Piperin | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | 1-[5-(1,3-benzodioxol- 5-yl)-1-oxo-2,4-pentadienyl]piperidine |
Tên khác | 5-(3,4-methylenedioxyphenyl)-2,4-pentadienoyl-2-piperidine |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | C17H19NO3 |
Khối lượng mol | 285.338 g/mol |
Khối lượng riêng | 1.193 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 130 °C (403 K; 266 °F) |
Điểm sôi | phân hủy |
Các nguy hiểm | |
MSDS | MSDS for piperine |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Piperin là alkalonid [1] và là thành phần hóa học của hồ tiêu.[2] Tổng hàm lượng piperin theo khối lượng trong hạt tiêu khô trung bình khoảng 4%.[3] Người ta không tìm thấy piperin trong lá và cành của cây Hồ tiêu.
Piperin được Hans Christian Ørsted phát hiện đầu tiên vào năm 1819.[4]
Piperin ức chế được các enzyme tham gia vào chuyển hóa sinh học của nhiều thuốc. Ví dụ: tham gia vào phản ứng giáng hóa thuốc hay còn gọi là phản ứng pha I (như phản ứng oxy hóa thuốc qua sự xúc tác của cytochrom P450).[5]
Tháng 2 năm 2008, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng piperin có thể kích thích tạo màu da khi kết hợp với tia tử ngoại (UVB).[6][7]
Ngoài ra, piperin trong hạt tiêu còn tham gia vào phản ứng pha II (còn gọi là phản ứng liên hợp) kết quả của tác động của piperin trên hai pha này là làm tăng tích lũy của các thuốc, giúp đào thải chậm, làm tăng hiệu lực, có khi tăng độc tính.[cần dẫn nguồn]
Tương tác piperin với các thuốc chống lao isoniazid, pyrazinamid và rifampicin:
Khi phối hợp piperin với thuốc chống cao huyết áp propranolol trên người tình nguyện thấy hàm lượng của propranolol trong máu tăng gấp 2 lần.[cần dẫn nguồn]
Phối hợp piperin với thuốc chống hen theophylline, thấy nồng độ đỉnh của thyophylline cao gấp 1,5 lần so với khi dùng đơn độc. Tốc độ đào thải cũng giảm đáng kể.[cần dẫn nguồn]