RISAT-2

RISAT-2
Tập tin:Risat2 deployed.jpg
Tổ chứcLực lượng Không quân Ấn Độ
Tổ chức Thám hiểm Không gian Ấn Độ
Nhà thầu chínhIsrael
Israeli Aerospace Industries
Kiểu nhiệm vụVệ tinh do thám truyền hình ảnh[1]
Ngày phóng20 tháng 4 năm 2009
01:15 Giờ phối hợp quốc tế
Tên lửa đẩyPSLV-CA C12
Điểm phóngTrung tâm Không gian Satish Dhawan
Khối lượng300kg
Thông số quỹ đạo
Chế độQuay quanh Trái đất
Độ nghiêng41°
Chu kỳ quỹ đạo90 phút
Viễn điểm quỹ đạo550,0 km
Cận điểm quỹ đạo550,0 km

RISAT-2 là một vệ tinh do thám do Israel chế tạo được Ấn Độ phóng vào quỹ đạo vào thứ hai, 20/4, 2009, với mục tiêu tăng cường khả năng giám sát phòng thủ sau vụ tấn công đẫm máu xảy ra tại Mumbai cuối năm 2008.

Mục đích

[sửa | sửa mã nguồn]

Vệ tinh này có thể nhìn xuyên qua mây và ghi lại các hình ảnh trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm, đáp ứng yêu cầu dài hạn của quân đội Ấn Độ.[2] Sau vụ tấn công, bắt cóc con tin của 10 tay súng tại Mumbai từ ngày 26-29/11/2008 làm 173 người chết, tiến trình phóng vệ tinh do thám càng được thúc đẩy nhanh hơn. Ấn Độ khẳng định, những kẻ gây ra vụ tấn công Mumbai đến bằng tàu từ thành phố cảng Karachi của Pakistan.[3] Ấn Độ vẫn có những vệ tinh không nhìn được trong đêm hay vào mùa mưa.[4]

Kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Vệ tinh RISAT 2 với trọng lượng 300 kg được phóng lên quỹ đạo tại bãi phóng Sriharikota, cách thành phố Chennai khoảng 90 km về phía bắc. "Vệ tinh được phóng thành công và đi vào quỹ đạo trong vòng 20 phút sau khi rời mặt đất", G. Padmanabhan, một nhà khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ, nói.[5]

Thành công từ việc phóng vệ tinh mới cũng cung cấp cho Tân Delhi khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo của đối thủ có thể đe dọa nước này. Ấn Độ từng "bỏ rơi" Israel trong nhiều thập niên, nhưng đã trở lại liên kết quân sự với Tel Aviv vài năm gần đó khi nhà nước Do Thái thay thế Pháp năm 2007 trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai sau Nga.[6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Bản sao đã lưu trữ". Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2009.
  2. ^ http://timesofindia.indiatimes.com/articleshow/4374544.cms
  3. ^ "India launches spy satellite RISAT-2". IBNLive. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2015. {{Chú thích web}}: Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  4. ^ "Gunter's Space Page".
  5. ^ "BBC NEWS". Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ "No live coverage of Isro's spy sat launch". Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống
Chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống
Cuộc sống ngày nay đang dần trở nên ngột ngạt theo nghĩa đen và nghĩa bóng
Cẩm nang để một mình - đừng cố để có một người bạn
Cẩm nang để một mình - đừng cố để có một người bạn
Tôi đã từng là một người cực kì hướng ngoại. Đối với thế giới xung quanh, tôi cảm thấy đơn độc đến vô vàn
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Chitanda Eru (千反田 える, Chitanda Eru) là nhân vật nữ chính của Hyouka. Cô là học sinh lớp 1 - A của trường cao trung Kamiyama.
Sự tương đồng giữa Kuma - One Piece và John Coffey - Green Mile
Sự tương đồng giữa Kuma - One Piece và John Coffey - Green Mile
Nhiều bạn mấy ngày qua cũng đã nói về chuyện này, nhân vật Kuma có nhiều điểm giống với nhân vật John Coffey trong bộ phim Green Mile.