Đảo Thổ Chu

Đảo Thổ Chu
Ảnh chụp vệ tinh đảo Thổ Chu
Đảo Thổ Chu trên bản đồ Việt Nam
Đảo Thổ Chu
Vị trí của đảo Thổ Chu
Địa lý
Vị tríVịnh Thái Lan
Tọa độ9°18′B 103°29′Đ / 9,3°B 103,483°Đ / 9.300; 103.483 (đảo Thổ Chu)
Quần đảoQuần đảo Thổ Chu
Diện tích13,95 km2 (538,6 mi2)
Độ cao tương đối lớn nhất167 m (548 ft)
Hành chính
Việt Nam
TỉnhKiên Giang
Thành phốPhú Quốc
Nhân khẩu học
Dân số1.700 người
Mật độ122 /km2 (316 /sq mi)

Đảo Thổ Chu[1][2][3] hay đảo Thổ Châuđảo lớn nhất trong quần đảo Thổ Chu và là trung tâm hành chính của xã đảo Thổ Châu, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Từ lâu, các hải đồ của người phương Tây thường gọi đảo này là Poulo Panjang (gốc từ tiếng Mã Lai Pulau Panjang, Pulo Panjang[4][5], nghĩa là "cù lao dài" hoặc "đảo dài").

Địa lý tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo Thổ Chu nằm cách đảo Phú Quốc và thành phố Rạch Giá lần lượt là 55 hải lý (102 km) và 220 km về phía tây nam và cách mũi Cà Mau 85 hải lý (157 km) về phía tây bắc.[6][7] Trên đảo có bốn bãi biển là bãi Ngự, bãi Dong, bãi Mun và bãi Nhất, trong đó bãi Ngự và bãi Dong là lớn hơn cả.[8] Đây là đảo xa bờ nhất so với Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.

Môi trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo Thổ Chu có môi trường thiên nhiên tươi đẹp với những rạn san hô mật độ cao, bãi cát trắng mịn ven đảo và những cánh rừng hoang sơ bên trong. Người ta thống kê được 99 loài san hô với ưu thế thuộc về hai chiMontiporaAcropora thuộc họ San hô lỗ đỉnh. Cùng với thảm cỏ biển, rạn san hô là nơi sinh sống của các loài rùa biển. Khu hệ thực vật có khoảng hai trăm loài, chủ yếu là họ Bứa, họ Đậuhọ Hồng xiêm.[9]

Về động vật, có các loài như sóc, khỉ, trăn, rắn,...[3] Trên đảo còn có loài đặc hữuthằn lằn chân ngón Thổ Chu (Cyrtodactylus thochuensis). Tuy vậy, đảo này đang chịu tác động của tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải dù được thu gom nhưng lại bị đổ xuống biển.[8]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi của đảo do chúa Nguyễn Ánh đặt trong thời kỳ bôn tẩu vốn là Thổ Châu (ông không bao giờ đặt tên là Thổ Chu vì kỵ húy tổ tiên mình là chúa Nguyễn Phúc Chu). Mặc dù trong Hán tự, Chu và Châu vốn được viết cùng một tự dạng, nhưng vẫn đọc là Châu. Đến sau năm 1975, một số cán bộ miền Bắc gọi nơi đây là Thổ Chu và dần phổ biến như hiện nay.

Bản đồ Nam Kỳ Lục tỉnh năm 1838, trích từ An Nam Đại Quốc Họa Đồ của Taberd. Đảo Thổ Châu ở phía cực Tây.

Bản đồ cổ An Nam đại quốc họa đồ ghi rõ tên gọi Thổ Châu - Pulo Panjang.[5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngư dân người Việt sinh sống tại đảo Thổ Châu từ thế kỉ 18.[10] Sở dĩ trên đảo có địa danh bãi Ngự là vì đây là nơi chúa Nguyễn Ánh thường ra ngắm cảnh và bàn việc quân sự. Trong hành trình trốn quân Tây Sơn, rất nhiều lần chúa Nguyễn Ánh và gia quyến (mẹ, vợ, thuộc hạ,...) đã đến đây.[11][12]

Năm 1777, Nguyễn Huệ dẫn quân Tây Sơn truy sát các chúa Nguyễn, hai chúa Phúc ThuầnPhúc Dương đều bị giết. Riêng chúa Phúc Ánh chạy thoát rồi ra đảo Thổ Châu tạm lánh nạn (khi ấy 15 tuổi).[12]

Năm 1782, Nguyễn Ánh gặp Bá Đa Lộc tại bãi Ngự.

Năm 1783-1784, anh em Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lại truy sát Nguyễn Ánh. Ông phải ra đảo Thổ Châu.

Năm 1785, sau khi thất bại trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Ánh và thuộc hạ rút chạy về Cà mau và lui ra đảo Thổ Châu. Tướng Phan Tiếp Phận của Tây Sơn truy kích Nguyễn Ánh tại đây khiến ông phải chạy tiếp sang Xiêm.[11]

Năm 1822, đại sứ nước Anh John Crawfurd trên hành trình đi sứ Xiêm và Cochin China [Việt Nam] đã ghé thăm và khám phá đảo Thổ Châu.[13] Ngày 17 tháng 8 năm 1822, sau khi rời Băng Cốc, Crawfurd đi tới đảo Cin hoặc Kwi [đảo Wai]. Tới ngày 20, ông đến quần đảo Pulo Panjang [Thổ Châu]. Đảo lớn Panjang dài cỡ 3 dặm, nhóm đảo này có tất cả bảy đảo. Tên gọi của chúng là theo tiếng Mã Lai, nghĩa là đảo dài.[14]

Một sự kiện khác là năm 1872, sau khi khởi nghĩa chống thực dân Pháp thất bại thì anh em Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự cũng có thời gian trốn trên đảo.[10]

Thời Việt Nam Cộng hòa, trên đảo có khoảng 150 nóc gia, trong đó phần lớn là những hậu duệ của binh sĩ từ thời chúa Nguyễn tự rã ngũ hoặc về hưu nhưng không muốn trở lại đất liền.[10] Hiện giờ không còn các hậu duệ này tại đây nữa.[15]

Ngày 10 tháng 5 năm 1975, Khmer Đỏ tiến chiếm đảo Thổ Châu, bắt và đã giết hại 528 người dân.[10] Ngày 24 tháng 5, Việt Nam khởi sự tấn công và thu hồi lại đảo vào ngày 27 cùng tháng. Năm 1977, một lần nữa Khmer Đỏ tấn công đảo này nhưng đã bị tiêu diệt hoàn toàn.[8]

Ngày 27 tháng 4 năm 1992, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đưa sáu gia đình với khoảng ba mươi người đang cư ngụ tại xã Kiên Hải ra đảo Thổ Châu để lập nghiệp. Ngày 24 tháng 4 năm 1993, Chính phủ Việt Nam quyết định tái lập xã đảo Thổ Châu[7] để quản lý quần đảo.

Ngày 19/7/2017, HĐND tỉnh Kiên Giang thành lập Đề án lập mới huyện đảo Thổ Châu từ xã Thổ Châu của huyện đảo Phú Quốc để trình lên Chính phủ.

Đa số cư dân trên đảo là dân chài cùng cán bộ hải quân vùng 5biên phòng. Đầu năm 2012, dân số của đảo là 1.700 người với 513 hộ dân.[6] Dân cư sinh sống tập trung tại bãi Ngự và bãi Dong.[7]

Vì mỗi năm phải chuyển nhà hai lần vòng quanh đảo để tránh bão nên nhà cửa của người dân còn tạm bợ. Vào mùa gió tây nam từ tháng 4 đến tháng 8, họ chuyển từ bãi Ngự sang bãi Dong; vào mùa gió đông bắc từ tháng 9 đến tháng 3, họ lại quay về nơi cũ.[16]

Cơ sở hạ tầng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trên đảo Thổ Chu chỉ có một máy phát điện tập trung cho bãi Ngự. Đảo này cũng chưa có hệ thống cung cấp nước sạch mà quân đội và dân thường phải tự đào giếng để lấy nước.[7] Con đường chính trên đảo được trải nhựa dài 30 km.[cần dẫn nguồn]. Trạm y tế xã Thổ Châu có hai mươi sáu phòng, tổng diện tích là 1.280 m² với các trang thiết bị như máy chụp X-quang, máy điện tim, máy siêu âm, bàn mổ đa năng,...[17] Dịch vụ thông tin di động của ba mạng Viettel, MobifoneVinaphone đã phủ tới đảo.[18]

Đảo Thổ Châu còn có ngọn đèn biển được thiết lập vào ngày 25 tháng 1 năm 2000. Nếu tầm hiệu lực của hải đăng vào ban ngày là 29 hải lý (53,7 km) thì vào ban đêm là 12 hải lý (22,2 km). Tâm sáng của đèn biển trong phạm vi 140 m.[19] Ngoài ra, trên đảo còn có một trường học (từ mẫu giáo đến trung học cơ sở), bưu điện và một đền tưởng niệm các nạn nhân bị Khmer Đỏ thảm sát.[8]

Cư dân địa phương sinh sống bằng ngư nghiệp, bao gồm đánh bắt, mua bán hải sản và hậu cần nghề cá.[20] Dù hơn 45% số hộ gia đình trên đảo có thu nhập từ 50 triệu đồng/năm trở lên nhưng nhìn chung kinh tế của Thổ Châu vẫn còn khó khăn;[16] vì ngư trường đã cạn kiệt nên hiệu quả khai thác hải sản chỉ ở mức thấp.[3] Theo quyết định 18/2009/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ Việt Nam thì đảo Thổ Châu được quy hoạch để trở thành trung tâm dịch vụ ngư nghiệp lớn của cả vùng.[21]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Hiệp định về Vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia”.
  2. ^ “Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong vịnh Thái Lan”.
  3. ^ a b c Bá Hiên; Xuân Cường (15 tháng 2 năm 2010). “Thổ Chu vẫy gọi”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ The Project Gutenberg EBook of Embassy to the Eastern Courts of Cochin-China, Siam, and Muscat, by Edmund Roberts. Page 228
  5. ^ a b Xem thêm An Nam đại quốc họa đồ, phía cực Nam Việt Nam.
  6. ^ a b Lê Huy Hải (9 tháng 1 năm 2012). “Kiên Giang: Vẫn chưa có giải pháp đề khắc phục "Nhà di động" trên đảo Thổ Chu”. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012.
  7. ^ a b c d Việt Tiến (29 tháng 6 năm 2011). “Một lần đến Thổ Châu”. Nhân dân Điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  8. ^ a b c d Quốc Bình (7 tháng 8 năm 2012). “Đảo Thổ Châu (Kiên Giang): Thiên đường nơi đầu sóng”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012.
  9. ^ “Khu đề xuất Bảo tồn Biển Thổ Chu” (PDF). BirdLife International - Chương trình Đông Dương. 15 tháng 2 năm 2004. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012.
  10. ^ a b c d (Anh Động 2010, tr. 284)
  11. ^ a b (Anh Động 2010, tr. 51)
  12. ^ a b Đại Nam thực lục.
  13. ^ John Crawfurd (1828): Journal of an embassy from the Governor-General of India to the courts of Siam and Cochin-China: exhibiting a view of the actual state of those kingdoms. SOUTHEAST ASIA VISIONS, Cornell University Library’s John M. Echols Collection. Chapter 3.
  14. ^ John Crawfurd (1828): Journal of an embassy from the Governor-General of India to the courts of Siam and Cochin-China: exhibiting a view of the actual state of those kingdoms. SOUTHEAST ASIA VISIONS, Cornell University Library’s John M. Echols Collection. Chapter 8.
  15. ^ (Anh Động 2010, tr. 52)
  16. ^ a b (tiếng Việt) Nguyễn Anh (ngày 13 tháng 6 năm 2011). “Những hòn đảo trên biển Tây Nam”. Website on Viet Nam's sovereign boundaries. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012.
  17. ^ Lê Sen (20 tháng 8 năm 2012). “Kiên Giang: Trạm y tế ở đảo xa phục vụ tốt nhân dân và bộ đội”. Báo An Giang Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  18. ^ Trọng Nghĩa (29 tháng 1 năm 2012). “Vững vàng Thổ Châu”. SGGP Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  19. ^ Đào (16 tháng 2 năm 2009). “Thổ Chu – vùng địa đầu Tây Nam đất nước”. Báo ảnh Đất Mũi. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  20. ^ Thế Hạnh (10 tháng 2 năm 2012). “Người Trưởng ấp duy nhất nơi đảo xa”. Đại đoàn kết. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  21. ^ “Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm 2020”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Anh Động (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) (2010), Sổ tay địa danh Kiên Giang, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, ISBN 978-604-62-0291-2
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Có thể Celestia đã hạ sát Guizhong
Có thể Celestia đã hạ sát Guizhong
Ma Thần Bụi Guizhong đã đặt công sức vào việc nghiên cứu máy móc và thu thập những người máy cực kì nguy hiểm như Thợ Săn Di Tích và Thủ Vệ Di Tích
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Shenhe hiện tại thiên về là một support dành riêng cho Ayaka hơn là một support hệ Băng. Nếu có Ayaka, hãy roll Shenhe. Nếu không có Ayaka, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi roll
Nên mua iPhone 11 Lock hay không?
Nên mua iPhone 11 Lock hay không?
Chỉ với 13 triệu đồng đã có thể sở hữu một chiếc iPhone 11 Lock, nhưng tại sao người dùng lại không nên ham rẻ?
Sách Vẻ đẹp của những điều còn lại
Sách Vẻ đẹp của những điều còn lại
Tôi cảm nhận điều này sâu sắc nhất khi nhìn một xác chết, một khoang rỗng đã cạn kiệt sinh lực, nguồn lực mà chắc chắn đã chuyển sang tồn tại đâu đó.