Ngài Arthur Charles ClarkeCBEFRAS (16 tháng 12 năm 1917 – 19 tháng 3 năm 2008) là một nhà văn khoa học viễn tưởng, nhà văn khoa học, nhà tương lai học,[3] nhà phát minh, nhà thám hiểm biển, và người dẫn chương trình truyền hình người Anh.
Ông đồng sáng tác kịch bản cho bộ phim năm 1968 2001: A Space Odyssey, được coi là một trong những bộ phim có ảnh hưởng nhất mọi thời đại.[4][5] Ông đã viết rất nhiều tác phẩm và bài tiểu luận cho những tạp chí nổi tiếng. Vào năm 1961, ông nhận Giải Kalinga, một giải thưởng của UNESCO cho phổ biến khoa học. Những tác phẩm khoa học và khoa học viễn tưởng khiến ông có biệt danh "Nhà tiên tri của Kỷ nguyên Không gian".[6] Những tác phẩm khoa học viễn tưởng cũng giúp ông nhận được giải Hugo và Nebula, và cùng với một lượng độc giả lớn, đã khiến ông trở thành tượng đài của thể loại này.
Clarke cũng là một người ủng hộ du hành vũ trụ. Vào năm 1934, khi vẫn còn là một thiếu niên, ông tham gia vào Hội Liên hành tinh Anh Quốc. Vào năm 1945, ông đề xướng một hệ thống liên lạc vệ tinh sử dụng quỹ đạo địa tĩnh. Ông là chủ tịch của Hội Liên hành tinh Anh Quốc từ năm 1946 tới năm 1947 và một lần nữa từ năm 1951–1953.[7]
Clarke định cư ở Xây-lan (giờ là Sri Lanka) vào năm 1956 do sở thích lặn biển của mình.[8] Cùng năm đó, ông đã phát hiện ra tàn tích dưới nước của Đền Koneswaram ở Trincomalee. Clarke trở nên nổi tiếng hơn vào thập niên 1980, khi làm người dẫn chương trình của nhưng chương trình như là Arthur C. Clarke's Mysterious World. Ông sống ở Sri Lanka ch tới cuối đời.[9]
Clarke được trao danh hiệu Chỉ huy Đế quốc Anh (CBE) vào năm 1989.[10] Ông được phong tước hiệp sĩ vào năm 1998[11][12] và được trao danh hiệu dân sự cao nhất của Sri Lanka, Sri Lankabhimanya, vào năm 2005.[13]
Clarke nhận Huy chương Stuart Ballantine từ Viện Franklin vì những ý tưởng về vệ tinh liên lạc,[14][15] cùng với nhiều danh hiệu khác.[16] Ông đã nhận hơn một tá giải thưởng văn học hàng năm nhờ những tác phẩm khoa học viễn tưởng của mình.[17]
Vào năm 1956, Clarke thắng Giải Hugo nhờ truyện ngắn "Ngôi sao".[18]
Clarke thắng giải thưởng của UNESCO–Giải Kalinga vì đã Phổ biến Khoa học vào năm 1961.[19]
Vào năm 1986, ông được bầu vào Học viện Kỹ thuật Quốc giavì ý tưởng về vệ tinh liên lạc địa tĩnh, và những đóng góp khác về sử dụng và hiểu biết về không gian
Vào năm 1988, ông được trao Bằng Danh dự (Tiến sĩ Văn học) bởi Đại học Bath.[29]
Độc giả của tạp chí Interzone bầu chọn ông là tác giả khoa học viễn tưởng hay thứ hai mọi thời đại từ năm 1988–1989.[17]
Ông nhận danh hiệu CBE vào năm 1989,[10] và được phong tước hiệp sĩ vào năm 2000.[11][30][31]
Vào năm 2003, Clarke được trao Giải Công nghệ của Ngày hội Công nghệ Telluride, nơi ông xuất hiện trên sân khấu thông qua ảnh ba chiều with a cùng với nhóm bạn cũ bao gồm Jill Tarter, Neil Armstrong, Lewis Branscomb, Charles Townes, Freeman Dyson, Bruce Murray, và Scott Brown.
Vào năm 2004, Clarke nhận Giải Heinlein vì những thành quả xuất sắc trong khoa học viễn tưởng nagwj và khoa học định hướng.[35]
Vào ngày 14 tháng 11 năm 2005, Sri Lanka trao Clarke danh hiệu dân sự cao nhất, Sri Lankabhimanya(Niềm kiêu hãnh của Sri Lanka), vì những đóng góp vào khoa học và công nghệ cũng như là sự tận tâm đối với đất nước này.[36]
^Liukkonen, Petri. “Arthur C. Clarke”. Books and Writers (kirjasto.sci.fi). Finland: Kuusankoski Public Library. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2008.
^"Arthur C. Clarke – Summary Bibliography". (ISFDB). Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013. Select a title to see its linked publication history and general information. Select a particular edition (title) for more data at that level, such as a front cover image or linked contents.
^Adams, Tim (12 tháng 9 năm 1999). “Man on the moon”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
^Caiman, Roche (20 tháng 3 năm 2008). “Remembering Arthur C. Clarke”. Nature Seychelles. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2008.
^“Arthur C. Clarke”. The Franklin Institute. 10 tháng 1 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2014.
^“Arthur C Clarke nominated for Nobel”. Moon Miners' Manifesto. Artemis Society International (#92). tháng 2 năm 1996. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2008.
^Peebles, Curtis. “Names of US manned spacecraft”. Spaceflight, Vol. 20, 2, Fev. 1978. Spaceflight. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2008.
^“1972 Nebula Awards”. The Nebula Awards®. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2018.
^“1997 Inductees”. Science Fiction and Fantasy Hall of Fame. Mid American Science Fiction and Fantasy Conventions. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2013.