê Tông đã phản đối mạnh mẽ việc bán món ăn này bởi vì cái tên của nó báng bổ đạo Phật. Mặc dù món Buldojang tạm thời bị biến mất, nhưng cuộc tranh luận đã nhóm lên một ngọn lửa tin đồn lan rộng trong công chúng, và do đó món ăn trở nên nổi tiếng.[12][13]

Kai MayfairLuân Đôn được mệnh danh là "ngôi nhà của món xúp đắt nhất thế giới" khi nó cho ra lò phiên bản Phật nhảy tường với giá £108 vào năm 2005. Món ăn gồm có vi cá, nấm hoa Nhật Bản, hải sâm, sò điệp khô, thịt gà, giăm bông Hồ Nam (Tương Thái), thịt heo, và nhân sâm.[10]

Tại Việt Nam, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng có bán món này, tuy nhiên một số nhà hàng đã thay thế các thành phần chế biến món ăn bằng các hải sản rẻ tiền hơn để bán với giá thành thấp hơn phục vụ khách đại chúng.[1][14]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Kỳ lạ món ăn "Phật nhảy tường", Gia đình, 24 Tháng 8, 2012
  2. ^ a b c d Shidao Xu; Chunjiang Fu; Qingyu Wu (2003). Origins of Chinese cuisine. Asiapac Books Pte Ltd. tr. 7–16. ISBN 981-229-317-5.[liên kết hỏng]
  3. ^ a b c Hanchao Lu (2005). Street criers: a cultural history of Chinese beggars. Stanford University Press. tr. 73–74. ISBN 0-8047-5148-X.
  4. ^ Nina Zagat; Tim Zagat (ngày 15 tháng 6 năm 2007). “Eating Beyond Sichuan”. The New York Times.
  5. ^ a b “Saving the world's rarest shellfish”. The Independent. ngày 12 tháng 12 năm 2005.[liên kết hỏng]
  6. ^ Phật nhảy tường, món ngon cám dỗ cả nhà sư, VnExpress, 13/8/2016
  7. ^ a b Jo Jeong-hun (조정훈) (ngày 9 tháng 11 năm 2007). “(Why) 내일 세상 떠난다면 무엇을 먹겠는가? (Why) What would you eat if you die tomorrow?” (bằng tiếng Triều Tiên). The Chosun Ilbo.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)[liên kết hỏng]
  8. ^ 호텔신라, 불도장과 제주 한라산 김치 신상품 출시 (bằng tiếng Triều Tiên). News Wire/ JoongAng Ilbo. ngày 13 tháng 2 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  9. ^ a b “Leap of taste”. The Age. ngày 26 tháng 9 năm 2006.
  10. ^ a b Khan, Stephen (ngày 25 tháng 6 năm 2006). “Fins for sale”. Environment. The Independent. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2009.
  11. ^ The Cuisine of Ch’ing Dynasty Imperial Household Visit to Seoul
  12. ^ Han Eun-gu (한은구) (2001-06-21=). (제철맛집) `桃里`의 불도장.. 참선스님도 유혹한 맛 (bằng tiếng Triều Tiên). Hankyung.com. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  13. ^ Park Hui-jin (박희진). (명장·名匠) "요리는 내 인생" 신라호텔 요리명장 (bằng tiếng Triều Tiên). Money Today.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  14. ^ Vô Chợ Lớn tìm ăn món 'Phật nhảy tường' Lưu trữ 2016-11-15 tại Wayback Machine, Trang Sài Gòn ẩm thực của báo Thanh Niên, 28/12/2014
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
Tết là thời điểm chúng ta nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng. Ngoài việc về quê thăm hỏi họ hàng thì thời gian còn lại mọi người sẽ chọn một điểm để du lịch cùng gia đình. Nếu bạn không muốn đi nước ngoài thì ở trong nước cũng sẽ có rất nhiều điểm đẹp không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn đã khám phá chưa?
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
Ba người thầy vĩ đại là một tác phẩm hư cấu chứa đựng nhiều bài học sâu sắc được viết bởi Robin Sharma, một trong những nhà diễn giả hàng đầu về lãnh đạo, phát triển bản thân và quản trị cuộc sống.
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Thần Hỏa là một hệ thống thành tựu theo dõi chỉ số trên từng vị tướng giúp lưu lại, vinh danh và khoe mẽ nhưng khoảnh khắc thú vị trong và ngoài trận đấu
Hẹn hò qua dating app - làm gì sau buổi first date
Hẹn hò qua dating app - làm gì sau buổi first date
Việc chúng ta cần làm ngay lập tức sau first date chính là xem xét lại phản ứng, tâm lý của đối phương để từ đó có sự chuẩn bị phù hợp, hoặc là từ bỏ