Quốc huy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva

Quốc huy của Litva Xô viết
Chi tiết
Thuộc sở hữuCộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva
Được thông qua1940
ĐỉnhNgôi sao đỏ
Vật bao quanhLúa [mì] và Sồi
Khẩu hiệuVisų šalių proletarai, vienykitės! (Tiếng Litva)

Пролетарии всех стран, соединяйтесь! (Tiếng Nga)

"Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!"

Quốc huy Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva (tiếng Litva: Lietuvos TSR valstybinis herbas) được thông qua vào năm 1940 bởi chính phủ Litva Xô viết. Biểu tượng được thiết kế bởi Vsevolodas Dobužinskis dựa trên Quốc huy Liên Xô.[1] Quốc huy mới được thay thế là Vytis, được khôi phục khi Litva tuyên bố độc lập vào năm 1990.

Quốc huy này là một ví dụ về cái gọi là "huy hiệu xã hội chủ nghĩa". Nó có biểu tượng của nông nghiệp (cành sồilúa mì). Mặt trời mọc là tương lai của quốc gia Litva, ngôi sao đỏ cũng như búa liềm tượng trưng cho chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản và "cộng đồng xã hội chủ nghĩa toàn thế giới". Dải ruy băng đỏ mang khẩu hiệu của Liên Xô (Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!) bằng cả tiếng Ngatiếng Litva (Visų šalių proletarai, vienykitės!).[1] Từ viết tắt của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva chỉ được viết bằng tiếng LitvaLTSR (Lietuvos Tarybų Socialistinė Respublika). Quốc huy này có điểm khác biệt rất ít so với các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa như Estonia, Latvia, Moldavia...[1]

Vào tháng 11 năm 1988, Xô viết Tối cao của Litva đã thay thế quốc kỳ bằng Quốc kỳ Litvaquốc ca bằng Tautiška giesmė.[2] Litva là Cộng hòa Xô viết đầu tiên khôi phục các biểu tượng quốc gia. Tuy nhiên, quốc huy đã không được phục hồi. Quốc huy Litva truyền thống đã được công nhận là biểu tượng quốc gia, nhưng không được nâng lên vị thế của quốc huy[2] và điều đó chỉ được thực hiện vào tháng 3 năm 1990, cùng ngày Litva tuyên bố độc lập[3]. Quốc huy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva vẫn được sử dụng cho đến khi nền độc lập của Litva được Liên Xô công nhận vào ngày 6 tháng 9 năm 1991.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Rimša, Edmundas (2005). Heraldry: Past to Present. Versus aureus. p. 92. ISBN 9955-601-73-6.
  2. ^ a b Laurinavičius, Česlovas; Sirutavičius, Vladas (2008). Lietuvos istorija. Sąjūdis: nuo „Persitvarkymo" iki Kovo 11-osios (bằng tiếng Litva). XII, phần I. Baltos lankos. p. 198. ISBN 978-9955-23-164-6.
  3. ^ Zeleniakas, Artūras (20 tháng 11 năm 2012). "Lietuvos valstybės herbas" (bằng tiếng Litva). Seimas. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Là mảnh ghép cuối cùng của lịch sử của Enkanomiya-Watatsumi từ xa xưa cho đến khi Xà thần bị Raiden Ei chém chết
[Review] Soushuu Senshinkan Hachimyoujin: Common Route – First Impression
[Review] Soushuu Senshinkan Hachimyoujin: Common Route – First Impression
Là sản phẩm tiếp theo nằm trong Shinza Bansho của Masada sau Paradise Lost, Dies Irae, Kajiri Kamui Kagura
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Trên cao có một mặt trời tỏa sáng, và trong trái tim mỗi người dân Trung Quốc cũng có một mặt trời không kém phần rực đỏ - Mao Trạch Đông
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Khi những thanh âm đi xuyên qua, chạm đến cả những phần tâm hồn ẩn sâu nhất, đục đẽo những góc cạnh sần sùi, xấu xí, sắc nhọn thành