Quốc hội Cộng hòa Ireland Oireachtas | |
---|---|
Dạng | |
Mô hình | |
Các viện | |
Lịch sử | |
Thành lập | 29 tháng 12 năm 1937 (hiện tại) |
Tiền nhiệm | Quốc hội Nhà nước Tự do Ireland |
Lãnh đạo | |
Cơ cấu | |
Số ghế |
|
Chính đảng | Chính phủ (81)
Đối lập (78)
|
Chính đảng | Chính phủ (42)
Đối lập (19)
|
Ủy ban liên hợp |
|
Nhiệm kỳ | Tối đa 5 năm |
Quyền | Điều 15−27, Hiến pháp Ireland |
Tiền lương |
|
Bầu cử | |
Hệ thống đầu phiếu | Đại diện tỷ lệ (một phiếu bầu có thể chuyển nhượng) |
Hệ thống đầu phiếu | Bầu cử gián tiếp |
Bầu cử vừa qua | 8 tháng 2 năm 2020 |
Bầu cử vừa qua | 31 tháng 3 năm 2020 |
Tổng tuyển cử tiếp theo | Trước tháng 3 năm 2025 |
Trụ sở | |
Phủ Leinster, Kildare Street, Dublin | |
Trang web | |
www | |
Hiến pháp | |
Hiến pháp Ireland |
Quốc hội Cộng hòa Ireland (Oireachtas, /ˈɛrəktəs/ EH-rək-təs,[2] tiếng Ireland: [ˈɛɾʲaxt̪ˠəsˠ]) là cơ quan lập pháp lưỡng viện của Cộng hòa Ireland.[3] Quốc hội gồm tổng thống Ireland và hai viện của Quốc hội (tiếng Ireland: Tithe an Oireachtais)[4] là Hạ viện và Thượng viện.
Trụ sở Quốc hội là Phủ Leinster ở Dublin, một cung điện công tước được xây dựng vào thế kỷ 18. Hạ viện là viện có nhiều quyền lực hơn của Quốc hội.
Từ oireachtas bắt nguồn từ từ tiếng Ireland airecht/oireacht ("hội đồng thảo luận của những người tự do; hội đồng của những người tự do"), về cơ bản bắt nguồn từ từ airig ("người tự do").[5] Từ này được sử dụng lần đầu tiên làm tên của cơ quan lập pháp Nhà nước Tự do Ireland.
Hạ viện gồm 160 hạ nghị sĩ được bầu trực tiếp theo chế độ phổ thông đầu phiếu. Công dân Ireland đang cư trú tại Ireland và đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử, người nước ngoài cũng có thể được trao quyền bầu cử theo quy định pháp luật, hiện tại được áp dụng cho công dân Anh. Nhiệm kỳ của Hạ viện tối đa là năm năm nhưng Hạ viện có thể bị tổng thống giải tán bất cứ lúc nào theo yêu cầu của thủ tướng. Bầu cử Hạ viện được tổ chức theo hệ thống đầu phiếu đại diện tỷ lệ một phiếu bầu có thể chuyển nhượng.
Thượng viện gồm 60 thượng nghị sĩ: 43 thượng nghị sĩ được các hội đồng địa phương bầu ra, 11 thượng nghị sĩ được thủ tướng bổ nhiệm và sáu thượng nghị sĩ được khu vực bầu cử trường đại học bầu ra.
Tổng thống được bầu trực tiếp. Nhiệm kỳ của tổng thống là bảy năm. Không ai được giữ chức vụ tổng thống quá hai nhiệm kỳ. Trong trường hợp chỉ có một ứng cử viên tổng thống thì sẽ không tổ chức bầu cử và ứng cử viên sẽ được coi là đã trúng cử khi quá trình đề cử kết thúc.
Một dự luật phải được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong hầu hết các trường hợp, tuy Hạ viện có thể bác bỏ quyết định từ chối thông qua dự luật của Thượng viện, sau đó được tổng thống ký ban hành, thì mới trở thành luật. Dự thảo sửa đổi hiến pháp phải được phê chuẩn trong một cuộc trưng cầu ý dân trước khi trình tổng thống ký ban hành. Trong hầu hết các trường hợp, tổng thống phải ký tất cả các luật được Quốc hội thông qua nhưng tổng thống có quyền trình hầu hết các dự luật lên Tòa án tối cao xem xét về tính hợp hiến. Trên thực tế, Thượng viện chỉ có thể trì hoãn chứ không phải phủ quyết dự luật, nên Hạ viện là cơ quan nắm quyền lập pháp cao nhất của Ireland.
Quốc hội có những quyền hạn sau đây:
Quốc hội có 15 ủy ban liên hợp gồm những hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ. Ủy ban liên hợp của Quốc hội gồm:
Oireachtas là tên gọi của hai cơ quan lập pháp trong lịch sử Ireland: Quốc hội hiện tại của Cộng hòa Ireland từ năm 1937 và Quốc hội Nhà nước Tự do Ireland từ năm 1922 đến năm 1937.
Cơ quan lập pháp đầu tiên ở Ireland là Nghị viện Ireland, được thành lập vào thế kỷ 13 như cơ quan lập pháp cao nhất của Lãnh địa Ireland. Nghị viện Ireland quản lý những lãnh thổ Ireland do Anh cai trị, lúc đầu chỉ là Dublin và những thành phố xung quanh nhưng sau đó mở rộng ra toàn bộ hòn đảo. Nghị viện Ireland gồm quốc vương Anh trên cương vị quốc vương Ireland, Viện Quý tộc và Viện Thứ dân. Từ khi Luật Poynings được ban hành vào năm 1494 cho đến khi luật này bị bãi bỏ vào năm 1782, Nghị viện Ireland lệ thuộc Quốc hội Anh và sau đó là Quốc hội Vương quốc Anh. Năm 1800, Nghị viện Ireland thông qua Luật Liên hiệp, tự bãi bỏ chính mình để thống nhất với Vương quốc Đại Anh.
Cơ quan lập pháp tiếp theo ở Ireland được phe cộng hòa Ireland thành lập vào năm 1919, gồm một viện được gọi là Dáil Éireann. Cơ quan này về cơ bản là cơ quan lập pháp cho toàn bộ đảo Ireland. Năm 1920, chính phủ Anh thành lập một cơ quan lập pháp tự quản gọi là Nghị viện Nam Ireland song song với Dáil, gồm Quốc vương, Hạ viện và Thượng viện. Tuy nhiên, Nghị viện Nam Ireland bị hầu hết các chính trị gia Ireland tẩy chay. Nghị viện Nam Ireland bị bãi bỏ vào năm 1922 sau khi Quốc hội được thành lập theo Hiến pháp Nhà nước Tự do Ireland.
Quốc hội Nhà nước Tự do Ireland chính thức gồm Quốc vương (do toàn quyền đại diện), Hạ viện và Thượng viện. Thượng viện Nhà nước Tự do Ireland bị bãi bỏ vào tháng 5 năm 1936 và vai trò của quốc vương bị bãi bỏ vào tháng 12 năm 1936. Quốc hội hiện tại được thành lập vào tháng 12 năm 1937 sau khi Hiến pháp Ireland được phê chuẩn trong một cuộc trưng cầu ý dân.
Điều 3 Hiến pháp Ireland quy định "Quốc hội và chính phủ được thành lập theo hiến pháp này thực hiện quyền tài phán" đối với toàn bộ Ireland nhưng cũng quy định rằng cho đến khi "tái thống nhất lãnh thổ quốc gia",[7] luật của Quốc hội sẽ không được áp dụng tại Bắc Ireland. Do đó, người dân Bắc Ireland không được bầu hạ nghị sĩ vào Hạ viện. Tuy kịch liệt phản đối việc chia cắt Ireland và được bầu ra từ khu vực bầu cử phía Bắc trong Dáil khóa I, Thủ tướng Éamon de Valera không ủng hộ phân bổ ghế trong Dáil cho Bắc Ireland với lý do rằng điều này sẽ vi phạm nguyên tắc "không đại biểu, không đóng thuế".[8] Từ năm 1982, ít nhất một người từ Bắc Ireland đã được đưa vào danh sách 11 thượng nghị sĩ được thủ tướng bổ nhiệm sau hầu hết các cuộc bầu cử.