Thủ tướng Ireland

Thủ tướng Ireland
Taoiseach
Đương nhiệm
Simon Harris

từ ngày 9 tháng 4 năm 2024
Kính ngữtiếng Ireland: A Thaoisigh
LoạiNgười đứng đầu chính phủ[a]
Thành viên của
Báo cáo tớiQuốc hội Cộng hòa Ireland
Dinh thựKhông có[b]
Trụ sởTrụ sở Chính phủ,
Đường Merrion, Dublin, Cộng hòa Ireland
Đề cử bởiHạ viện Ireland
Bổ nhiệm bởiTổng thống Ireland
Nhiệm kỳGiữ chức vụ trong thời gian được Hạ viện Ireland tín nhiệm. Không có giới hạn nhiệm kỳ.
Tiền thânChủ tịch Hội đồng Hành chính
Thành lập29 tháng 12 năm 1937[c][1]
Người đầu tiên giữ chứcÉamon de Valera[c]
Cấp phóPhó Thủ tướng Ireland
Lương bổng243.895 euro mỗi năm (2024)[2]
(bao gồm mức lương 113.679 euro với tư cách là hạ nghị sĩ)[2]
WebsitePhủ Thủ tướng Ireland

Thủ tướng Ireland (Taoiseach /ˈtʃəx/)[d]người đứng đầu chính phủ của Cộng hòa Ireland.[a] Thủ tướng được tổng thống Ireland bổ nhiệm theo đề cử của Hạ viện Ireland và phải được quá nửa số hạ nghị sĩ tín nhiệm để giữ chức vụ.

Hiến pháp Ireland năm 1937 quy định tên gọi chức vụ người đứng đầu chính phủ của Cộng hòa Ireland là taoiseach, trong tiếng Ireland có nghĩa là "thủ lĩnh" hoặc "lãnh đạo".[a] Đây là tên gọi chính thức của thủ tướng Ireland trong tiếng Anh và tiếng Ireland và không được dùng cho thủ tướng của các nước khác, những thủ tướng khác được gọi bằng príomh-aire trong tiếng Ireland.[e]

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiến pháp Ireland quy định thủ tướng được quá nửa số hạ nghị sĩ đề cử và được tổng thống chính thức bổ nhiệm.[4][5] Tổng thống không có quyền từ chối bổ nhiệm người được Hạ viện chỉ định nên có thể nói một cách không chính thức rằng thủ tướng được Hạ viện "bầu" ra.

Nếu thủ tướng mất tín nhiệm của Hạ viện thì thủ tướng phải từ chức hoặc đề nghị tổng thống giải tán Hạ viện và tổ chức cuộc bầu cử mới;[6] trong trường hợp tổng thống từ chối đề nghị của thủ tướng thì thủ tướng phải từ chức. Cho đến nay, chưa có tổng thống nào từ chối đề nghị giải tán Hạ viện của thủ tướng. Thủ tướng có thể bị Hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm hoặc lấy phiếu tín nhiệm thất bại. Ngoài ra, Hạ viện có thể bác bỏ dự toán ngân sách nhà nước của chính phủ, luôn được coi là một vấn đề tín nhiệm.[f] Trong trường hợp thủ tướng từ chức thì thủ tướng tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi thủ tướng mới được bổ nhiệm.[8]

Thủ tướng đề cử các thành viên khác của Chính phủ để cho tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý của Hạ viện và có quyền đề nghị tổng thống miễn nhiệm các bộ trưởng.[9] Thủ tướng có quyền bổ nhiệm 11 thượng nghị sĩ của Thượng viện Ireland.[10]

Phủ Thủ tướng giúp thủ tướng thực hiện nhiệm vụ. Thủ tướng được những quốc vụ khanh tại Phủ Thủ tướng hỗ trợ, một trong số quốc vụ khanh phụ trách kỷ luật đảng.

Từ năm 2013, mức lương hàng năm của thủ tướng là 185.350 euro.[11] Khi Enda Kenny nhậm chức thủ tướng, mức lương bị cắt giảm từ 214.187 euro xuống còn 200.000 euro, trước khi tiếp tục bị cắt giảm xuống còn 185.350 euro theo Thỏa thuận đường Haddington vào năm 2013.

Nơi ở chính thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2008, có đồn đoán rằng Steward's Lodge tại nhà khách chính phủ Farmleigh giáp với Công viên Phoenix sẽ trở thành nơi ở chính thức của thủ tướng, nhưng chính phủ không có tuyên bố chính thức nào về việc này.[12] Ngôi nhà được nhà nước mua lại vào năm 1999 với giá 29,2 triệu euro như một phần của Farmleigh và được cải tạo với chi phí gần 600.000 euro vào năm 2005. Thủ tướng Brian Cowen thỉnh thoảng ở tại ngôi nhà,[13] và các thủ tướng Enda KennyLeo Varadkar trả 50 euro một đêm để dùng ngôi nhà nhằm tránh phải trả thuế lợi ích hiện vật nếu được nhà nước cho sử dụng miễn phí.[14]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc và tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

TaoiseachTánaiste (phó thủ tướng) đều là từ tiếng Ireland có nguồn gốc cổ xưa. Từ Taoiseach được Hiến pháp Ireland quy định là "người đứng đầu chính phủ hoặc thủ tướng",[a] nhưng nghĩa đen của từ là 'thủ lĩnh' hoặc 'lãnh đạo'.[16] Éamon de Valera đề xuất Taoiseach làm tên gọi chức vụ người đứng đầu chính phủ vào năm 1937. Một số ý kiến cho rằng danh hiệu này giống như danh hiệu của những nhà độc tài phát xít đương thời, chẳng hạn như Führer (của Adolf Hitler), Duce (của Benito Mussolini) và Caudillo (của Francisco Franco).[17][18][19] Tánaiste có nghĩa đen là trữ quân trong hệ thống kế vị của người Gael.

Tranh luận về tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi dự thảo Hiến pháp năm 1937 đang được tranh luận tại Quốc hội, Frank MacDermot, một chính trị gia đối lập, kiến nghị thay thế Taoiseach bằng Prime Minister trong bản tiếng Anh của Hiến pháp trong khi giữ nguyên Taoiseach trong bản tiếng Ireland. Ông lập luận rằng không có lý do gì để dùng Taoiseach trong tiếng Anh trong khi hầu hết người dân sẽ phát âm sai tên gọi và nhiều người ở Bắc Ireland sẽ cảm thấy phản cảm về từ Taoiseach.[20]

Chủ tịch Hội đồng Hành chính Éamon de Valera định nghĩa thuật ngữ Taoiseach là "thủ lĩnh" và không ủng hộ đề xuất sửa đổi vì cho rằng từ Taoiseach không cần phải thay đổi. Kiến nghị sửa đổi bị bác bỏ và Taoiseach trở thành tên gọi chức danh người đứng đầu chính phủ khi dự thảo hiến pháp được thông qua trong cuộc trưng cầu ý dân vào năm 1937.[21]

Chức vụ hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]
Phủ Thủ tướng tại Trụ sở Chính phủ, đường Merrion, Dublin

Chức vụ thủ tướng hiện đại được thiết lập theo Hiến pháp Ireland năm 1937 và là chức vụ có quyền lực nhất của Cộng hòa Ireland, thay thế chức vụ chủ tịch Hội đồng Hành chính Nhà nước Tự do Ireland.

Chức vụ thủ tướng và chủ tịch Hội đồng Hành chính khác nhau về một số phương diện. Theo Hiến pháp Nhà nước Tự do Ireland, chủ tịch Hội đồng Hành chính không nắm nhiều quyền lực và chủ yếu chỉ có nhiệm vụ chủ trì Hội đồng Hành chính. Ví dụ: chủ tịch Hội đồng Hành chính không được tự ý miễn nhiệm một bộ trưởng mà toàn bộ Hội đồng Hành chính phải bị giải tán và cải tổ hoàn toàn. Chủ tịch Hội đồng Hành chính cũng không có quyền tự đề nghị toàn quyền giải tán Quốc hội mà phải thông qua Hội đồng Hành chính.

Ngược lại, thủ tướng có nhiều quyền hạn hơn nhiều. Thủ tướng có quyền đề nghị tổng thống miễn nhiệm bộ trưởng và giải tán Quốc hội mà tổng thống gần như luôn phải chấp hành đề nghị của thủ tướng.[g] Theo Hiến pháp Ireland năm 1937, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ de jure. Ở hầu hết các nền dân chủ đại nghị khác, nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu chính phủ trên danh nghĩa, nhưng ở Ireland, quyền hành pháp được trao cho Chính phủ mà thủ tướng là người đứng đầu.

Vì thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và có quyền tùy ý miễn nhiệm bộ trưởng nên nhiều quyền hạn được hiến pháp hoặc pháp luật quy định là do chính phủ thực hiện theo đa số, trên thực tế là tùy ý thủ tướng. Chính phủ gần như luôn ủng hộ thủ tướng và trong nhiều trường hợp chỉ hợp thức hóa quyết định của thủ tướng. Tuy nhiên, quy định chính phủ làm việc theo chế độ tập thể về mặt pháp lý là một cơ chế kiểm soát quyền lực của thủ tướng.

Danh sách thủ tướng Ireland

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi Hiến pháp Ireland năm 1937 được ban hành, chức vụ người đứng đầu chính phủ của Ireland là chủ tịch Hội đồng Hành chính. Có chủ tịch Hội đồng Hành chính: W. T. Cosgrave của Cumann na nGaedheal từ năm 1922 đến năm 1932, và Éamon de Valera của Fianna Fáil từ năm 1932 đến năm 1937. Theo quy ước, Cosgrave được coi là thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa Ireland[22][23][24][25] nên Micheál Martin là thủ tướng thứ 15.

Chủ tịch Hội đồng Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
No. Hình Họ tên

(Năm sinh–Năm mất) Đơn vị bầu cử

Nhiệm kỳ Đảng Thành phầnHội đồng Hành chính Phó Chủ tịch Khóa Hạ viện

(dân cử)

1
William Thomas Cosgrave.jpg
W. T. Cosgrave

(1880–1965)
Hạ nghị sĩ đại diện Carlow–Kilkenny until 1927
Hạ nghị sĩ đại diện Cork Borough from 1927

6 tháng 121922[h] 9 tháng 31932 Sinn Féin

(Pro-Treaty)

1st SF (PT) (chính phủ thiểu số) Kevin O'Higgins 3 (1922)
Cumann na nGaedheal 2nd CnG (chính phủ thiểu số) 4 (1923)
3rd Ernest Blythe 5 (Jun.1927)
4th 6 (Sep.1927)
5th
2
Éamon de Valera.jpg
Éamon de Valera

(1882–1975)
Hạ nghị sĩ đại diện Clare

9 tháng 31932[i] 29 tháng 121937 Fianna Fáil 6th FF (chính phủ thiểu số) Seán T. O'Kelly 7 (1932)
7th 8 (1933)
8th 9 (1937)

Thủ tướng

[sửa | sửa mã nguồn]
No. Hình Họ tên

(Năm sinh–Năm mất) Đơn vị bầu cử

Nhiệm kỳ Đảng Thành phầnChính phủ Phó Thủ tướng Khóa Hạ viện

(dân cử)

(2)
Éamon de Valera.jpg
Éamon de Valera

(1882–1975)
Hạ nghị sĩ đại diện Clare

29 tháng 121937 18 tháng 21948 Fianna Fáil 1st FF (chính phủ thiểu số) Seán T. O'Kelly 9 ( ···· )
2nd FF 10 (1938)
3rd FF (chính phủ thiểu số) 11 (1943)
4th FF Seán Lemass 12 (1944)
3
John A. Costello, 1948.png
John A. Costello

(1891–1976)
Hạ nghị sĩ đại diện Dublin South-East

18 tháng 21948 13 tháng 61951 Fine Gael 5th FGĐảng Lao độngCnPCnTNLKhông đảng phái William Norton 13 (1948)
(2)
Éamon de Valera.jpg
Éamon de Valera

(1882–1975)
Hạ nghị sĩ đại diện Clare

13 tháng 61951 2 tháng 61954 Fianna Fáil 6th FF (chính phủ thiểu số) Seán Lemass 14 (1951)
(3)
John A. Costello, 1948.png
John A. Costello

(1891–1976)
Hạ nghị sĩ đại diện Dublin South-East

2 tháng 61954 20 tháng 31957 Fine Gael 7th FGĐảng Lao độngCnT William Norton 15 (1954)
(2)
Éamon de Valera.jpg
Éamon de Valera

(1882–1975)
Hạ nghị sĩ đại diện Clare

20 tháng 31957 23 tháng 61959 Fianna Fáil 8th FF Seán Lemass 16 (1957)
4
Seán Lemass, 1966.jpg
Seán Lemass

(1899–1971)
Hạ nghị sĩ đại diện Dublin South-Central

23 tháng 61959 10 tháng 111966 Fianna Fáil 9th FF Seán MacEntee
10th FF (chính phủ thiểu số) 17 (1961)
11th FF Frank Aiken 18 (1965)
5
Jack Lynch 1979 (cropped).jpg
Jack Lynch

(1917–1999)
Hạ nghị sĩ đại diện Cork Borough until 1969
Hạ nghị sĩ đại diện Cork City North-West from 1969

10 tháng 111966 14 tháng 31973 Fianna Fáil 12th FF
13th FF Erskine H. Childers 19 (1969)
6
Taoiseach Liam Cosgrave-Patricks Day 1976.jpg
Liam Cosgrave

(1920–2017)
Hạ nghị sĩ đại diện Dún Laoghaire and Rathdown

14 tháng 31973 5 tháng 71977 Fine Gael 14th FGĐảng Lao động Brendan Corish 20 (1973)
(5)
Jack Lynch 1979 (cropped).jpg
Jack Lynch

(1917–1999)
Hạ nghị sĩ đại diện Cork City

5 tháng 71977 11 tháng 121979 Fianna Fáil 15th FF George Colley 21 (1977)
7
Charles Haughey 1989 (headshot).png
Charles Haughey

(1925–2006)
Hạ nghị sĩ đại diện Dublin Artane

11 tháng 121979 30 tháng 61981 Fianna Fáil 16th FF
8
Garret FitzGerald 1975 (cropped).jpg
Garret FitzGerald

(1926–2011)
Hạ nghị sĩ đại diện Dublin South-East

30 tháng 61981 9 tháng 31982 Fine Gael 17th FGĐảng Lao động (chính phủ thiểu số) Michael O'Leary 22 (1981)
(7)
Charles Haughey 1989 (headshot).png
Charles Haughey

(1925–2006)
Hạ nghị sĩ đại diện Dublin North-Central

9 tháng 31982 14 tháng 121982 Fianna Fáil 18th FF (chính phủ thiểu số) Ray MacSharry 23 (Feb.1982)
(8)
Garret FitzGerald 1975 (cropped).jpg
Garret FitzGerald

(1926–2011)
Hạ nghị sĩ đại diện Dublin South-East

14 tháng 121982 10 tháng 31987 Fine Gael 19th FGĐảng Lao động
FG (chính phủ thiểu số) from Jan 1987
Dick Spring 24 (Nov.1982)
Peter Barry
(7)
Charles Haughey 1989 (headshot).png
Charles Haughey

(1925–2006)
Hạ nghị sĩ đại diện Dublin North-Central

10 tháng 31987 11 tháng 21992 Fianna Fáil 20th FF (chính phủ thiểu số) Brian Lenihan 25 (1987)
21st FFPD 26 (1989)
John Wilson
9
Albert Reynolds (cropped).jpg
Albert Reynolds

(1932–2014)
Hạ nghị sĩ đại diện Longford–Roscommon

11 tháng 21992 15 tháng 121994 Fianna Fáil 22nd FFPD
FF (chính phủ thiểu số) from Nov 1992
23rd FFĐảng Lao động
FF (chính phủ thiểu số) from Nov 1994
Dick Spring 27 (1992)
Bertie Ahern
10 John Bruton

(1947–2024)
Hạ nghị sĩ đại diện Meath

15 tháng 121994 26 tháng 61997 Fine Gael 24th FGĐảng Lao độngDL Dick Spring
11
Bertie Ahern 2006 (cropped).jpg
Bertie Ahern

(sinh năm 1951)
Hạ nghị sĩ đại diện Dublin Central

26 tháng 61997 7 May2008 Fianna Fáil 25th FFPD (chính phủ thiểu số) Mary Harney 28 (1997)
26th FFPD 29 (2002)
Michael McDowell
27th FFĐảng XanhPD Brian Cowen 30 (2007)
12 Brian Cowen

(sinh năm 1960)
Hạ nghị sĩ đại diện Laois–Offaly

7 May2008 9 tháng 32011 Fianna Fáil 28th FFĐảng XanhPD
FFĐảng XanhKhông đảng phái from Nov 2009
FF (chính phủ thiểu số) from Jan 2011
Mary Coughlan
13
Enda Kenny EPP 2014 (cropped).jpg
Enda Kenny

(sinh năm 1951)
Hạ nghị sĩ đại diện Mayo

9 tháng 32011 14 tháng 62017[26] Fine Gael 29th FGĐảng Lao động Ind Eamon Gilmore 31 (2011)
Joan Burton
30th FGKhông đảng phái (chính phủ thiểu số) Frances Fitzgerald 32 (2016)
14 Leo Varadkar

(sinh năm 1979)
Hạ nghị sĩ đại diện Dublin West

14 tháng 62017[27] 27 tháng 62020 Fine Gael 31st FGKhông đảng phái (chính phủ thiểu số)
Simon Coveney
15
Micheál Martin TD (cropped).jpg
Micheál Martin

(sinh năm 1960)
Hạ nghị sĩ đại diện Cork South-Central

27 tháng 62020 17 tháng 122022 Fianna Fáil 32nd FFFGĐảng Xanh Leo Varadkar 33 (2020)
(14) Leo Varadkar

(sinh năm 1979)
Hạ nghị sĩ đại diện Dublin West

17 tháng 122022 9 tháng 42024 Fine Gael 33rd FGFFĐảng Xanh Micheál Martin
16
Simon Harris (2024) (cropped).jpg
Simon Harris

(sinh năm 1986)
Hạ nghị sĩ đại diện Wicklow

9 tháng 42024 Fine Gael 34th FGFFĐảng Xanh
Simon HarrisMicheál MartinLeo VaradkarEnda KennyBrian CowenBertie AhernJohn BrutonAlbert ReynoldsGarret FitzGeraldCharles HaugheyLiam CosgraveJack LynchSeán LemassJohn A. CostelloÉamon de ValeraW. T. Cosgrave
  1. ^ a b c d Điểm 1 khoản 1 Điều 13 và điểm 1 khoản 5 Điều 28 Hiến pháp Ireland. Điểm 1 khoản 5 Điều 28 quy định: "Người đứng đầu Chính phủ, hoặc thủ tướng, sẽ được gọi và được Hiến pháp này quy định là Taoiseach."[15]
  2. ^ Thủ tướng không có nơi ở chính thức mà mỗi thủ tướng sử dụng nhà riêng. Thủ tướng được sử dụng Nhà khách Chính phủ tại Steward's LodgeCông viên Phoenix cho các buổi lễ nhà nước chính thức
  3. ^ a b Trước khi Hiến pháp Ireland năm 1937 được ban hành, người đứng đầu chính phủ là chủ tịch Hội đồng Hành chính. W. T. Cosgrave giữ chức vụ này từ năm 1922 đến năm 1932 và Éamon de Valera giữ chức vụ này từ năm 1932 đến năm 1937.
  4. ^ Phát âm là /ˈtʃəx/ ,[3] tiếng Ireland: [ˈt̪ˠiːʃəx]. Từ số nhiều Taoisigh được phát âm là /ˈtʃi/ TEE-shee, tiếng Ireland: [ˈt̪ˠiːʃiː].
  5. ^ Phát âm là /prˈvɛərə/, tiếng Ireland: [ˌpʲɾʲiːw ˈaɾʲə].
  6. ^ Tháng 1 năm 1982, Hạ viện bác bỏ ngân sách nhà ước của chính phủ liên hiệp Fine GaelĐảng Lao động của Garret FitzGerald.[7]
  7. ^ Một số ví dụ nổi bật bao gồm Charles Haughey vào Neil Blaney trong Khủng hoảng Vũ khí vào năm 1970, Brian Lenihan vào năm 1990, Albert Reynolds, Pádraig FlynnMáire Geoghegan-Quinn vào năm 1991 và Barry Cowen vào năm 2020.
  8. ^ Cosgrave là chủ tịch Chính phủ lâm thời Nhà nước Tự do Ireland từ ngày 22 tháng 8 năm 1922, trong thời kỳ chuyển tiếp trước khi Ireland chính thức trở thành quốc gia độc lập vào ngày 6 tháng 12 năm 1922 (Xem Người đứng đầu chính phủ Ireland từ năm 1919).
  9. ^ De Valera là chủ tịch Quốc hội Ireland của Cộng hòa Ireland từ ngày 1 tháng 4 năm 1919 đến ngày 9 tháng 1 năm 1922 (Xem Người đứng đầu chính phủ Ireland từ năm 1919).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Former Taoisigh”. www.gov.ie (bằng tiếng Anh). Government of Ireland. 1 tháng 11 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ a b “Salaries, Houses of the Oireachtas”. Oireachtas. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ “Taoiseach”. Lexico UK English Dictionary. Oxford University Press. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2020.
  4. ^ “CONSTITUTION OF IRELAND”. Irish Statute Book (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2025.
  5. ^ Điều 13, Khoản 1, Mục 1 of the Constitution of Cộng hòa Ireland (1937)
  6. ^ Điều 28, Khoản 10 of the Constitution of Cộng hòa Ireland (1937)
  7. ^ “RTE Election 2007”. RTÉ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2008.
  8. ^ Điều 28, Khoản 11, Mục 1 of the Constitution of Cộng hòa Ireland (1937)
  9. ^ Điều 13, Khoản 1, Mục 2, 3 of the Constitution of Cộng hòa Ireland (1937)
  10. ^ Điều 18, Khoản 1, 3 of the Constitution of Cộng hòa Ireland (1937)
  11. ^ O'Connell, Hugh (4 tháng 7 năm 2013). “The Taoiseach, Ministers and every TD are having their pay cut today”. TheJournal.ie. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2013.
  12. ^ Quinlan, Ronald (18 tháng 5 năm 2008). “Opulent Phoenix Park lodge is set to become 'Fortress Cowen'. Irish Independent. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2008.
  13. ^ O'Regan, Michael (29 tháng 1 năm 2009). “Cowen questioned on use of Farmleigh”. The Irish Times. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2009.
  14. ^ Coyle, Colin (3 tháng 9 năm 2023). “Over €87,000 spent upgrading underused Steward's Lodge in Dublin's Phoenix Park”. The Irish Times. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2023.
  15. ^ “Constitution of Ireland”. Irish Statute Book.
  16. ^ “Youth Zone School Pack” (PDF). Department of the Taoiseach. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
  17. ^ McCarthy, John-Paul (10 tháng 1 năm 2010). “WT became the most ruthless of them all”. Irish Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016. While Taoiseach itself carried with it some initially unpleasant assonances with Caudillo, Fuhrer and Duce, all but one of the 12 men who wielded the prime ministerial sceptre have managed to keep their megalomaniacal tendencies in check.
  18. ^ Quigley, Martin (1944). Great Gaels: Ireland at Peace in a World at War. tr. 18. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016. Eamon de Valera is An Taoiseach or "boss Gael." That title goes considerably beyond the English "prime minister" or the American "president." It is the Gaelic equivalent of the German "Fuehrer," the Italian "Duce" and the Spanish "Caudillo."  Published in New York, 1944 (publisher not identified); Original from University of Minnesota; Digitised 6 May 2016
  19. ^ Administration – Volume 18. IPA. 1970. tr. 153. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016. ... and let alone the names of the Prime Minister (the Taoiseach, a word that is related to Duce, Fuhrer, and Caudillo) (translated from the original Irish: ... agus fiú amháin ainmeacha [sic] an Phríomh-Aire (An Taoiseach, focal go bhfuil gaol aige le Duce, Fuhrer, agus Caudillo)Original from the University of California; Digitised 6 December 2006
  20. ^ Frank Mr. MacDermot of the National Centre Party – Bunreacht na hÉireann (Dréacht)—Coiste (Ath-thógaint) – Wednesday, 26 May 1937; Dáil Éireann Debate Vol. 67 No. 9 Lưu trữ 22 tháng 11 năm 2018 tại Wayback Machine.
  21. ^ “Bunreacht na hEireann (Dréacht)—Coiste (Ath-thógaint) – Dáil Éireann (8th Dáil) – Vol. 67 No. 9”. Oireachtas Debates. 26 tháng 5 năm 1937.
  22. ^ “Former Taoisigh”. Government of Ireland. tháng 11 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2020.
  23. ^ “Coughlan new Tánaiste in Cowen Cabinet”. The Irish Times. 17 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2008.
  24. ^ “Taoiseach reveals new front bench”. RTÉ News. 7 tháng 5 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2008.
  25. ^ “Cowen confirmed as Taoiseach”. BreakingNews.ie. 7 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2008.
  26. ^ “Kenny's farewell: 'This has never been about me'. RTÉ News. 13 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2017.
  27. ^ Lord, Miriam (8 tháng 6 năm 2017). “Taoiseach-in-waiting meets man waiting to be taoiseach”. The Irish Times. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Farrell, Brian (1971). Chairman or Chief?: The Role of the Taoiseach in Irish Government. Gill & Macmillan.
  • O'Malley, Eoin (2012). “The Apex of Government: Cabinet and Taoiseach in operation”. Trong O'Malley, Eoin; MacCarthaigh, Muiris (biên tập). Governing Ireland: From cabinet government to delegated governance. Dublin: IPA..
  • Gwynn Morgan, David (8 tháng 3 năm 2016). “What exactly is a caretaker taoiseach?”. The Irish Times.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Mình học được gì sau cú
Mình học được gì sau cú "big short" bay 6 tháng lương?
Nếu bạn hỏi: thị trường tài sản số có nhiều cơ hội hay không. Mình sẽ mạnh dạn trả lời có
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp là một thuật thức di truyền của gia tộc Zen’in. Có hai người trong gia tộc được xác nhận sở hữu thuật thức này
Discovery Channel - Through the Wormhole Season 8 vietsub
Discovery Channel - Through the Wormhole Season 8 vietsub
Thông qua lỗ giun mùa 8 (2017) là chương trình phim khoa học do Morgan Freeman dẫn dắt đưa chúng ta khám phá và tìm hiểu những kiến thức về lỗ sâu đục, lỗ giun hay cầu Einstein-Rosen
Story Quest là 1 happy ending đối với Furina
Story Quest là 1 happy ending đối với Furina
Dạo gần đây nhiều tranh cãi đi quá xa liên quan đến Story Quest của Furina quá, mình muốn chia sẻ một góc nhìn khác rằng Story Quest là 1 happy ending đối với Furina.