Tên khác | Pirogi, pirohy, pyrohy, varenyky |
---|---|
Loại | hoành thánh |
Bữa | Khai vị, món chính, tráng miệng |
Xuất xứ | Bắc Âu |
Nhiệt độ dùng | Nóng |
Thành phần chính | Bột áo: bột mỳ, trứng, nước Nhân: tùy |
Pierogi (/pɪˈroʊɡi/ pih-ROH-ghee) (thể đơn: pieróg) là một loại hoành thánh của vùng Bắc Âu, có vỏ không có men và nhân thịt hay nhân ngọt. Món này là một trong những đặc sản của Ba Lan và Slovakia. Còn một phiên bản nữa là varenyky rất phổ biến ở Ucraina và Nga. Pierogi rất phổ biến ở các nước như Ba Lan, Slovakia, Tiệp-khắc, Hungari, Bêlarút, Lithuania và được biết đến dưới tên địa phương ở các nước Trung Âu khác.
Các loại nhân thường thấy là khoai tây, cá muối, thịt băm, phô mai và hoa quả. Món này ăm kèm với bơ, kem chua hay hành phi.
Từ "pierogi" trong tiếng Anh (số nhiều: "pierogi", "pierogies" hay "pierogis") có nguồn gốc từ tiếng Ba Lan là pierogi [pʲɛˈrɔgʲi], số ít là pieróg [ˈpʲɛruk], nghĩa là " hoành thánh". Từ này được xuất phát từ tiếng Xlavơ cổ là пиръ (pirŭ) và cổ hơn nữa là tiếng Xlavơ nguyên thủy 'pirъ' (bữa tiệc). Trong khi hoành thánh có thể thấy ở khắp nơi trên châu Á và châu Âu, cái tên pierogi có liên quan đến tiếng Xlavơ phía Tây và phía Đông, như trong tiếng Nga có пирог (pirog, "bánh nướng") và пирожки (pirozhki, "bánh đút lò"), thể hiện sự phổ biến của cái tên trong tiếng Xlavơ, chủ yếu nghĩa là "bánh nướng".
Varenyky đến từ tiếng Ucraina là вареники (varenyky), số ít là вареник (varenyk), xuất phát từ từ вар (var) "nước sôi", thể hiện rằng việc luộc là cách chế biến thông thường của món này.
Bryndzové pirohy là hoành thánh của Slovakia với nhân có pho mát sữa cừu.[1]
Colțunași là hoành thánh của Rumani. Nó là bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp καλτσούνι và mượn từ tiếng Ý calzoni.
Nguồn gốc của pierogi rất gây tranh cãi. Có tryền thuyết nói rằng pierogi đến từ Trung Quốc qua Ý nhờ hành trình của Marco Polo. Nhiều người cho rằng pierogi được đem về từ Kiev (thủ đô Ucraina ngày nay) tới Ba Lan bởi Thánh Odrowąż của Ba Lan. Vào ngày 13 tháng 7 năm 1238, thánh Odrowąż thăm Kościelec, và khi ngài tới nơi được 1,2 ngày thì một cơn bão lớn đi qua, gây thiệt hại nặng nề tới rau củ. Ngài khuyên mọi người phải nên cầu nguyện thì đến hôm sau, rau củ quả đều nở rộ trở lại. Để thể hiện lòng biết ơn, người dân Kościelec làm món pierogi từ những rau củ ấy để biếu thánh Odrowąż. Một truyền thuyết lại nói rằng thánh Odrowąż dùng các bánh pierogi để cho người dân bị nạn đói vì sự càn quét của người Tácta vào năm 1241. Thêm một truyền thuyết nữa cho rằng pierogi được người Tácta từ phía tây tới Đế quốc Nga (cũ).
Thường thì pierogi có nhân được làm bằng khoai tây nghiền, hành phi, pho mát chua, bắp cải, dưa cải, thịt, nấm, cải bó xôi, phô mai, hoặc tùy theo sở thích. Loại pierogi ngọt thường có nhân như pho mát ngọt với các loại quả tươi như anh đào, dâu tây, mâm xôi, việt quất, táo hoặc là mận, đôi khi cũng dùng mận khô, cũng như là mứt. Để tăng thêm hương vị, người ta cũng cho thêm kem chua vào bột vỏ bánh để làm cho bột nhẹ hơn.
Vỏ bánh được làm bằng cách trộn bột, nước ấm, đôi khi có thêm trứng, sau đó được cán mỏng và cắt thành hình tròn. Vỏ bánh cũng có thẻ làm bằng khoai tây nghiền, sẽ làm cho bột bánh mịn hơn.
Nhân sẽ được cho vào giữa của miếng bột và gấp lại. Sau đó dùng ngón tay ấn vào rìa của bánh để nhân bánh không chui ra ngoài khi đang nấu. Pierogi sẽ được luộc cho đến khi nổi lên bề mặt, có khi được chiên hay nướng với bơ. Pierogi được ăn kèm với bơ chảy hay kem chua, và được dùng với thịt ba chỉ chiên, hành phi và nấm. Lọa pierogi chua ngọt có thể ăn kèm với sốt táo, hay varenye (dâu ngâm đường)
Pierogi chắc chắn là món ăn duy nhất có thánh bảo hộ "Święty Jacek z pierogami!"(Thánh Odrowąż và món pierogi của ngài!) là một câu nói cũ của người dân Ba Lan thể hiện sự ngạc nhiên, tương đối giống với câu nói tiếng Anh "good grief" hoặc trong tiếng Mỹ " holy smokes". Nguồn gốc của câu nói này vẫn chưa rõ nguồn gốc. Trong nền văn học Ucraina, varenyky xuất hiện như một biểu tượng của bản sắc dân tộc, đôi khi được nhấn mạnh ý nghĩa của nó sang nước Nga. Trong bài thơ Varenyky-Varenyky (1858) của Stepan Rudansky, một người lính Nga bảo một người phụ nữ Ucraina nấu món varenyky cho anh ta. Tuy nhiên, anh ta không thể diễn tả thành lời từ "varenyky", trong khi người phụ nữ giả vờ không hiểu anh ấy.
Cuộc đua Great Pittsburgh Pierogi Race N'at, hay thường được gọi là Cuộc Đua Pierogi Vĩ Đại, là một cuộc đua linh vật giữa những người chơi xuyên suốt trận bóng chày Pittsburgh Pirates trong đó 6 thí sinh chạy đua trong những bộ đồ pierogi khổng lồ: Khoai Tây Pete (mũ xanh dương), Hannah Ớt Xanh (mũ xanh lục), Phô Mai Chester (mũ vàng), Dưa Cải Saul (mũ đỏ), Hành Tây Chester (mũ tím), và Thịt xông khói Burt (mũ cam).
Một đài tưởng niệm để varenyky (bên phải) được khánh thành ở vùng Cherkasy, Ucraina vào tháng 9 năm 2006.[2] Đài tưởng niệm được xây tại lối vào của một khách sạn cho thấy nhân vật Cossack Mamay (nhân vật dân gian Ucraina, được Taras Shevchenko và Nikolai Gogol diễn tả như một người rất thích món varenyky) đang ăn varenyky trong một cái nồi đất, với một cái varenyky khổng lồ đằng sau lưng.
Một đài tưởng niệm halushky được khánh thành tại Poltava, Ucraina vào năm 2006. Năm 1991, một cái pierogi khổng lồ trên một cái dĩa đã được dựng lên tại làng Glendon thuộc tỉnh Alberta, Canada. Bức tượng này cao 7,6m. Vào tháng 1 năm 2010, một bức tượng đài được đề xuất xây dựng tại thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota.