Phan Lương Cầm

Phan Lương Cầm
Chức vụ
Phu nhân Thủ tướng
Nhiệm kỳ23 tháng 9 năm 1992 – 25 tháng 9 năm 1997
ChồngVõ Văn Kiệt
Tiền nhiệmKhông có
Kế nhiệmNguyễn Thị Sáu
Phu nhân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Nhiệm kỳ9 tháng 8 năm 1991 – 23 tháng 9 năm 1992
ChồngVõ Văn Kiệt
Tiền nhiệmTạ Thị Thanh
Kế nhiệmKhông có
Thông tin cá nhân
Sinh5 tháng 3, 1943 (81 tuổi)
Thừa Thiên Huế
ChồngVõ Văn Kiệt

Phan Lương Cầm (sinh 5 tháng 3 năm 1943) là nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực Điện hóa - Ăn mòn kim loại của Việt Nam, phu nhân của cố Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt.

Tiểu sử và đóng góp cho khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà Phan Lương Cầm sinh năm 1943 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

Bà là giảng viên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ năm 1965. Năm 1968, bà được Nhà nước cử đi làm nghiên cứu sinh tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov, Liên Xô. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về chuyên ngành Điện hóa - Ăn mòn kim loại, đầu năm 1973 bà về nước và tiếp tục công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trong hơn bốn thập kỷ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, Giáo sư - Tiến sĩ Phan Lương Cầm đã đào tạo rất nhiều khóa sinh viên, thạc sĩ và tiến sĩ, và chủ trì nhiều công trình khoa học có ý nghĩa, trong đó có nhiều đề tài và dự án khoa học cấp Nhà nước, đề tài hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học (đề tài "Ăn mòn VH-8" hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan năm 1980). Bà cũng là tác giả của bằng phát minh sáng chế, bằng giải pháp hữu ích.[1][2]

Ngoài công tác giảng dạy và nghiên cứu, bà còn là người sáng lập và là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ăn mòn và Bảo vệ Kim loại [3] - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội - từ năm 1996 cho đến năm 2008 khi bà nghỉ hưu.

Bà Phan Lương Cầm là nữ giáo sư - tiến sĩ đầu tiên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Bà là một trong những người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học - Kỹ thuật Ăn mòn và Bảo vệ Kim loại Việt Nam (bà hiện là Chủ tịch danh dự Hội) [4]. Đó là lần đầu tiên một Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam có một nữ chủ tịch. Bà còn là Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu và Ăn mòn châu Á - Thái Bình Dương nhiệm kỳ 1999-2001, Chủ tịch Hội nghị Quốc tế Ăn mòn châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 11 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 [5] và là Ủy viên Ban Cố vấn quốc tế của nhiều Hội nghị Quốc tế Ăn mòn châu Á - Thái Bình Dương khác.[6]

Công tác xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, trong hơn 30 năm qua, Giáo sư - Tiến sĩ Phan Lương Cầm đã tích cực tham gia công tác xã hội - từ thiện. Hiện nay, bà vẫn tiếp tục tham gia công tác từ thiện, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, như giúp đỡ những sinh viên nghèo thi đậu đại học nhưng không có điều kiện đến trường [7][8][9]. Ngoài việc ủng hộ học bổng, Giáo sư còn nhận hỗ trợ và giúp đỡ một số sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong suốt các năm học.[10]

Tặng thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà Phan Lương Cầm được nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 1995, Huân chương Lao động[11] và nhiều huy chương, bằng khen vì những cống hiến của bà trong sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp khoa học-công nghệ, sự nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ và bảo trợ trẻ em.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Chuyên gia khoa học - công nghệ”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  2. ^ GS.TS. Phan Lương Cầm - Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Heritage of Vietnamese Scientists and Scholars)
  3. ^ “Trung tâm Nghiên cứu Ăn mòn và Bảo vệ kim loại”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2009.
  4. ^ “The Vietnam Corrosion and Metal Protection Association (VICORRA)”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2011.
  5. ^ THE 11th ASIAN-PACIFIC CORROSION CONTROL CONFERENCE, 1 - 5 November, 1999 in Ho Chi Minh City, Vietnam
  6. ^ APCCC[liên kết hỏng]
  7. ^ “Trao học bổng "Tiếp sức đến trường". Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2010.
  8. ^ “124 tân sinh viên nhận học bổng "Tiếp sức đến trường". Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2010.
  9. ^ Sinh viên với Học bổng "Tiếp sức đến trường"
  10. ^ Hỗ trợ và giúp đỡ một số sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong suốt các năm học
  11. ^ "Giáo sư Việt Nam" Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội, 2004, trang 828

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan