Quan hệ giữa Nguyễn Ánh và người Pháp đề cập tới các quan hệ ngoại giao và hợp tác của Nguyễn Ánh, vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn với người Pháp kéo dài từ năm 1777 đến 1820. Từ năm 1777, giám mục Pigneau de Behaine, thuộc Hội Thừa sai Paris, đã bảo vệ chúa Nguyễn Ánh trước các cuộc truy đuổi của quân Tây Sơn. Pigneau de Behaine đã đi Pháp để cầu viện quân sự và đã đạt được Hiệp ước Versailles năm 1787, một hiệp ước ký kết giữa vua Pháp là Louis XVI và chúa Nguyễn Ánh. Nội dung chủ yếu là Nguyễn Ánh đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp, đổi lại Pháp đồng ý đưa quân và vũ khí sang đánh nhà Tây Sơn.
Do nhiều yếu tố, đặc biệt là cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 lật đổ Hoàng gia, nên nước Pháp đã không thi hành Hiệp ước Versailles 1787. Tuy vậy, Bá Đa Lộc vẫn tìm cách thực hiện việc giúp đợ Nguyễn Ánh bằng các kêu gọi được sự giúp đỡ của nhưỡng thương nhân, nhà phiêu lưu, binh lính và sĩ quan Pháp. Việc này đã giúp cho Nguyễn Ánh hiện đại hóa quân đội của mình, giúp ông trong cuộc chiến của mình với Tây Sơn, Một số sĩ quan Pháp về sau trở thành quan trong triều đình nhà Nguyễn. Người cuối cùng trong số họ rời khỏi Việt Nam năm 1824 khi vị vua không ưa người Pháp là Minh Mạng kế vị Gia Long.
Tuy nhiên về sau, Hiệp ước Versailles năm 1787 vẫn trở thành một di họa đối với Việt Nam. Pháp đã dựa vào Hiệp ước này để làm cớ yêu cầu nhà Nguyễn cắt đất, và sau đó xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Sau này tác giả Faure chép truyện Bá Đa Lộc, có nuối tiếc rằng nếu Hiệp ước được thi hành thì Pháp có thể chiếm Việt Nam sớm hơn mấy chục năm:
Lần đầu tiên người Pháp can thiệp vào các trận đánh giữa quân Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn là vào năm 1777, khi Nguyễn Ánh lên 15 tuổi, đang chạy trốn khỏi cuộc truy đuổi của quân Tây Sơn và đã đến nương tựa ở chỗ Pigneau de Behaine ở phía nam Hà Tiên.[2] Pigneau de Behaine và cộng đồng Công giáo của ông ở Hà Tiên lúc đó đã giúp Nguyễn Ánh tị nạn ở đảo Pulo Panjang.[2]
Những sự kiện này đã thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ giữa Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine), người có vai trò quan trọng trong việc che chở cho Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh đã chiếm lại Sài Gòn vào tháng 11 năm 1777 và toàn bộ Nam Kỳ và đã được các tướng tôn làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính khi mới 17 tuổi.
Kể từ năm 1787, với sự giúp đỡ mạnh mẽ hơn của người Pháp thông qua giám mục Pigneau de Béhaine (tức Bá Đa Lộc), Nguyễn Ánh quay trở lại Gia Định. Trước đó, ngày 25 tháng 1 năm 1787, Bá Đa Lộc (giáo sĩ người Pháp làm cố vấn cho Nguyễn Ánh) đã thay mặt Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Versailles (1787) với Pháp. Theo đó, vua Pháp đồng ý cử sang 4 chiếc tàu chiến và một đạo binh: 1.200 lục quân, 200 pháo binh, 250 lính da đen ở Phi Châu (Cafres) và đủ các thứ súng ống thuốc đạn để đánh Tây Sơn. Ngược lại, sau khi chiến thắng, Nguyễn Ánh phải nhường đứt cho nước Pháp cửa Hội An (Faifo) và đảo Côn Lôn (Poulo-Condore), chủ quyền các vùng đất đó sẽ vĩnh viễn thuộc về nước Pháp ngay lúc quân đội Pháp chiếm đóng hòn đảo nói trên. Đúng lúc đó thì nước Pháp xảy ra Cách mạng, vua Pháp không thực hiện Hiệp ước nhưng Bá đa lộc đã kêu gọi các thương nhân người Pháp trợ giúp cho Nguyễn Ánh.[3]
Các hoạt động quyên góp tiền sau này hay xây dựng, sửa sang thành Gia Định, Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên, Biên Hòa, Bà Rịa, huấn luyện cơ đội pháo thủ, tổ chức bộ binh và rèn luyện tập binh lính theo lối châu Âu, trung gia mua tàu chiến và vũ khí... đều có sự góp sức của những người Pháp mà do Bá Đa Lộc chiêu mộ, kêu gọi.[3] Việc củng cố Gia Định cộng thêm sự giúp đỡ của người Pháp đã giúp cho thế lực của Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, có thể đối đầu với Tây Sơn.
Nhà nghiên cứu Maybon, trong cuốn sách "La Relation Bissachère và Histoire moderne du pays d'Annam", in năm 1920 tổng kết công trạng của những người Pháp do Bá Đa Lộc chiêu mộ trong việc trợ giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn như sau:
Một số người Pháp và ngoại quốc theo Bá Đa Lộc trợ giúp Nguyễn Ánh:[4][5][6]
Ở đất nước láng giềng Cao Miên, một cuộc binh biến của phe ủng hộ Nguyễn Ánh đã nổ ra và đã lật đổ phe ủng hộ Xiêm La của vua Ang Non. Năm 1780, quân Nguyễn Ánh đã can thiệp và Pigneau đã giúp họ giành được vũ khí từ người Bồ Đào Nha. Bá Đa Lộc thậm chí còn bị người Bồ Đào Nha cáo buộc đã chế tạo vũ khí cho quân Nguyễn Ánh, đặc biệt là lựu đạn, một loại vũ khí mới đối với khu vực Đông Nam Á.[7] Pigneau de Behaine cũng tổ dàn xếp việc cung cấp 3 chiếc tàu chiến Bồ Đào Nha cho Nguyễn Ánh.[8] Trong các cuộc trợ giúp vũ khí này, Pigneau đã được một người Pháp tên là Manuel hỗ trợ.[8] Các nhân chứng thời đó đã mô tả rõ vai trò quân sự của Pigneau:
Linh mục Pierre Joseph Georges, một người quốc tịch Pháp, đã được lựa chọn để xử lý các vấn đề chiến tranh nhất định.
— J. da Fonceca e Sylva, 1781.[9]