Quảng Khê, Đắk Glong

Quảng Khê
Xã Quảng Khê
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Nguyên
TỉnhĐắk Nông
HuyệnĐắk Glong
Địa lý
Tọa độ: 11°54′29″B 107°48′03″Đ / 11,908185°B 107,800906°Đ / 11.908185; 107.800906
Quảng Khê trên bản đồ Việt Nam
Quảng Khê
Quảng Khê
Vị trí xã Quảng Khê trên bản đồ Việt Nam
Diện tích115,23 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng12.062 người[1]
Mật độ105 người/km²
Khác
Mã hành chính24631[2]

Quảng Khê là một xã thuộc huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Quảng Khê nằm ở trung tâm huyện Đắk Glong và là nơi đặt trung tâm hành chính huyện, có vị trí địa lý:

Độ cao: 720m

Xã Quảng Khê có diện tích 115,23 km², dân số năm 2019 là 12.062 người[1], mật độ dân số đạt 105 người/km².

Trên địa bàn xã có Quốc lộ 28 đi qua.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Quảng Khê được chia thành 3 thôn: Đắk Lang, Quảng Long, Tân Tiến và 9 bon: B'Dơng, Ka La Dạ, Ka La Dơng, Ka La Yu, Ka Nur, Phi Mur, R'Dạ, Sa Diêng, Sa Ú – Dru.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, Quảng Khê là một xã thuộc huyện Đắk Nông, tỉnh Đắk Lắk.

Ngày 17 tháng 1 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 13-HĐBT[4]. Theo đó, chia xã Quảng Khê thành hai xã Quảng Khê và Đắk Plao.

Ngày 27 tháng 6 năm 2005, huyện Đắk Nông được chia thành hai đơn vị hành chính là thị xã Gia Nghĩa và huyện Đắk Glong[5], xã Quảng Khê thuộc huyện Đắk Glong và trở thành huyện lỵ huyện này.

Ngày 6 tháng 7 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 28/NQ-CP[6]. Theo đó, điều chỉnh 10.480 ha diện tích tự nhiên của xã Quảng Khê để thành lập xã Đắk Plao mới.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Quảng Khê còn lại 11.936 ha diện tích tự nhiên và 6.609 người.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Đắk Nông”. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2021.[liên kết hỏng]
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Đắk Nông” (PDF). Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường). 15 tháng 6 năm 2020. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ “Quyết định 13-HĐBT năm 1984 về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Đắk Lắk”.
  5. ^ “Nghị định 82/2005/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Gia Nghĩa, thành lập các phường, xã thuộc thị xã Gia Nghĩa và đổi tên huyện Đắk Nông thành huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông”.
  6. ^ “Nghị quyết 28/NQ-CP năm 2010 về việc giải thể xã Đắk Plao, điều chỉnh địa giới hành chính xã, tái lập xã Đắk Plao thuộc huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông”.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài là một hình thức tranh sơn phết truyền thống của Việt Nam được tạo ra từ một loại sơn độc được thu hoạch từ một vùng xa xôi của đất nước
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
Một câu truyện cười vl, nhưng đầy sự kute phô mai que
Giả thuyết về tên, cung mệnh của 11 quan chấp hành Fatui và Băng thần Tsaritsa
Giả thuyết về tên, cung mệnh của 11 quan chấp hành Fatui và Băng thần Tsaritsa
Tên của 11 Quan Chấp hành Fatui được lấy cảm hứng từ Commedia Dell’arte, hay còn được biết đến với tên gọi Hài kịch Ý, là một loại hình nghệ thuật sân khấu rất được ưa chuộng ở châu
Phân biệt Dũng Giả, Anh Hùng và Dũng Sĩ trong Tensura
Phân biệt Dũng Giả, Anh Hùng và Dũng Sĩ trong Tensura
Về cơ bản, Quả Trứng Dũng Giả cũng tương tự Hạt Giống Ma Vương, còn Chân Dũng Giả ngang với Chân Ma Vương.