Quỹ đạo địa đồng bộ

Vệ tinh địa đồng bộ quay quanh Trái Đất.

Quỹ đạo địa đồng bộ (tiếng Anh: geosynchronous orbit, viết tắt là GSO) là quỹ đạo lấy Trái Đất làm tâm với chu kỳ quỹ đạo khớp với hiện tượng tự quay của Trái Đất quanh trục trong 23 giờ, 56 phút và 4 giây (một ngày thiên văn). Như vậy, đối với một quan sát viên trên bề mặt Trái Đất, sự đồng bộ chuyển động quay và chu kỳ quỹ đạo nghĩa là vật thể trên quỹ đạo địa đồng bộ sẽ trở về chính xác cùng một vị trí trên bầu trời sau một ngày. Trong khoảng thời gian một ngày đó, vật thể đó có thể đứng yên (so với bề mặt Trái Đất) hoặc vạch ra một đường cong analemma phụ thuộc vào độ nghiêngđộ lệch tâm của quỹ đạo. Quỹ đạo địa đồng bộ hình tròn sẽ có độ cao không đổi 35.786 km (22.236 mi) và đây cũng là bán trục lớn cho tất cả các quỹ đạo địa đồng bộ khác.

Một trường hợp đặc biệt của quỹ đạo địa đồng bộ là quỹ đạo địa tĩnh. Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo địa đồng bộ hình tròn nằm trong mặt phẳng xích đạo. Vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh luôn ở cùng một vị trí trên bầu trời đối với các quan sát viên đứng trên mặt đất. Nói chung, thuật ngữ địa đồng bộđịa tĩnh trong ngôn ngữ phổ thông có thể sử dụng thay thế cho nhau.

Các vệ tinh viễn thông thường được đặt địa tĩnh hoặc gần quỹ đạo địa tĩnh để các ăng-ten vệ tinh không phải di chuyển mà có thể luôn đặt hướng cố định vào vệ tinh đó trên bầu trời.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Quỹ đạo địa đồng bộ đôi khi được gọi là quỹ đạo Clarke sau khi nhà văn khoa học viễn tưởng Arthur C. Clarke đưa khái niệm này tới đại chúng.

Thuật ngữ quỹ đạo địa đồng bộ được George O. Smith giới thiệu lần đầu tiên với công chúng vào tháng 10 năm 1942 trong truyện đầu tiên của bộ truyện ngắn giả tưởng Venus Equilateral,[1] nhưng không đi sâu vào chi tiết. Nhà văn khoa học viễn tưởng người Anh Arthur C. Clarke phổ biến và mở rộng khái niệm này trong bài viết Extra-Terrestrial Relays – Can Rocket Stations Give Worldwide Radio Coverage? trên tạp chí Wireless World năm 1945. Trong phần giới thiệu, Clarke thừa nhận bài viết của mình chịu ảnh hưởng và có mối liên hệ với bộ truyện Venus Equilateral.[2][3] Quỹ đạo do Clarke lần đầu tiên mô tả rất có giá trị cho các vệ tinh viễn thông thu phát tín hiệu,[3] đôi khi còn được gọi là Quỹ đạo Clarke.[4] Tương tự, tập hợp các vệ tinh nhân tạo trong quỹ đạo này cũng được gọi là Vành đai Clarke.[5]

Syncom 2: Vệ tinh địa đồng bộ đầu tiên.

Trong thuật ngữ kỹ thuật, quỹ đạo địa đồng bộ thường được gọi là địa tĩnh khi nằm trên đường xích đạo, nhưng các thuật ngữ được sử dụng thay thế cho nhau.[6][7] Cụ thể trong một số tài liệu tiếng Anh, geosynchronous Earth orbit (GEO) (quỹ đạo Trái Đất địa đồng bộ) có thể đồng nghĩa với geosynchronous equatorial orbit (quỹ đạo cận xích đạo)[8] hoặc geostationary Earth orbit (quỹ đạo Trái Đất địa tĩnh).[9]

Vệ tinh địa đồng bộ đầu tiên do Harold Rosen thiết kế tại Hughes Aircraft vào năm 1959. Lấy cảm hứng từ Sputnik 1, ông muốn sử dụng một vệ tinh địa tĩnh (xích đạo địa đồng bộ) để toàn cầu hóa truyền thông. Truyền thông giữa Hoa Kỳ và châu Âu sau đó có thể hỗ trợ 136 người cùng lúc, phụ thuộc vào sóng cao tần và cáp biển.[10]

Suy nghĩ thông thường vào thời điểm đó là cần một lượng năng lượng tên lửa lớn để đưa vệ tinh vào quỹ đạo địa đồng bộ nhưng vệ tinh cũng không duy trì trên quỹ đạo được lâu so với chi phí đã bỏ ra,[11] vì vậy những nỗ lực ban đầu chỉ nhắm đưa vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp hoặc tầm trung. Khởi đầu trong số đó là các vệ tinh khí cầu Echo thụ động vào năm 1960, tiếp theo là Telstar 1 vào năm 1962.[12] Mặc dù các khó khăn gặp phải về cường độ tín hiệu và theo dõi đều có thể được giải quyết bằng các vệ tinh địa đồng bộ, giải pháp này được coi là không thực tế nên Hughes giữ lại kinh phí hỗ trợ.[13]

Năm 1961, nhóm của Rosen đã thiết kế một mẫu hình trụ đường kính 76 xentimét (30 in), chiều cao 38 xentimét (15 in), nặng 11,3 kilôgam (25 lb), kích thước và khối lượng vừa đủ để đưa vào quỹ đạo. Mẫu được ổn định quay với ăng-ten lưỡng cực phát sóng dạng hình bánh kếp.[14] Tháng 8 năm 1961, họ ký hợp đồng bắt đầu chế tạo vệ tinh thực sự. Do lỗi điện tử, Syncom 1 không đạt được mục tiêu, nhưng Syncom 2 đã thành công bay vào quỹ đạo địa đồng bộ năm 1963. Mặc dù quỹ đạo nghiêng vẫn cần di chuyển ăng-ten, vệ tinh đã có thể chuyển tiếp truyền hình, cho phép tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy điện đàm với thủ tướng Nigeria Abubakar Tafawa Balewa từ một con thuyền vào ngày 23 tháng 8 năm 1963.[13][15]

Ngày nay có hàng trăm vệ tinh địa đồng bộ dùng cho viễn thám, điều hướng và liên lạc.[16]

Mặc dù hầu hết các nơi tập trung đông dân cư trên thế giới hiện nay đều sử dụng phương tiện liên lạc mặt đất (vi ba, cáp quang) thường có lợi thế về độ trễ và băng thông, như 96% dân số được tiếp cận điện thoại và 90% có thể truy cập internet,[17] thì một số vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa ở các nước phát triển vẫn phụ thuộc vào liên lạc vệ tinh.[18][19]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Quỹ đạo địa tĩnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Vệ tinh địa tĩnh (màu lục) luôn cố định so với điểm đánh dấu trên xích đạo (màu nâu).

Quỹ đạo xích đạo địa tĩnh (GEO) là một quỹ đạo địa đồng bộ tròn trong mặt phẳng xích đạo với bán kính khoảng 42.164 km (26.199 mi) tính từ tâm Trái Đất.[20]:156 Vệ tinh trên quỹ đạo sẽ ở độ cao khoảng 35.786 km (22.236 mi) tính theo mực nước biển trung bình, cố định so với bề mặt Trái Đất. Như vậy, vệ tinh địa tĩnh sẽ lơ lửng tại một điểm cố định trên bầu trời bất kể ngày đêm, mắt quan sát viên sẽ thấy mặt trời, mặt trăng và sao chuyển động trên vòm trời phía sau nó. Quỹ đạo như vậy rất thích hợp cho các vệ tinh viễn thông.[21]

Một quỹ đạo địa tĩnh hoàn toàn ổn định chỉ tồn tại trong lý thuyết. Trong thực tế, vệ tinh trôi ra khỏi quỹ đạo này vì các nhiễu loạn như gió mặt trời, áp suất bức xạ, trọng trường biến thiên và hiệu ứng hấp dẫn từ Mặt TrăngMặt Trời, khi đó cần đến các động cơ đẩy để duy trì quỹ đạo cho vệ tinh trên trạm.[20]:156

Cuối cùng, nếu không sử dụng động cơ đẩy, quỹ đạo sẽ bị nghiêng, dao động trong khoảng từ 0° đến 15° sau mỗi 55 năm. Vào cuối vòng đời của vệ tinh, khi sắp hết nhiên liệu, đội vận hành có thể không điều chỉnh độ nghiêng nữa vì tốn nhiều năng lượng mà chỉ kiểm soát độ lệch tâm. Cách làm này kéo dài tuổi thọ của vệ tinh vì tiêu thụ ít nhiên liệu hơn, nhưng mặt hạn chế là chỉ có thể sử dụng với ăng-ten mặt đất chuyển động được theo hướng bắc-nam.[20] :156

Các vệ tinh địa tĩnh cũng sẽ có xu hướng trôi quanh một trong hai kinh độ ổn định 75° và 255° mà không cần giữ trạm.[20] :157

Quỹ đạo địa đồng bộ nghiêng hình elíp

[sửa | sửa mã nguồn]
Một quỹ đạo vệ tinh Quasi- Zenith.

Nhiều quỹ đạo địa đồng bộ bị lệch tâm và/hoặc nghiêng. Quan sát từ trạm mặt đất, độ lệch tâm làm cho quỹ đạo có hình elíp và xuất hiện dao động đông-tây, còn độ nghiêng quỹ đạo so với đường xích đạo làm xuất hiện dao động bắc-nam. Hai hiệu ứng này kết hợp thành một analemma (hình số 8).[20] :122

Vệ tinh trên quỹ đạo hình elíp hoặc lệch tâm phải được các trạm mặt đất ổn định theo dõi.[20]:122

Quỹ đạo tundra

[sửa | sửa mã nguồn]

Quỹ đạo tundra là một quỹ đạo địa đồng bộ do Nga phát minh cho phép duy trì vệ tinh ở vĩ độ cao. Quỹ đạo có độ nghiêng 63,4° và là một quỹ đạo đông cứng làm giảm nhu cầu giữ trạm.[22] Cần ít nhất hai vệ tinh để phủ sóng liên tục trên một khu vực.[23] Đài phát thanh vệ tinh Sirius XM sử dụng vệ tinh quỹ đạo này để cải thiện cường độ tín hiệu ở miền bắc Hoa Kỳ và Canada.[24]

Quỹ đạo Quasi-Zenith

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống vệ tinh Quasi-Zenith (QZSS) là một hệ thống ba vệ tinh hoạt động theo quỹ đạo địa đồng bộ ở độ nghiêng 42° và độ lệch tâm 0,075.[25] Mỗi vệ tinh nằm trên bầu trời Nhật Bản, cho phép tín hiệu tới máy thu đặt tại các khe đô thị sau đó nhanh chóng truyền tới Úc.[26]

Phóng vệ tinh

[sửa | sửa mã nguồn]
Ví dụ về việc chuyển từ Quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh (GTO) sang Quỹ đạo địa đồng bộ (GSO).
      EchoStar XVII. ·       Trái Đất.

Các vệ tinh địa đồng bộ được phóng về phía đông vào quỹ đạo đông-tây phù hợp với tốc độ quay của đường xích đạo. Độ nghiêng nhỏ nhất của vệ tinh khi phóng là vĩ độ của bệ phóng nên việc phóng vệ tinh gần xích đạo sẽ hạn chế thay đổi độ nghiêng cần thiết sau này. Ngoài ra, điểm phóng gần xích đạo sẽ lợi dụng được sự quay của Trái Đất để tăng tốc cho vệ tinh. Vị trí phóng được bố trí ở những nơi phải có nước hoặc sa mạc ở phía đông để khi thất bại thì tên lửa cũng không rơi vào khu vực đông dân cư.[27]

Phần lớn các tên lửa đẩy đều đưa các các vệ tinh địa đồng bộ thẳng vào quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh (GTO), quỹ đạo hình elip với viễn điểm ở độ cao GSO và cận điểm thấp. Năng lượng đẩy sau đó được dùng để nâng cao cận điểm, điều chỉnh để tiến vào quỹ đạo GSO.[28]

Quỹ đạo đề xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Vệ tinh statite

[sửa | sửa mã nguồn]

Statite[29] là một vệ tinh trên lý thuyết sử dụng buồm Mặt Trời lấy áp suất bức xạ từ mặt trời để điều chỉnh quỹ đạo.[30]

Vệ tinh sẽ ở khoảng vĩ độ 30 nằm trên phần tối của Trái Đất. Quan sát từ mặt đất, vệ tinh sẽ trở lại vị trí cũ cứ sau 24 giờ giống như quỹ đạo địa đồng bộ.[30][31]

Thang máy không gian

[sửa | sửa mã nguồn]

Quỹ đạo địa đồng bộ còn được áp dụng vào lý thuyết thang máy không gian. Khi gắn một đầu vào mặt đất, đối với độ cao bên dưới vành đai địa tĩnh, thang máy sẽ duy trì chu kỳ quỹ đạo ngắn hơn so với khi chỉ dùng trọng lực.[32]

Vệ tinh không còn sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Earth from space, surrounded by small white dots
Hình ảnh mô phỏng mảnh vụn không gian do máy tính tạo ra: hiển thị hai trường mảnh vụn quanh không gian địa đồng bộ và quỹ đạo Trái Đất tầm thấp.

Các vệ tinh địa đồng bộ cần có giữ trạm để ổn định vị trí. Còn một khi hết nhiên liệu đẩy và không còn hữu ích, vệ tinh được chuyển lên quỹ đạo tha ma cao hơn. Việc hủy quỹ đạo của vệ tinh là không khả thi vì tốn nhiều nhiên liệu hơn so với việc chỉ nới quỹ đạo lên cao một chút. Thực tế này cộng với lực cản không đáng kể của khí quyển khiến vệ tinh GSO có thể tồn tại hàng ngàn năm trên quỹ đạo.[33]

Quá trình kết thúc càng lúc càng được quy định cao hơn và các vệ tinh phải có 90% cơ hội di chuyển hơn 200 km ở ngoài vành đai địa tĩnh vào cuối đời.[34]

Mảnh vụn không gian

[sửa | sửa mã nguồn]

Các mảnh vụn không gian trong quỹ đạo địa đồng bộ thường có tốc độ va chạm thấp hơn tại quỹ đạo Trái Đất tầm thấp LEO do hầu hết các vệ tinh của quỹ đạo GSO nằm trong cùng một mặt phẳng, cùng độ cao và tốc độ; tuy nhiên, sự hiện diện của các vệ tinh trong quỹ đạo lệch tâm cho phép va chạm ở mức tối đa 4 km/s. Mặc dù tương đối khó xảy ra va chạm, khả năng các vệ tinh GSO tránh được bất kỳ mảnh vụn nào là rất hạn chế.[35]

Các mảnh vỡ có đường kính nhỏ hơn 10 cm không thể nhìn thấy từ Trái Đất, gây khó khăn cho việc đánh giá mức độ phổ biến của chúng.[36]

Bất chấp những nỗ lực để giảm thiểu rủi ro, các vụ va chạm trên không gian vẫn xảy ra. Ngày 11 tháng 8 năm 1993, vệ tinh viễn thông Olympus-1 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã bị một thiên thạch va đập vào và phải chuyển lên quỹ đạo tha ma.[37] Năm 2006, vệ tinh liên lạc Express-AM11 của Nga đã bị một vật thể không rõ đụng phải và mất hoạt động,[38] mặc dù các kỹ sư điều khiển có đủ thời gian để đưa vệ tinh vào quỹ đạo tha ma. Năm 2017, cả AMC-9 và Telkom-1 đã bị vỡ hỏng mà không rõ nguyên nhân.[36][39][40]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Quỹ đạo của một vệ tinh địa đồng bộ có độ nghiêng, từ góc quan sát nhìn từ Trái Đất (ECI) và từ quan sát viên quay cùng tốc độ quanh Trái Đất (ECEF).

Quỹ đạo địa đồng bộ có các thuộc tính sau:

  • Chu kỳ: 1.436 phút (một ngày thiên văn)
  • Bán trục lớn: 42.164 km[20]:121

Tất cả các quỹ đạo địa đồng bộ đều có chu kỳ chính xác bằng một ngày thiên văn.[41] Điều này có nghĩa là vệ tinh sẽ trở về cùng một điểm trên bề mặt Trái Đất sau mỗi ngày thiên văn, không phụ thuộc các thuộc tính khác.[20]:121[42] Chu kỳ quỹ đạo T liên quan trực tiếp đến bán trục lớn của quỹ đạo theo công thức:

với:

a là độ dài bán trục lớn của quỹ đạo
là tham số hấp dẫn tiêu chuẩn tại trọng tâm.[20]:137

Độ nghiêng

[sửa | sửa mã nguồn]

Một quỹ đạo địa đồng bộ có thể có một độ nghiêng bất kỳ.

Vệ tinh thường có độ nghiêng bằng 0, đảm bảo quỹ đạo luôn được giữ trên đường xích đạo. Như vậy vệ tinh có vĩ độ không đổi đối với quan sát viên mặt đất (hoặc theo hệ địa tâm ECEF).[20]:122

Độ nghiêng phổ biến khác là 63,4° với quỹ đạo tundra, giá trị này đảm bảo cho acgumen cận điểm của quỹ đạo không đổi theo thời gian.[22]

Hình chiếu quỹ đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trường hợp quỹ đạo địa tĩnh, hình chiếu quỹ đạo trên mặt đất của vệ tinh chỉ là một điểm duy nhất trên đường xích đạo. Khái quát chung cho quỹ đạo địa đồng bộ có độ nghiêng hoặc độ lệch tâm khác 0, hình chiếu quỹ đạo trên mặt đất là một hình số 8 biến dạng, lặp lại sau mỗi ngày thiên văn.[20]:122

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "(Thông điệp Korvus được gửi đi) tới tòa nhà nhỏ ở ngoại ô Northern Landing. Nó lao nhanh trên bầu trời... và tín hiệu đến trạm tiếp sóng trong tình trạng suy giảm và yếu ớt,... và đến được trạm không gian chỉ 500 dặm ngay trên đầu thành phố North Landing."Smith, George O. (1976). The Complete Venus Equilateral [Trọn bộ Venus Equilateral] (bằng tiếng Anh). New York: Ballantine Books. tr. 3–4. ISBN 978-0-345-28953-7.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  2. ^ "Do đó, rất có thể những câu chuyện này đã ảnh hưởng đến tiềm thức tôi khi... tôi tìm ra nguyên tắc của vệ tinh liên lạc đồng bộ...", McAleer, Neil (1992). Arthur C. Clarke. Contemporary Books. tr. 54. ISBN 978-0-809-24324-2.
  3. ^ a b Clarke, Arthur C. (tháng 10 năm 1945). “Extra-Terrestrial Relays – Can Rocket Stations Give Worldwide Radio Coverage?” [Trạm trung gian ngoài mặt đất - Trạm tên lửa có thể phủ sóng vô tuyến toàn cầu?] (PDF). Wireless World (bằng tiếng Anh): 305–308. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ Phillips Davis (biên tập). “Basics of Space Flight Section 1 Part 5, Geostationary Orbits” [Cơ bản về du hành không gian, Mục 1, Phần 5, Quỹ đạo địa tĩnh] (bằng tiếng Anh). NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  5. ^ Mills, Mike (ngày 3 tháng 8 năm 1997). “Orbit Wars: Arthur C. Clarke and the Global Communications Satellite” [Chiến tranh quỹ đạo: Arthur C. Clarke và vệ tinh truyền thông toàn cầu]. The Washington Post Magazine (bằng tiếng Anh): 12–13. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  6. ^ Kidder, S.Q. (2015). “Satellites and satellite remote senssing: Orbits” [Vệ tinh và viễn thám vệ tinh: quỹ đạo]. Trong North, Gerald; Pyla, John; Zhang, Fuqing (biên tập). Encyclopedia of Atmospheric Sciences [Bách khoa toàn thư về khoa học khí quyển] (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 2). Elsiver. tr. 95–106. doi:10.1016/B978-0-12-382225-3.00362-5. ISBN 978-0-12-382225-3. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2019.
  7. ^ Brown, C. D. (1998). Spacecraft Mission Design [Thiết kế hỏa tiễn không gian] (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 2). AIAA Education Series. tr. 81. ISBN 978-1-60086-115-4. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ “Ariane 5 User's Manual Issue 5 Revision 1” (PDF). Ariane Space. tháng 7 năm 2011. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  9. ^ “What is orbit?” [Quỹ đạo là gì?] (bằng tiếng Anh). NASA. ngày 25 tháng 10 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020. Vệ tinh được gắn với một số địa điểm trên mặt đất là quỹ đạo Trái Đất địa đồng bộ (GEO)... Vệ tinh để bay vào GEO trước hết có quỹ đạo elíp với viễn điểm khoảng 23.000 dặm. Sau đó bắn động cơ hỏa tiễn ở viễn điểm khiến quỹ đạo thành hình tròn. Quỹ đạo địa đồng bộ cũng được gọi là địa tĩnh.
  10. ^ McClintock, Jack (ngày 9 tháng 11 năm 2003). “Communications: Harold Rosen – The Seer of Geostationary Satellites” [Truyền thông: Harold Rosen – Tiên đoán về vệ tinh địa tĩnh]. Discover Magazine (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  11. ^ Perkins, Robert (ngày 31 tháng 1 năm 2017). Harold Rosen, 1926–2017. Caltech. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  12. ^ Glover, Daniel R. (1997). “Chapter 6: NASA Experimental Communications Satellites, 1958-1995”. Trong Andrew J Butrica (biên tập). Beyond The Ionosphere: Fifty Years of Satellite Communication [Ngoài tầng điện ly: 50 năm truyền thông vệ tinh] (bằng tiếng Anh). NASA. Bibcode:1997bify.book.....B. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2020.
  13. ^ a b Vartabedian, Ralph (ngày 26 tháng 7 năm 2013). “How a satellite called Syncom changed the world” [Vệ tinh Syncom thay đổi thế giới ra sao]. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  14. ^ David R. Williams (biên tập). “Syncom 2”. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  15. ^ “World's First Geosynchronous Satellite Launched” [Phóng vệ tinh địa đồng bộ đầu tiên trên thế giới]. History Channel (bằng tiếng Anh). Foxtel. 19 tháng 6 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  16. ^ Howell, Elizabeth (24 tháng 4 năm 2015). “What Is a Geosynchronous Orbit?” [Quỹ đạo địa đồng bộ là gì?]. Space.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  17. ^ “ITU releases 2018 global and regional ICT estimates” [ITU phát hành ấn bản ước lượng ICT khu vực và toàn cầu 2018] (bằng tiếng Anh). International Telecommunications Union. 7 tháng 12 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  18. ^ Thompson, Geoff (ngày 24 tháng 4 năm 2019). “Australia was promised superfast broadband with the NBN. This is what we got” [Úc được hứa hẹn có băng thông rộng siêu nhanh với NBN. Và đây là sự thực] (bằng tiếng Anh). ABC. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  19. ^ Tibken, Shara (ngày 22 tháng 10 năm 2018). “In farm country, forget broadband. You might not have internet at all. 5G is around the corner, yet pockets of America still can't get basic internet access” [Hãy quên băng thông rộng ở nông thôn đi. Có thể còn không có internet] (bằng tiếng Anh). CNET. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  20. ^ a b c d e f g h i j k Wertz, James Richard; Larson, Wiley J. (1999). Larson, Wiley J.; Wertz, James R. (biên tập). Space Mission Analysis and Design [Thiết kế và phân tích hỏa tiễn không gian] (bằng tiếng Anh). Microcosm Press and Kluwer Academic Publishers. Bibcode:1999smad.book.....W. ISBN 978-1-881883-10-4.
  21. ^ “Orbits” [Quỹ đạo] (bằng tiếng Anh). ESA. 4 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  22. ^ a b Maral, Gerard; Bousquet, Michel (ngày 24 tháng 8 năm 2011). “2.2.1.2 Tundra Orbits”. Satellite Communications Systems: Systems, Techniques and Technology. ISBN 978-1-119-96509-1.
  23. ^ Jenkin, A.B.; McVey, J.P.; Wilson, J.R.; Sorge, M.E. (2017). Tundra Disposal Orbit Study. 7th European Conference on Space Debris. ESA Space Debris Office. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2017.
  24. ^ “Sirius Rising: Proton-M Ready to Launch Digital Radio Satellite Into Orbit” [Sirius trỗi dậy: Proton-M sẵn sàng phóng vệ tinh vô tuyến kỹ thuật số vào quỹ đạo]. AmericaSpace (bằng tiếng Anh). 18 tháng 10 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  25. ^ Japan Aerospace Exploration Agency (ngày 14 tháng 7 năm 2016), Interface Specifications for QZSS, version 1.7, tr. 7–8, Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2013, truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2020
  26. ^ “Quasi-Zenith Satellite Orbit (QZO)” [Quỹ đạo vệ tinh Quasi-Zenith (QZO)] (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  27. ^ “Launching Satellites” [Phóng vệ tinh]. EUMETSAT (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  28. ^ Davis, Jason (17 tháng 1 năm 2014). “How to get a satellite to geostationary orbit” [Cách đưa vệ tinh vào quỹ đạo địa tĩnh] (bằng tiếng Anh). The Planetary Society. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  29. ^ Chơi chữ ghép giữa static (tĩnh) với satellite (vệ tinh), có thể gọi là"vệ tĩnh"
  30. ^ a b Đăng ký phát minh US 5183225, "Statite: Spacecraft That Utilizes Sight Pressure and Method of Use", trao vào ngày 2 tháng 2 năm 1993 
  31. ^ “Science: Polar 'satellite' could revolutionise communications”. New Scientist (1759). ngày 9 tháng 3 năm 1991. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2019.
  32. ^ Edwards, Bradley C. (1 tháng 3 năm 2003). “The Space Elevator NIAC Phase II Final Report” [Báo cáo cuối về thang máy không gian NIAC pha II] (PDF) (bằng tiếng Anh). NASA Institute for Advanced Concepts. tr. 26. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  33. ^ “Frequently Asked Questions: Orbital Debris” [Câu hỏi thường gặp: mảnh vụn quỹ đạo] (bằng tiếng Anh). NASA. 2 tháng 9 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  34. ^ EUMETSAT (3 tháng 4 năm 2017). “Where old satellites go to die” [Vệ tinh già cỗi đi về đâu]. phys.org (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  35. ^ Stephens, Marric (12 tháng 12 năm 2017). “Space debris threat to geosynchronous satellites has been drastically underestimated” [Mảnh vỡ không gian đe dọa tới vệ tinh địa đồng bộ đã bị đánh giá thấp]. Physics World (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  36. ^ a b Henry, Caleb (30 tháng 8 năm 2017). “ExoAnalytic video shows Telkom-1 satellite erupting debris” [Video ExoAnalytic cho thấy vệ tinh Telkom-1 bắn ra mảnh vỡ]. SpaceNews.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  37. ^ "The Olympus failure" ESA press release, ngày 26 tháng 8 năm 1993. Lưu trữ 2007-09-11 tại Wayback Machine
  38. ^ “Notification for Express-AM11 satellite users in connection with the spacecraft failure” [Thông báo cho người dùng vệ tinh Express-AM11 mất kết nối] (bằng tiếng Anh). Russian Satellite Communications Company. 19 tháng 4 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020 – qua Spaceref.
  39. ^ Dunstan, James E. (30 tháng 1 năm 2018). “Do we care about orbital debris at all?” [Chúng ta có quan tâm đến mảnh vụn không gian?]. SpaceNews.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  40. ^ “AMC 9 Satellite Anomaly associated with Energetic Event & sudden Orbit Change” [Sự bất thường của vệ tinh AMC 9 liên quan đến vấn đề về năng lượng và bất ngờ phải chuyển quỹ đạo]. spaceflight101.com (bằng tiếng Anh). 20 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  41. ^ Chobotov, Vladimir biên tập (1996). Orbital Mechanics [Cơ học quỹ đạo] (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 2). Washington, DC: AIAA Education Series. tr. 304. ISBN 9781563471797. OCLC 807084516.
  42. ^ Vallado, David A. (2007). Fundamentals of Astrodynamics and Applications [Nguyên tắc cơ bản của động học vũ trụ và thực hành] (bằng tiếng Anh). Hawthorne, CA: Microcosm Press. tr. 31. OCLC 263448232.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ethereum, Cosmos, Polkadot và Solana, hệ sinh thái nhà phát triển của ai là hoạt động tích cực nhất?
Ethereum, Cosmos, Polkadot và Solana, hệ sinh thái nhà phát triển của ai là hoạt động tích cực nhất?
Làm thế nào các nền tảng công nghệ có thể đạt được và tăng giá trị của nó trong dài hạn?
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Mucchan là nữ, sinh ra trong một gia đình như quần què, và chịu đựng thằng bố khốn nạn đánh đập bạo hành suốt cả tuổi thơ và bà mẹ
Nhân vật Aoi Todo trong Jujutsu Kaisen
Nhân vật Aoi Todo trong Jujutsu Kaisen
Aoi Todo là một thanh niên cao lớn, có chiều cao tương đương với Satoru Gojo. Anh ta có thân hình vạm vỡ, vạm vỡ và làn da tương đối rám nắng
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Từ xa xưa, người Hi Lạp đã thờ cúng các vị thần tối cao và gán cho họ vai trò cai quản các tháng trong năm