Thám hiểm không gian

Những cột mốc trong lịch sử chinh phục vũ trụ của loài người

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24/12/1979: phi thuyền Arian đầu tiên của châu Âu được phóng lên. châu Âu trở thành đối thủ đáng gờm trong công cuộc chinh phục vũ trụ.

Ngày 12/04/1981: chuyến bay đầu tiên của phi thuyền Columbia.

Ngày 24/06/1982: Jean-Loup Chrétien trở thành người Pháp đầu tiên bay vào vũ trụ.

Ngày 28/01/1986: 7 phi hành gia người Mỹ đã thiệt mạng trên tàu con thoi Challenger. Các chuyến bay bị hoãn lại 2 năm sau đó.

Ngày 19/02/1986: phóng trạm không gian MIR thế hệ thứ ba của Nga. Trạm vũ trụ này ngừng hoạt động vào tháng 3 năm 2001.

Ngày 25/04/1990: kính thiên văn vũ trụ Hubble được đưa lên quỹ đạo.

Ngày 02/11/2000: hai phi hành gia của Nga và một của Mỹ trở thành cư dân đầu tiên của trạm ISS.

Ngày 17/01/2003: một quan chức của Trung Quốc tuyên bố về chuyến phóng Thần Châu V.

Ngày 01/02/2003: phi thuyền Columbia của Mỹ bị nổ, cướp đi sinh mạng của 7 phi hành gia.

Ngày 08/09/2003: truyền hình Trung Quốc chính thức xác nhận chuyến bay của phi thuyền Thần Châu V vào ngày 15/10.

Niên biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
Thời gian Thành tích đi đầu Quốc gia Dự án/Phi thuyền
3 tháng 10 năm 1942 Tên lửa đạt độ cao 100 km Đức Quốc xã Tên lửa V2, chương trình quân sự
Tháng 7, 1946 đưa sinh vật vào không gian (ruồi giấm) Hoa Kỳ-Cục Tên lửa đạn đạo Lục quân (ABMA) Tên lửa V2
21 tháng 8 năm 1957 Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Liên Xô R-7 Semyorka/SS-6 Sapwood
4 tháng 10 năm 1957 Vệ tinh nhân tạo Liên Xô Sputnik 1
3 tháng 11 năm 1957 Đưa sinh vật lên quỹ đạo (chó Laika, chết sau vài ngày) Liên Xô Sputnik 2
31 tháng 1 năm 1958 Khám phá Vành đai bức xạ Van Allen Hoa Kỳ-ABMA Explorer I
15 tháng 5 năm 1958 Phòng thí nghiệm trong không gian Liên Xô Sputnik 3
1 tháng 10 năm 1958 Thành lập một cơ quan không gian cho Hoa Kỳ Hoa Kỳ NASA (Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia)
18 tháng 12 năm 1958 Vệ tinh viễn thông Hoa Kỳ-ABMA Chương trình SCORE
2 tháng 1 năm 1959 Đến phạm vi của Mặt Trăng Liên Xô Luna 1
17 tháng 2 năm 1959 Vệ tinh thời tiết Hoa Kỳ-NASA (Phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ, NRL)1 Vanguard 2
14 tháng 9 năm 1959 Rơi xuống Mặt Trăng (cách địa điểm đã định 250 km) Liên Xô Luna 2
7 tháng 8 năm 1959 Hình ảnh Trái Đất từ không gian Hoa Kỳ Explorer 6
4 tháng 10 năm 1959 Hình ảnh phía bên kia của Mặt Trăng Liên Xô Luna 3
11 tháng 3 năm 1960 Vệ tinh nhân tạo của Mặt Trời Hoa Kỳ Pioneer 5
18 tháng 8 năm 1960 Vệ tinh do thám Không lực Hoa Kỳ KH-1 9009
12 tháng 4 năm 1961 Đưa người lên quỹ đạo (Yuri Gagarin - bay quanh Trái Đất 1 vòng và hạ cánh sau 1h 48m) Liên Xô Vostok 1
5 tháng 5 năm 1961 Người Mỹ trong không gian (Alan Shepard - chuyến bay kéo dài 15 phút) Hoa Kỳ Mercury 3
25 tháng 5 năm 1961 John F. Kennedy tuyên bố dự án đưa người lên Mặt Trăng Hoa Kỳ Chương trình Apollo
20 tháng 2 năm 1962 Bay quanh Trái Đất 3 vòng (John Glenn) Hoa Kỳ Mercury 6
27 tháng 8 năm 1962 Bay tới gần Sao Kim Hoa Kỳ Mariner 2
1 tháng 11 năm 1962 Bay tới gần Sao Hỏa (nhưng mất liên lạc) Liên Xô Mars 1
16 tháng 6 năm 1963 Đưa phụ nữ lên không gian (Valentina Vladimirovna Tereshkova) Liên Xô Vostok 6
28 tháng 11 năm 1964 Bay tới gần Sao Hỏa Hoa Kỳ Mariner 4
18 tháng 3 năm 1965 Đi bộ ngoài không gian (Aleksei Arkhipovich Leonov) Liên Xô Voskhod 2
15 tháng 12 năm 1965 Đấu nối trên quỹ đạo Hoa Kỳ Gemini 6A/Gemini 7
3 tháng 2 năm 1966 Đáp xuống Mặt Trăng Liên Xô Luna 9
1 tháng 3 năm 1966 Rơi xuống hành tinh khác (Sao Kim) Liên Xô Venera 3
3 tháng 4 năm 1966 Vệ tinh nhân tạo của Mặt Trăng Liên Xô Luna 10
27 tháng 1 năm 1967 Tai nạn trong thử nghiệm, 3 chết (Gus Grissom, Edward Higgins White, Roger B. Chaffee) Hoa Kỳ Apollo 1
24 tháng 4 năm 1967 Tai nạn khi phi thuyền đáp, 1 chết (Vladimir Mikhailovich Komarov) Liên Xô Soyuz 1
21 tháng 12 năm 1968 Vệ tinh nhân tạo (có người lái) của Mặt Trăng Hoa Kỳ Apollo 8
21 tháng 7 năm 1969 Con người đặt chân lên Mặt Trăng (Neil ArmstrongBuzz Aldrin) Hoa Kỳ Apollo 11
15 tháng 4 năm 1970 Trở về Trái Đất an toàn sau tai nạn Hoa Kỳ Apollo 13
17 tháng 11 năm 1970 Thiết bị thăm dò Mặt Trăng Liên Xô Lunakhod 1
15 tháng 12 năm 1970 Đáp xuống hành tinh khác (Sao Kim) Liên Xô Venera 7
23 tháng 4 năm 1971 Trạm không gian Liên Xô Salyut 1
29 tháng 6 năm 1971 Tai nạn khi trở vào khí quyển, 3 chết (Georgiy Timofeyevich Dobrovolskiy, Vladislav Nikolayevich VolkovViktor Ivanovich Patsayev) Liên Xô Soyuz 11
27 tháng 11 năm 1971 Vệ tinh nhân tạo của Sao Hỏa Liên Xô Mars 2
2 tháng 12 năm 1971 Đáp xuống Sao Hỏa Liên Xô Mars 3
14 tháng 5 năm 1973 Trạm không gian của Mỹ Hoa Kỳ Skylab
3 tháng 12 năm 1973 Bay tới gần Sao Mộc Hoa Kỳ Pioneer 10
29 tháng 3 năm 1974 Bay tới gần Sao Thủy Hoa Kỳ Mariner 10

1Chương trình Vanguard được chuyển giao từ Phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ (NRL) cho NASA ngay trước cuộc phóng.

Thời gian Thành tích đi đầu Quốc gia Dự án/Phi thuyền
31 tháng 5 năm 1975 Thành lập một cơ quan không gian không thuộc Hoa Kỳ hay Liên Xô Liên minh châu Âu ESA (Cơ quan Không gian châu Âu)
15 tháng 7 năm 1975 Chuyến bay có người đa quốc gia Liên Xô Hoa Kỳ Chương trình thử nghiệm Apollo-Soyuz
2 tháng 3 năm 1978 Nước thứ ba có người vào không gian Tiệp Khắc Soyuz 28
12 tháng 4 năm 1981 Tàu con thoi Hoa Kỳ-NASA Columbia
13 tháng 6 năm 1983 Vượt qua quỹ đạo Sao Hải Vương Hoa Kỳ Pioneer 10
2 tháng 12 năm 1990 Chuyến bay thương mại (có người) Nga Nhật Bản Soyuz TM-11
7 tháng 7 năm 1998 Phóng phi thuyền từ tàu ngầm Nga K-407
28 tháng 4 năm 2001 Du lịch không gian Nga Hoa Kỳ Soyuz TM-32
15 tháng 10 năm 2003 Nước thứ ba tự đưa người vào không gian Trung Quốc Thần Châu 5
21 tháng 6 năm 2004 Chuyến bay tư nhân Hoa Kỳ-Mojave Aerospace Ventures SpaceShipOne 15P

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan