Giải thưởng Kovalevskaya

Giải thưởng Kovalevskaia là giải thưởng thường niên dành tặng cho những tập thể, cá nhân nữ khoa học gia xuất sắc, nhằm tôn vinh những tập thể, cá nhân là các nữ khoa học có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống, đem lại nhiều lợi ích trên các lĩnh vực - kinh tế, xã hội và văn hóa.

Giải thưởng mang tên nhà nữ toán học gốc Nga, Kovalevskaya (1850 – 1891).

Một giải thưởng khác, giải thưởng Sofia Kovalevskaya, được trao tặng bởi Quỹ Alexander von Humboldt tại Đức.

Sự ra đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Quỹ Sophia Kovalevskaia được thành lập do sáng kiến và sự đóng góp về tài chính của bà GS.TS Ann Koblitz - người Mỹ và chồng bà là GS.TS Neal Koblitz. Bà đã từng sang Liên Xô học tập, viết luận án tiến sĩ về nhà nữ toán học Nga Kovalevskaia. Luận án của bà đã được đánh giá cao và được in thành sách. Bà đã quyết định dùng số tiền nhuận bút của cuốn sách này và vận động thêm sự ủng hộ của một số nhà khoa học ở Mỹ để lập ra Quỹ Sophia Kovalevskaia. Mục đích của Quỹ là động viên, khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học của phụ nữ ở những nước đang phát triển dưới hình thức trao Giải thưởng Kovalevskaia cho các nhà khoa học nữ xuất sắc thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Quỹ đã hỗ trợ cho 8 nước đang phát triển là: Peru, El Salvador, Nicaragua, México, Cuba, Nam Phi, Mozambic và Việt Nam. Từ năm 1985, Giải thưởng Kovalevskaia bắt đầu đến với các nhà khoa học nữ ở Việt Nam.

Cho đến năm 2016, tại Việt Nam, giải thưởng đã được trao cho 45 cá nhân và 18 tập thể các nhà khoa học nữ xuất sắc, tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Hiện nay tại Việt Nam, Lễ trao Giải thưởng này do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện. Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước Việt Nam là chủ tịch Ủy ban giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam từ năm 1985 đến năm 2016. Hiện nay GS. TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó chủ tịch nước Việt Nam là chủ tịch Ủy ban giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam

Danh sách những cá nhân, tập thể được nhận giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến hết năm 2020, tại Việt Nam, đã có 21 tập thể và 50 cá nhân được trao giải. Bà Trần Vân Khánh (sinh năm 1973) là nhà khoa học trẻ nhất được nhận giải trong lịch sử giải thưởng Kovalevskaia tại Việt Nam.[1]

Năm Cá nhân/Tập thể được thưởng Chức vụ cuối cùng

Đơn vị công tác

Lý do/Đề tài
1985[2] Bùi Thị Tý Nhà giáo ưu tú
Nguyễn Thị Kim Chi Giáo sư, Dược sĩ cao cấp
1986 Nguyễn Thị Báu     PTS
Nguyễn Thị Thế Trâm TS
1987 Nguyễn Thị Thu Cúc     TS
Nguyễn Thị Dần     PGS. TS
1988 Võ Hồng Anh Giáo sư - Tiến sĩ
Phạm Thị Trân Châu     GS. TSKH
1989 Lê Thị Kim     GS. TS
Vũ Thị Phan    GS
1990 Ngô Thi Mại     GS
Lê Viết Kim Ba     PGS. TS
1991 Tạ Thu Cúc     GS. TS
Bùi Huê Cầu     TS
1992 Nguyễn Thị Hoè     GS. TS
Nguyễn Thị Anh Nhân    
1993 Nguyễn Thị Lê     GS. TSKH
Tập thể Viện Thú y, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 
1994 Phạm Minh Châu    
Tập thể phòng hoá hữu cơ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 
1995 Phan Lương Cầm     PGS. TS
Tập thể nữ phòng di truyền chọn giống lúa, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 
1996 Nguyễn Thị Kê     GS. TS
Tập thể nữ Bộ môn Enzym và ứng dụng công nghệ thực phẩm, Viện Công nghiệp thực phẩm, Bộ Công nghiệp 
1997 Lê Hoàng Thị Tố     TS
Tập thể cán bộ nghiên cứu khoa học nữ Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh    
1998 Vũ Thị Điềm    
Tập thể Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp Lâm Đồng    
1999 Dương Thị Cương TS
Tập thể nữ khu vực sản xuất vắcxin, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế 
2000 Nguyễn Thị Trâm GS. TS
Tập thể Bộ môn Bảo vệ thực vật, Trung tâm nghiên cứu Bông Nha Hố, Tổng Công ty bông Việt Nam, Bộ Công nghiệp 
2001 Nguyễn Thu Nhạn     GS. TS
Tập thể Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương,  Viện chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn   
2002 Ngô Kiều Nhi     GS. TS
Xí nghiệp dược phẩm TW 25, Thành phố Hồ Chí Minh
2003[3] Trần Thị Luyến PGS. TS, Phó hiệu trưởng ĐH Thủy Sản Nha Trang Quy trình công nghệ sản xuất Chitozan từ vỏ ghẹ
Tập thể cán bộ nữ công ty Cổ phần Traphaco    
2004 Tập thể cán bộ nữ phòng Polyme dược phẩm, Viện Hoá học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
Nguyễn Thị Thu Hà Đại tá, PGS. TS, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 Ghép tế bào máu ngoại vi tự thân
2005 Nguyễn Thị Hồng    TS
Tập thể nữ phòng vi sinh vật dầu mỏ, Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Xây dựng quy trình sản xuất dược liệu sạch và chế biến sạch để bào chế một số chế phẩm chất lượng cao
2006 Nguyễn Thị Ngọc Trâm     TS Thuốc kem Pokysan chữa trị bỏng
Tập thể cán bộ nữ nghiên cứu vật lý, Bộ môn Vật lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên 
2007 Tập thể nữ cán bộ nghiên cứu Viện Dinh dưỡng Việt Nam    
Đặng Thị Kim Chi     NGƯT, GS.TS.     
2008 Phạm Thị Thuỳ     Phó Giáo sư. Tiến sĩ, Viện Bảo vệ Thực vật-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phan Thị Tươi Phó Giáo sư. Tiến sĩ, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2009 Lê Thị Thuý     Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Phó trưởng phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Viện Chăn Nuôi-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
2010 Lương Chi Mai Phó Giáo sư. Tiến sĩ, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin Nhận dạng chữ Việt và nhận dạng tiếng nói
Nguyễn Thị Lộc TS. Trưởng bộ môn Sinh thái côn trùng và phòng trừ sinh học - Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long Có nhiều sáng kiến cải tạo kỹ thuật trong nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp như quy trình sản xuất hai chế phẩm trừ sâu sinh học (M.a và M.b), hai loại thuốc trừ sâu sinh học được đưa vào danh mục bảo vệ thực vật (Ometar và Biovip)
2011 [4] Vũ Thị Thu Hà Phó Giáo sư. Tiến sĩ, Phó Viện trưởng Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam Công nghệ xúc tác dị thể ứng dụng
trong sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường
Lê Thị Thanh Nhàn Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên Đại số Giao hoán
2012 Bạch Khánh Hòa     Phó Giáo sư. Tiến sĩ
Tập thể cán bộ nữ Trung tâm Sinh học thực nghiệm thuộc Viện Ứng dụng công nghệ, Bộ Khoa học và công nghệ 
2013 Lê Thị Luân Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ
Nguyễn Thị Bích Thủy      Phó Giáo sư. Tiến sĩ
2014[5] Tập thể Nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ tế bào để điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu    Bộ môn Mô - phôi, Trường Đại học Y Hà Nội và Khoa Kết giác mạc thuộc Bệnh viện Mắt Trung ương Các công trình nghiên cứu về công nghệ tế bào trong điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu
Nguyễn Thị Kim Lan Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Nguyên phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên Chuyên gia hàng đầu về ngành Chăn nuôi thú y, về phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm ở miền núi phía Bắc
2015[6][7] Phạm Thị Ngọc Thảo TS.Bs. Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) Chủ trì và tham gia nhiều đề tài có giá trị ứng dụng cao trong công tác cứu chữa bệnh. Tiêu biểu là nghiên cứu ứng dụng lọc máu trong cấp cứu và ghép gan trên người từ người cho sống và người cho chết não...
Đặng Thị Cẩm Hà Phó Giáo sư. Tiến sĩ, nguyên trưởng phòng Công nghệ sinh học môi trường (Viện Công nghệ Sinh học (Việt Nam)) Công bố hơn 160 công trình khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Trong đó nổi bật là công nghệ làm sạch dầu ô nhiễm ở các môi trường khác nhau bằng công nghệ phân hủy sinh học.
2016[8][9] Tập thể nữ khoa học nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng về Khoa học và công nghệ nano, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Cụm công trình khoa học "Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng về khoa học và công nghệ nano"
Nguyễn Kim Phi Phụng  Giáo sư. Tiến sĩ, Giảng viên bộ môn Hóa hữu cơ thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Có những phát hiện mới, phục vụ việc điều trị ung thư.
2017[1][10] Trần Vân Khánh Phó Giáo sư. Tiến sĩ Trưởng bộ môn Bệnh học phân tử, khoa Kỹ thuật Y học, Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu Gen-Protein, Đại học Y Hà Nội có nhiều đề tài nổi bật trong chẩn đoán trước sinh một số bệnh lý di truyền và người mang gen, nuôi cấy và biệt hóa thành công tế bào gốc trung mô tủy xương thành tế bào dạng cơ tim, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu, bệnh lý máu ác tính
Đinh Thị Bích Lân Phó Giáo sư. Tiến sĩ, giảng viên cao cấp, Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế. nghiên cứu thành công chế phẩm sinh học chứa kháng thể lòng đỏ trứng gà dùng thay thế kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh truyền nhiễm
2018 GS.TS Nguyễn Thị Lan Giảng viên cao cấp, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tập thể nữ cán bộ Bộ môn Công nghệ Môi trường Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội
2019 PGS.TS Trần Thị Thu Hà Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tập thể khoa học nữ Phòng Thí nghiệm Cúm, Khoa Virus Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế
2020 PGS.TS. Trương Thanh Hương Giảng viên cao cấp Bộ môn Tim mạch, Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế
Tập thể nữ Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2021 GS.TS. Nguyễn Thị Thanh Mai Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM
GS.TS. Nuyễn Minh Thủy Giảng viên cao cấp Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
2022 GS.TS. Lê Minh Thắng Giảng viên cao cấp Bộ môn Công nghệ Hữu cơ - Hoá dầu, Viện Kỹ thuật Hoá học, Đại học Bách Khoa Hà Nội
Tập thể khoa học nữ Bộ môn Hoá dược Khoa Công nghệ Hoá dược, Trường Đại học Dược Hà Nội
2023 GS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa Trưởng khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
PGS.TS. Đào Việt Hà Viện trưởng Viện Hải dương học

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Hai nữ phó giáo sư giành giải thưởng Kovalevskaia năm 2017”.
  2. ^ Giải thưởng Kovalevskaia góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, vietnamplus, 06/03/16
  3. ^ “20 năm giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  4. ^ Hai nhà khoa học nữ truyền lửa đam mê
  5. ^ “Trao giải Kovalevskaia 2014 cho các nhà khoa học nữ VN”.
  6. ^ “Trao giải thưởng Kovalevskaia 2015”.
  7. ^ 2 nhà khoa học nữ được trao giải thưởng Kovalevskaia, cand.com, 06/03/2016
  8. ^ “Thủ tướng trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2016 cho các nhà khoa học nữ”.
  9. ^ “5 nhà khoa học nữ U70 nhận giải thưởng Kovalevskaia”.
  10. ^ “Hai nữ PGS.TS giành giải thưởng Kovalevskaia”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cảm nhận về Saltburn: Hành trình đoạt vị của anh đeo kính nghèo hèn
Cảm nhận về Saltburn: Hành trình đoạt vị của anh đeo kính nghèo hèn
Đầu tiên, phim mở màn với những tình huống khá cliché của một cậu sinh viên tên Oliver Quick đang trên hành trình hòa nhập với những sinh viên khác của trường Đại học Oxford
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
Cung rèn mới của Inazuma, dành cho Ganyu main DPS F2P.
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Cụm từ Pressing đã trở nên quá phổ biến trong thế giới bóng đá, đến mức nó còn lan sang các lĩnh vực khác và trở thành một cụm từ lóng được giới trẻ sử dụng để nói về việc gây áp lực
Discovery Channel - Through the Wormhole Season 8 vietsub
Discovery Channel - Through the Wormhole Season 8 vietsub
Thông qua lỗ giun mùa 8 (2017) là chương trình phim khoa học do Morgan Freeman dẫn dắt đưa chúng ta khám phá và tìm hiểu những kiến thức về lỗ sâu đục, lỗ giun hay cầu Einstein-Rosen